Al + Fe3O4 → Al2O3 + Fe
Al+ Fe3O4: Phản ứng nhiệt nhôm
Al + Fe3O4 → Al2O3 + Fe là phản ứng oxi hóa khử, được VnDoc biên soạn hướng dẫn bạn đọc cân bằng dựa vào phương pháp thăng bằng electron, cũng như xác định chất oxi hóa, chất khử. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây.
>> Mời các bạn tham khảo tham khảo thêm một số phản ứng liên quan
- Cho FeS tác dụng với dung dịch HCl khí bay ra là
- Phản ứng hóa học xảy ra trong trường hợp nào dưới đây không thuộc loại phản ứng nhiệt nhôm
- Nhôm bền trong môi trường không khí và nước là do
1. Phương trình phản ứng nhiệt nhôm Al + Fe3O4
8Al + 3Fe3O4 → 4Al2O3 + 9Fe
2. Cân bằng phản ứng oxi hóa khử Al Fe3O4
Xác định sự thay đổi số oxi hóa
Al0 + Fe+8/33O4 → Al+32O3 + Fe0
Quá trình oxi hóa : 1x Quá trình khử: 3x | Al0 → Al+3 + 3e 3Fe+8/3 +3.8/3e → 3Fe0 |
Chất khử: Al
Chất oxi hóa là Fe3O4
8Al + 3Fe3O4 → 4Al2O3 + 9Fe
3. Hiện tượng phương trình phản ứng
Nhiệt độ: nhiệt độ
Hiện tượng: Fe kết tủa trắng xám ánh kim
4. Tính chất hóa học của nhôm
4.1. Tác dụng với oxi và một số phi kim.
4Al + 3O2 → 2Al2O3
ở điều kiện thường, nhôm phản ứng với oxi tạo thành lớp Al2O3 mỏng bền vững, lớp oxit này bảo vệ đồ vật bằng nhôm, không cho nhôm tác dụng oxi trong không khí, nước.
2Al + 3Cl2 → 2AlCl3
4. 2. Nhôm tác dụng với axit (HCl, H2SO4 loãng,..)
- Tác dụng với axit (HCl, H2SO4 loãng,..)
2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2
Chú ý: Nhôm không tác dụng với H2SO4, HNO3 đặc, nguội
- Tác dụng với axit có tính oxi hóa mạnh như HNO3 hoặc H2SO4 đậm đặc
Al + 4HNO3 → Al(NO3)3 + NO + 2H2O
Al + 6HNO3 → Al(NO3)3 + 3NO2 + 3H2O
4.3. Tác dụng với dung dịch muối của kim loại yếu hơn.
AI + 3AgNO3 → Al(NO3)3 + 3Ag
4.4. Tính chất hóa học riêng của nhôm.
Do lớp oxit nhôm bị hòa tan trong kiềm nên nhôm phản ứng với dung dịch kiềm.
2Al + 2H2O + 2NaOH → 2NaAlO2 + 3H2↑
4.5. Phản ứng nhiệt nhôm
Phản ứng nhiệt nhôm là phản ứng hóa học toả nhiệt trong đó nhôm là chất khử ở nhiệt độ cao.
Ví dụ nổi bật nhất là phản ứng nhiệt nhôm giữa oxit sắt III và nhôm:
Fe2O3 + 2Al → 2Fe + Al2O3
Một số phản ứng khác như:
3CuO+ 2Al → Al2O3 + 3Cu
8Al + 3Fe3O4 → 4Al2O3 + 9Fe
Cr2O3 + 2Al→ Al2O3 + 2Cr
5. Câu hỏi vận dụng liên quan
Câu 1. Phản ứng nào sau đây là phản ứng oxi hóa – khử ?
A. CaCO3 → CaO + CO2
B. 2NaHCO3 → Na2CO3 + H2O + CO
C. 8Al + 3Fe3O4 → 4Al2O3 + 9Fe
D. 2Al(OH)3 → Al2O3 + 3H2O
phản ứng oxi hóa – khử là: 8Al + 3Fe3O4 → 4Al2O3 + 9Fe
Câu 2. Loại phản ứng nào sau đây luôn không phải là phản úng oxi hóa – khử?
A. Phản ứng phân hủy
B . Phản ứng trao đổi
C. Phản ứng thế trong hóa học vô cơ
D. Phản ứng hóa học
Câu 3. Phản ứng nào sau đây không phải là phản ứng oxi hóa – khử?
A. Na2SO3 + H2SO4 → Na2SO4 + SO2 + H2O.
B. 8Al + 3Fe3O4 → 4Al2O3 + 9Fe
C. 2NaOH + Cl2 → NaCl + NaClO + H2O.
D. Cl2 + Ca(OH)2 → CaOCl2 + H2O.
Câu 4. Chọn phát biểu đúng về phản ứng nhiệt nhôm
A. Nhôm chỉ có thể khử các oxit kim loại đứng sau H trong dãy điện hoá
B. Nhôm chỉ có thể khử các oxit kim loại đứng sau Al trong dãy điện hoá
C. Nhôm khử tất cả các oxit kim loại
D. Nhôm chỉ có thể khử các oxit kim loại đứng trước và đứng sau Al trong dãy điện hoá với điều kiện kim loại đó dễ bay hơi.
