H2S + CuSO4 → CuS + H2SO4

H2S + CuSO4 → CuS + H2SO4 là phương trình phản ứng cho khí H2S lội qua dd CuSO4 sau phản ứng từ H2S ra CuS có kết tủa màu đen. Hy vọng tài liệu giúp ích cho các bạn học sinh làm bài tập tốt hơn. Mời các bạn tham khảo.

1. Phương trình phản ứng từ H2S ra CuS 

H2S + CuSO4 → CuS↓ + H2SO4

2. Điều kiện để phản ứng giữa CuSO4 và H2S

Nhiệt độ phòng

3. Cách tiến hành phản ứng giữa H2S + CuSO4 

Cho khí H2S lội qua dung dịch CuSO4

4. Hiện tượng phản ứng khi sục khí H2S vào dung dịch CuSO4

Khi Sục khí H2S vào dung dịch CuSO4 thấy có kết tủa màu xám đen xuất hiện, chứng tỏ có kết tủa CuS tạo thành, không tan trong axit mạnh.

5. Bài tập vận dụng liên quan 

Câu 1. Cho khí H2S lội qua dung dịch CuSO4 thấy có kết tủa màu xám đen xuất hiện, chứng tỏ:

A. Có phản ứng oxi hoá - khử xảy ra.

B. Có kết tủa CuS tạo thành, không tan trong axit mạnh.

C. Axit sunfuhiđric mạnh hơn axit sunfuri

D. Axit sunfuric mạnh hơn axit sunfuhiđric.

Xem đáp án
Đáp án B

Cho khí H2S lội qua dung dịch CuSO4 thấy có kết tủa đen xuất hiện chứng tỏ kết tủa CuS

Câu 2. Một mẫu khí thải nào dưới đây được sục vào dung dịch CuSO4, thấy xuất hiện kết tủa màu đen. Hiện tượng này do chất nào có trong khí thải gây ra?

A. H2S

B. NO2

C. SO2

D. CO2

Xem đáp án
Đáp án A

Câu 3. Trường hợp nào sau đây không xảy ra phản ứng hóa học?

A. 3O2 + 2H2S → 2H2O + 2SO2

B. FeCl2 + H2S → FeS + 2HCl

C. SO2 + 2H2S → 3S + 2H2O

D. SO3 + 2NaOH → Na2SO4 + H2O

Xem đáp án
Đáp án B

Câu 4. Dãy chất nào trong các dãy sau đây gồm các chất đều thể hiện tính oxi hóa khi phản ứng với SO2?

A. Dung dịch BaCl2, CaO, nước brom.

B. Dung dịch NaOH, O2, dung dịch KMnO4.

C. O2, nước brom, dung dịch KMnO4.

D. H2S, O2, nước brom.

Xem đáp án
Đáp án B

A sai vì dung dịch BaCl2, CaO phản ứng với SO2 là phản ứng axit - bazo

B sai vì dung dịch NaOH phản ứng với SO2 là phản ứng axit - bazo

C đúng O2, nước brom, dung dịch KMnO4.

2SO2 + O2 → 2SO3

SO2 + Br2 + 2H2O → 2HBr + H2SO4

5SO2 + 2KMnO4 + 2H2O → 2MnSO4 + K2SO4 + 2H2SO4

D sai vì H2S đóng vai trò chất khử trong phản ứng với SO2

Câu 5. Hấp thụ 4,48 lít SO2 (đktc) vào 150 ml dung dịch NaOH 2M, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là

A. 18,9

B. 25,2

C. 20,8

D. 23,0

Xem đáp án
Đáp án D

Câu 6. Khẳng định nào sau đây là đúng khi nói về tính chất hóa học của hiđro sunfua.

A. Tính axit mạnh và tính khử yếu.

B. Tính bazơ yếu và tính oxi hóa mạnh.

C. Tính bazơ yếu và tính oxi hóa yếu.

D. Tính axit yếu và tính khử mạnh.

Xem đáp án
Đáp án D

Câu 7. Trường hợp nào sau đây không xảy ra phản ứng hóa học?

A. 3O2 + 2H2S → 2SO2 + 2H2O (to)

B. FeCl2 + H2S → 2HCl + FeS

C. O3 + 2KI + H2O → 2KOH + O2 + I2

D. Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O

Xem đáp án
Đáp án B

Trường hợp không xảy ra phản ứng là: FeCl2 + H2S vì nếu phản ứng sinh ra FeS sẽ bị hòa tan bởi HCl

Câu 8. Thuốc thử nào sau đây dùng để phân biệt khí H2S với khí CO2?

A. dung dịch HCl.

B. dung dịch Pb(NO3)2.

C. dung dịch K2SO4.

D. dung dịch NaOH.

Xem đáp án
Đáp án B

Thuốc thử để phân biệt H2S với CO2 là dung dịch Pb(NO3)2. H2S tạo kết tủa đen còn CO2 không hiện tượng.

......................................

Trên đây VnDoc đã giới thiệu H2S + CuSO4 → CuS + H2SO4. Để có kết quả học tập tốt và hiệu quả hơn, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Hóa học 10, Chuyên đề Vật Lý 10, Chuyên đề Hóa học 10, Giải bài tập Toán 10. Tài liệu học tập lớp 10 mà VnDoc tổng hợp biên soạn và đăng tải.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THPT miễn phí trên Facebook, mời bạn đọc tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 10 để có thể cập nhật thêm nhiều tài liệu mới nhất.

Đánh giá bài viết
1 16.676
Sắp xếp theo

    Phương trình phản ứng

    Xem thêm