C2H2 + KMnO4 + H2O → (COOH)2 + MnO2 + KOH

C2H2 + KMnO4 + H2O → (COOH)2 + MnO2 + KOH được VnDoc biên soạn là phản ứng tác dụng giữa axetilen với dung dịch KMnO4. Đây là phương trình khá khó, hy vọng thông qua tài liệu này sẽ giúp các bạn học sinh viết và cân bằng đúng phương trình phản ứng. 

>> Mời các bạn tham khảo một số tài liệu liên quan 

1. Phương trình phản ứng C2H2 với dung dịch KMnO4 

3C2H2 + 8KMnO4 + 4H2O → 3(COOH)2 + 8MnO2 + 8KOH

2. Điều kiện phản ứng xảy ra 

Không có 

3. Tính chất hóa học của Axetilen 

3.1. Phản ứng cộng

Phản ứng cộng halogen (phản ứng halogen hóa)

  • Cộng brom

CH ≡ CH + Br - Br → Br-CH = CH - Br 

Sản phẩm sinh ra có liên kết đôi trong phân tử nên có thể cộng tiếp với môt phân tử brom nữa:

Br-CH = CH - Br + Br - Br → Br2CH-CH-Br2

  • Cộng clo

C2H2 + Cl2 → C2H2Cl2

  • Phản ứng cộng hiđro (phản ứng hiđro hóa)

C2H2 + H2 → C2H6

Điều kiện phản ứng xảy ra C2H2 và H2: Nhiệt độ, xúc tác Niken

Lưu ý: Ngoài ra khi cho C2H2 tác dụng với H2 ở điều kiện nhiệt độ chất xúc tác khác nhau cho sản phẩm khác nhau

C2H2 + H2 → C2H4

  • Phản ứng cộng axit

 C2H2 + HCl → C2H3Cl (Nhiệt độ và xúc tác HgCl2)

  • Phản ứng cộng nước (phản ứng hiđrat hóa

C2H2 + H2O → CH3CHO (Nhiệt độ: 80 độ C Xúc tác: Hg2+ Dung môi: H2SO4)

3.2. Phản ứng đime hóa và trime hóa

Hai phân tử axetilen có thể cộng hợp với nhau tạo thành vinylaxetilen

Đime hóa:

2CH≡CH → CH2=CH−C≡CH  (Nhiệt độ xúc tác)

                          (Vinyl axetilen)

Trime hóa:

3CH≡CH  →  C6H6

3.3. Phản ứng oxi hóa

Phản ứng oxi hóa

Axetilen là hiđrocacbon, vì vậy khi đốt, axetilen sẽ cháy tạo ra cacbon Đioxit và nước, tương tự metan và etilen.

Axetilen cháy trong không khí với ngọn lửa sáng, tỏa nhiều nhiệt.

C2H2 + 5/2O2 → 2CO2 + H2O

4. Bài tập trắc nghiệm liên quan 

Câu 1. Trong phân tử axetilen có

A. 4 liên kết hóa học

B. 6 liên kết hóa học

C. 1 kiểu liên kết hóa học

D. 5 liên kết hóa học

Xem đáp án
Đáp án D

Câu 2. Trong phòng thí nghiệm, axetilen được điều chế bằng cách nào.

A. cho đất dèn (thành phần chính của canxi cacbua) tác dụng với nước.

B. Nhiệt phân metan ở nhiệt độ cao

C. Cho etilen tác dụng với brom tạo thành BrCH2CH2Br, sau đó tiến hành tách HBr

D. Tách hidro của etilen

Xem đáp án
Đáp án A

Trong phòng thí nghiệm, axetilen được điều chế bằng cách cho đất dèn (thành phần chính của canxi cacbua) tác dụng với nước.

CaC2 + 2H2O → C2H2 + Ca(OH)2

Câu 3. Trong điều kiên thích hợp, axetilen có thể tác dụng được với các chất dãy nào sau đây

A. H2, Br2, dung dịch H2SO4

B. H2, H2O, Br2, HCl

C. H2, H2O, Br2, HBr, dung dịch NaOH

D. H2, H2O, Br2, dung dịch H2SO4

Xem đáp án
Đáp án B

Câu 4. Axetilen tham gia phản ứng cộng H2O (xúc tác HgSO4, thu được sản phẩm hữu cơ là:

A. C2H4(OH)2

B. CH3CHO

C. CH3COOH

D. C2H5OH

Xem đáp án
Đáp án B

Câu 5: Khí axetilen không có tính chất hóa học nào sau đây?