Phát biểu đúng là: Nhôm chỉ có thể khử các oxit kim loại đứng sau Al trong dãy hoạt động hóa học.
Câu 5. Phản ứng hoá học nào dưới đây không thuộc loại phản ứng nhiệt nhôm?
A. Al tác dụng với Fe3O4 nung nóng
B. Al tác dụng với CuO nung nóng
C. Al tác dụng với Fe2O3 nung nóng
D. Al tác dụng với axit H2SO4 đặc, nóng
Phản ứng nhiệt nhôm là cho nhôm khử các oxit của kim loại => Phản ứng hoá học không thuộc loại phản ứng nhiệt nhôm là Al tác dụng với axit H2SO4 đặc, nóng.
8Al + 3Fe3O4 → 4Al2O3 + 9Fe
2Al + 3CuO → Al2O3 + 3Cu
2Al + Fe2O3 → Al2O3 + 2Fe
Câu 6. Khi hòa tan một vật bằng nhôm vào dung dịch NaOH, phản ứng đầu tiên xảy ra là
A. 2Al + 6H2O → 2Al(OH)3 + 3H2
B. 2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2
C. Al2O3 + 2NaOH + 3H2O → 2Na[Al(OH)4]
D. Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O
Câu 7. Phản ứng thuận nghịch là phản ứng
A. trong cùng điều kiện, phản ứng xảy ra theo hai chiều trái ngược nhau.
B. có phương trình hoá học được biểu diễn bằng mũi tên một chiều.
C. chỉ xảy ra theo một chiều nhất định.
D. xảy ra giữa hai chất khí.
Phản ứng thuận nghịch là phản ứng trong cùng điều kiện, phản ứng xảy ra theo hai chiều trái ngược nhau.
Câu 8. Al2O3 phản ứng được với cả hai dung dịch
A. KCl, NaNO3.
B. NaOH, HCl.
C. Na2SO4, KOH.
D. NaCl, H2SO4.
Al2O3 là oxit có tính lưỡng tính nên có thể phản ứng được với cả axit và bazo.
Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O
Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O
Câu 9.Khi điện phân Al2O3 nóng chảy người ta thêm criolit (Na3AlF6) với mục đích:
1) Làm hạ nhiệt độ nóng chảy của Al2O3.
2) Làm cho tính dẫn điện cao hơn.
3) Để thu được F2 ở anot thay vì là O2.
4) Tạo hỗn hợp nhẹ hơn Al để bảo vệ Al.
Các lý do nêu đúng là:
A. Chỉ có 1
B. 1 và 2
C. 1 và 3
D. 1, 2 và 4
Khi điện phân Al2O3 nóng chảy người ta thêm criolit (Na3AlF6) với mục đích:
1) Làm hạ nhiệt độ nóng chảy của Al2O3.
2) Làm cho tính dẫn điện cao hơn.
4) Tạo hỗn hợp nhẹ hơn Al để bảo vệ Al.
Câu 10. Trong các kim loại sau: Cu, Fe, Pb, Al người ta thường dùng kim loại nào để làm vật liệu dẫn điện hay dẫn nhiệt?
A. Chỉ có Cu
B. Cu và Al
C. Fe và Al
D. Chỉ có Al
Trong thực tế người ta thường sử dụng 2 kim loại để làm vật liệu dẫn điện và dẫn nhiệt là Cu và Al.
Câu 11. Tiến hành các thí nghiệm sau:
(1) Cho Al vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư;
(2) Dẫn khí H2 (dư) qua bột Al2O3 nung nóng;
(3) Cho dung dịch AgNO3 tác dụng với dung dịch Fe(NO3)2 dư;
(4) Al tác dụng với Fe3O4 nung nóng
(5) Cho khí CO vào ống nghiệm chứa CuO đun nóng.
(6) Đốt Ag2S trong không khí;
(7) Điện phân dung dịch Cu(NO3)2 với các điện cực trơ.
