Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Al2O3 + HCl → AlCl3 + H2O

Al2O3 + HCl → AlCl3 + H2O được VnDoc biên soạn hướng dẫn các bạn học sinh viết và cân bằng phương hóa học Al2O3 tác dụng với HCl, đây cũng là phương trình chứng minh nhôm oxit là oxit lưỡng tính, vừa tác dụng với axit vừa tác dụng với bazo. Mời các bạn tham khảo chi tiết nội dung dưới đây.

1. Phương trình phản ứng Al2O3 ra AlCl

Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O

Nhôm oxit là oxit lưỡng tính, vừa tác dụng với axit vừa tác dụng với bazo

  • Phương trình Al2O3 tác dụng với dung dịch kiềm 

Al2O3 + NaOH → NaAlO2 + H2O

2. Điều kiện Al2O3 tác dụng với HCl

Nhiệt độ thường

3. Mở rộng kiến thức liên quan Al2O3

3.1. Tính chất vật lí và nhận biết

Tính chất vật lí: Là chất rắn màu trắng, không tan trong nước, rất bền, nóng chảy ở 2050oC.

Nhận biết: Mang hòa tan Al2O3 vào dung dịch NaOH, thấy tan ra, tạo dung dịch không màu.

Al2O3 + 2NaOH → NaAlO2 + H2O

3.2. Tính chất hóa học

Al2O3 là oxit lưỡng tính

  • Tác dụng với axit:

Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O

  • Tác dụng với dung dịch bazơ mạnh

Al2O3 + 2NaOH → NaAlO2 + H2O

hay

Al2O3 + 2NaOH + 3H2O → 2Na[Al(OH)4]

Al2O3 + 2OH- → 2AlO2- + H2O

Al2O3 tác dụng với C

Al2O3 + 9C \overset{t^{o} }{\rightarrow}Al4C3 + 6CO

3.3. Điều chế Al2O3

Nhiệt phân Al(OH)3: 2Al(OH)3 \overset{t^{o} }{\rightarrow}Al2O3 + 3H2O

3.4. Ứng dụng Al2O3 

Oxit nhôm là một thành phần của vật liệu gốm alumina thuộc nhóm lưỡng tính. Chất này có thể nằm trong các nguồn như: caolanh, đất sét, fenspat, alumina vôi hóa, alumina ngậm nước.

Alumina có nhiệt độ nóng chảy cao, vật liệu gốm sứ alumina vẫn giữ được 90% độ bền ở 1100oC và được dùng để chế tạo các chi tiết cần có tính chịu nhiệt.

Alumina vôi hóa có thể được sử dụng trong thành phần thân đất sét thay cho đá lửa khi cần (làm thân nung cứng và trắng hơn) nhưng nó đắt hơn nhiều so với đá lửa.

4. Bài tâp vận dụng liên quan 

Câu 1. Phản ứng hóa học xảy ra trong trường hợp nào dưới đây không thuộc loại phản ứng nhiệt nhôm

A. Al tác dụng với Fe3O4 nung nóng

B. Al tác dụng với H2SO4 đặc nóng

C. Al tác dụng với CuO đun nóng

D. Al tác dụng với Fe2O3 nung nóng

Xem đáp án
Đáp án B

Câu 2. Dùng hóa chất nào sau đây để phân biệt Zn(NO3)2 và Al(NO3)3?

A. Dung dịch NaOH

B. Dung dịch Ba(OH)2

C. Dung dịch NH3

D. Dung dịch nước vôi trong

Xem đáp án
Đáp án C

Câu 3. Cho sơ đồ phản ứng: Al → X → Al2O3 → Al. X có thể là

A. AlCl3.

B. NaAlO2.

C. Al(NO3)3.

D. Al2(SO4)3.

Xem đáp án
Đáp án C

Câu 4. Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Dung dịch AlCl3 và Al2(SO3)3 làm quỳ tím hóa hồng

B. Al(OH)3, Al2O3, Al đều là các chất lưỡng tính

C. Nhôm là kim loai nhẹ và có khả năng dẫn điện Iot

D. Từ Al2O3 có thế điều chế được Al.

Xem đáp án
Đáp án B

Câu 5. Cho 3,82 gam hợp kim Ba, Al vào nước dư chỉ thu được dung dịch chưa duy nhất một muối. Khối lượng Ba là:

A. 3.425 gam.

B. 1,644 gam.

C. 1,370 gam,

D. 2,740 gam

Xem đáp án
Đáp án D

Câu 6. Cho các chất: Al2O3, Al2(SO4)3, Zn(OH)2, NaHS, K2SO3, (NH4)2CO3, Al. Số chất đều phản ứng được với dung dịch HCl, dung dịch NaOH là

A. 5

B. 6

C. 4

D. 7

Xem đáp án
Đáp án A

Al2O3, Zn(OH)2, NaHS, (NH4)2CO3, Al

Câu 7. Cho sơ đồ phản ứng sau: Al → X → Al2O3 → Y → Z → Al(OH)3. X, Y, Z lần lượt có thể là

A. AlCl3, Al2(SO4)3, NaAlO2

B. AlCl3, NaAlO2, Al2(SO4)3

C. Al(NO3)3, Al(OH)3, AlCl3

D. Al(NO3)3, NaAlO2, AlCl3

Xem đáp án
Đáp án D

.....................................

Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới các bạn bài viết Al2O3 + HCl → AlCl3 + H2O, mong rằng qua bài viết này các bạn có thể học tập tốt hơn môn Hóa học lớp 12. Mời các bạn cùng tham khảo thêm các môn Toán 12, Ngữ văn 12, tiếng Anh 12, đề thi học kì 1 lớp 12, đề thi học kì 2 lớp 12...

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu ôn tập THPT Quốc gia miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 12 Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu, đề thi mới nhất.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
3
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Phương trình phản ứng

    Xem thêm