A. Phản ứng cộng với dung dịch brom.

B. Phản ứng cháy với oxi.

C. Phản ứng cộng với hiđro.

D. Phản ứng thế với clo ngoài ánh sáng.

Xem đáp án
Đáp án D

Câu 6. Cho chất axetilen (C2H2) và benzen (C6H6). Hãy chọn nhận xét đúng:

A. Hai chất đó giống nhau về công thức phân tử và khác nhau về công thức đơn giản nhất

B. Hai chất đó khác nhau về công thức phân tử và giống nhau về công thức đơn giản nhất

C. Hai chất đó khác nhau về công thức phân tử và khác nhau về công thức đơn giản nhất

D. Hai chất đó có cùng công thức phân tử và công thức đơn giản nhất

Xem đáp án
Đáp án B

Axetilen (C2H2) và benzen (C6H6) có cùng CT đơn giản nhất: CH, khác nhau CTPT.

Câu 7. Nhận định nào sau đây đúng?

A. Ankin là hiđrocacbon không no, mạch hở, công thức CnH2n-2

B. Ankin là hiđrocacbon không no, mạch hở, trong mạch C có liên kết ba

C. Axetilen và các đồng đẳng gọi chung là các ankyl

D. Ankin là các hiđrocacbon không no, mạch hở, liên kết bội trong mạch cacbon là một liên kết ba.

Xem đáp án
Đáp án D

Đáp án A sai vì CH2=CH-CH=CH2 cũng có CTPT CnH2n-2 nhưng không phải ankin.

Đáp án B sai vì CH≡C-CH=CH2 có liên kết ba nhưng không phải ankin.

Đáp án C sai vì axetilen và các đồng đẳng gọi chung là các ankin.

Câu 8. Cho hỗn hợp X gồm x mol Al4C3 và y mol CaC2 vào nước dư thu được dung dịch X; a gam kết tủa Y và hỗn hợp khí Z. Lọc bỏ kết tủa Y. Đốt cháy hoàn toàn khí Z rồi dẫn sản phẩm cháy vào dung dịch X thu được thêm a gam kết tủa Y nữa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tỉ lệ x : y là

A. 1 : 1.

B. 1 : 2.

C. 4 : 7.

D. 1 : 3

Xem đáp án
Đáp án A

(1) Al4C3 + 12H2O → 4Al(OH)3 + 3CH4

(2) CaC2 + 2H2O → Ca(OH)2 + C2H2

(3) 2Al(OH)3 + Ca(OH)2 → Ca(AlO2)2 + 4H2O

Kết tủa Y là Al(OH)3 => trong dung dịch X chỉ chứa Ca(AlO2)2

Bảo toàn nguyên tố Ca: nCa(OH)2 = nCa(AlO2)2 = y mol

Bảo toàn nguyên tố Al: 4.nAl4C3 = nAl(OH)3 (1) + 2.nCa(AlO2)2 => nAl(OH)3 (1) = 4x – 2y

Đốt cháy khí Z (C2H2 và CH4) thu được CO2 => bảo toàn nguyên tố C: nCO2 = 3.nAl4C3 + 2.nCaC2 = 3x + 2y

Sục CO2 vào dung dịch X: Ca(AlO2)2 + 2CO2 + 4H2O → 2Al(OH)3↓ + Ca(HCO3)2

Vì nCa(AlO2)2 = y< nCO2/2 = (3x + 2y)/2=1,5x + y

=> phản ứng tính theo Ca(AlO2)2

=> nAl(OH)3 (2) = 2.nCa(AlO2)2 = 2y

Vì lượng kết tủa lần 1 thu được bằng lượng kết tủa lần 2 => nAl(OH)3 (1) = nAl(OH)3 (2) => 4x – 2y = 2y

=> x = y => tỉ lệ x : y = 1 : 1

.......................................

Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: C2H2 + KMnO4 + H2O → (COOH)2 + MnO2 + KOH. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Hóa học lớp 10, Giải bài tập Hóa học lớp 11, Thi thpt Quốc gia môn Văn, Thi thpt Quốc gia môn Lịch sử, Thi thpt Quốc gia môn Địa lý, Thi thpt Quốc gia môn Toán, đề thi học kì 1 lớp 11, đề thi học kì 2 lớp 11 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy và học tập môn học THPT, VnDoc mời các bạn truy cập nhóm riêng dành cho lớp 11 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 11 để có thể cập nhật được những tài liệu mới nhất. 

Đánh giá bài viết
13 31.584
Sắp xếp theo

Phương trình phản ứng

Xem thêm