Số thí nghiệm tạo thành kim loại là
A. 4
B. 5
C. 6
D. 7
(1) Al + Fe2(SO4)3 dư → Al2(SO4)3 + 2FeSO4
=> không tạo thành kim loại
(2) H2 không phản ứng với Al2O3
=>không tạo thành kim loại
(3) AgNO3 + Fe(NO3)2 → Ag↓ + Fe(NO3)3
(4) Al tác dụng với Fe3O4 nung nóng
8Al + 3Fe3O4 → 4Al2O3 + 9Fe
(5) CuO + CO → Cu + CO2
(6) Ag2S + O2 → 2Ag + SO2
(7) 2Cu(NO3)2 + 2H2O → 2Cu + O2 + 4HNO3
Câu 12. Cho khí CO dư đi qua hỗn hợp gồm CuO, Al2O3, MgO, Fe2O3 (nung nóng). Khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn gồm
A. Cu, Al, Mg, Fe
B. Cu, Al, MgO, Fe
C. Cu, Al2O3, Mg, Fe
D. Cu, Al2O3, MgO, Fe
Khí CO chỉ khử được những oxit kim loại đứng sau Al. Vậy trong nội dung câu hỏi này CO chỉ khử được CuO, Fe2O3 hỗn hợp thu được gồm Cu, Al2O3, MgO, Fe
CuO + CO → Cu + CO2
Fe2O3 + 3CO → 2Fe + 3CO2
Câu 13. Dãy chất nào dưới đây phản ứng được KOH?
A. Al2O3; Al(OH)3; NaNO3
B. Al2O3; Fe, Al(OH)3
C. Al(NO3)3, HCl, CO2
D. FeCl3, Ag, CO2
Dãy chất nào dưới đây phản ứng được KOH là: Al(NO3)3, HCl, CO2
Phương trình phản ứng xảy ra là:
Al(NO3)3 + 3KOH → Al(OH)3 + 3KNO3
KOH + HCl → KCl + H2O
CO2 + KOH → K2CO3 + H2O
Câu 14. Khẳng định nào sau đây đúng khi nói về tính chất của nhôm?
A. Nhôm là kim loại nặng
B. Nhôm là kim loại tác dụng mạnh với nước.
C. Vật dụng bằng nhôm để lâu ngày cũng không tác dụng với nước do có màng oxit bao bọc
D. Nhôm là kim loại kiềm thổ
A sai vì nhôm là kim loại nhẹ
B sai vì nhôm tác dụng yếu với nước do tạo màng oxit
C đúng những vật bằng nhôm hàng ngày tiếp xúc với nước dù ở nhiệt độ nào cũng không xảy ra phản ứng vì trên bề mặt vật được phủ một lớp nhôm oxit mỏng, bền, ngăn cách vật với nước.
D sai vì nhôm là kim loại nhóm IIIA.
Câu 15. Nung nóng hỗn hợp Al và Fe2O3 (chỉ xảy ra phản ứng nhiệt nhôm đến hoàn toàn) thu được hỗn hợp X. Cho X tác dụng dung dịch KOH thấy có khí thoát ra. Thành phần X gồm:
A. Al2O3
B. Fe, Al, Al2O3
C. Al, Fe
D. Al, Fe, Fe2O3, Al2O3
Phản ứng nhiệt nhôm: 2Al + Fe2O3 → Al2O3 + 2Fe
X tác dụng với dung dịch KOH sinh ra khí => trong X chứa Al
=> Al còn dư sau phản ứng
=> X gồm Al2O3, Fe và Al dư
Câu 16. Cho một lá nhôm vào ống nghiệm chứa dung dịch Hg(NO3)2, thấy có một lớp thủy ngân bám trên bề mặt nhôm. Hiện tượng tiếp theo quan sát được là:
A. khí hiđro thoát ra mạnh.
B. khí hiđro thoát ra sau đó dừng lại ngay.
C. lá nhôm bốc cháy.
D. lá nhôm tan ngay trong thủy ngân và không có phản ứng.
Phương trình phản ứng minh họa
2Al + 3Hg(NO3)2 → 2Al(NO3)3 + 3Hg
Al sẽ tạo với Hg hỗn hống. Hỗn hống Al tác dụng với nước
2Al + 6H2O → 2Al(OH)3 + 3H2
Câu 17. Nhận định nào không đúng về tính chất hoá học của các kim loại Na, Mg, Al?
A. Na là kim loại có tính khử mạnh hơn Mg và Al.
B. Na, Mg, Al đều khử dễ dàng ion H+ trong dung dịch axit HCl, H2SO4 loãng thành H2.
C. Al tan trong dung dịch NaOH cũng như trong dung dịch HNO3 giải phóng H2.
D. Al có thể khử được nhiều oxit kim loại như: Fe2O3, Cr2O3...... ở nhiệt độ cao thành kim loại tự do.
Al tan trong dung dịch NaOH cũng như trong dung dịch HNO3 giải phóng H2.
Al tan trong HNO3 giải phóng sản phẩm khử của N+5.
---------------------------
Trên đây VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Al + Fe3O4 → Al2O3 + Fe. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm tài liệu học tập nhé. Ngoài ra tài liệu cung cấp cho bạn đọc các nội dung lý thuyết liên quan, cũng như đưa ra các câu hỏi liên quan. Từ đó bạn đọc vận dụng trả lời các câu hỏi bào tập liên quan.