KCl + H2O → KOH + H2 + Cl2
KCl H2O: Điện phân KCl
KCl + H2O → KOH + H2 + Cl2 là phương trình phản ứng từ KCl điều chế ra Cl2 bằng phương pháp điện phân dung dịch KCl bão hòa, có màng ngăn giữa hai điện cực. Hy vọng với phương trình này sẽ giúp bạn đọc viết và cân bằng chính xác phản ứng, từ đó vận dụng giải các dạng bài tập câu hỏi liên quan điện phân KCl.
1. Phương trình phản ứng KCl ra Cl2
KCl + H2O → KOH + H2 + Cl2
2. Điều kiện phản ứng KCl ra Cl2
Điện phân dung dịch KCl bão hòa, có màng ngăn giữa hai điện cực
3. Hiện tượng nhận biết phản ứng
Có khí vàng lục, mùi xốc thoát ra ở cực dương, khí không màu thoát ra ở cực âm.
Sau một thời gian điện phân, ta thu được khí H2, khí Cl2 và môi trường kiềm (KOH)
4. Bài tập vận dụng liên quan
Câu 1. Sản phẩm thu được khi điện phân dung dịch KCl (điện cực trơ, màng ngăn xốp) là
A. K và Cl2.
B. K, H2 và Cl2.
C. KOH, H2 và Cl2.
D. KOH, O2 và HCl.
Cl- (cực dương) ← KCl, H2O → K+ (cực âm)
2Cl- → Cl2 + 2e 2H2O + 2e →H2 + 2OH-
Phương trình điện phân:
2KCl + 2H2O → 2KOH + Cl2 + H2
Vậy sản phẩm thu được là KOH, Cl2, H2.
Câu 2. Người ta thường điều chế Clo trong phòng thí nghiệm bằng cách:
A. điện phân nóng chảy KCl.
B. cho dung dịch HCl đặc tác dụng với MnO2, đun nóng.
C. điện phân dung dịch KCl có màng ngăn.
D. cho F2 đẩy Cl2 ra khỏi dung dịch NaCl.
Để điều chế clo ta cho dung dịch HCl đặc tác dụng với MnO2, đun nóng
4HCl + MnO2 → MnCl2 + Cl2 + 2H2O
Câu 3. Cho kim loại M tác dụng với Cl2 được muối A; cho kim loại R tác dụng với dung dịch HCl được muối B. Nếu cho kim loại R tác dụng với dung dịch muối A ta cũng được muối B. Kim loại R có thể là
A. Mg.
B. Fe.
C. Al.
D. Zn.
M là kim loại Fe
2Fe + 3Cl2 ⟶ 2FeCl3 (X)
Fe + 2HCl ⟶ FeCl2(Y) + H2↑
Fe + 2FeCl3 (X) ⟶ 3FeCl2(Y)
Câu 4. Đốt cháy 11,9 gam hỗn hợp gồm Zn, Al trong khí Cl2 dư. Sauk hi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 40,3 gam hỗn hợp muối. Thể tích khí Cl2 (đktc) đã phản ứng là
A. 17,92 lít.
B. 6,72 lít.
C. 8,96 lít.
D. 11,20 lít.
Bảo toàn khối lượng : mCl2 = mmuối – mKL = 28,4g
=> nCl2 = 0,4 mol => V = 8,96 lit
Câu 5. Khí clo có thể tác dụng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây?
A. H2, dung dịch NaOH, H2O
B. H2, dung dịch NaCl, dung dịch NaOH
C. H2, O2, Al
D. O2, Fe, Cu
Giải thích các bước giải:
Cl2 + H2 ⟶ 2HCl
Cl2 + 2NaOH ⟶ NaCl + NaClO + H2O
H2O + Cl2 ⟶ HCl + HClO
vì các đáp án còn lại có O2, NaCl là ko tác dụng với Cl2
Câu 6. Cho các phát biểu sau:
(a) Điện phân dung dịch NaCl (điện cực trơ), thu được khí H2 ở catot.
(b) Cho CO dư qua hỗn hợp Al2O3 và CuO đun nóng, thu được Al và Cu.
(c) Nhúng thanh Zn vào dung dịch chứa CuSO4 và H2SO4, có xuất hiện ăn mòn điện hóa.
(d) Kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất là Hg, kim loại dẫn điện tốt nhất là Ag.
(e) Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch FeCl2, thu được chất rắn gồm Ag và AgCl.
Số phát biểu đúng là
A. 4
B. 3
C. 2
D. 5
(a) đúng
2NaCl + 2H2O ⟶ 2NaOH + Cl2 (anot) + H2 (catot)
(b) Sai vì CO không khử được Al2O3
(c) đúng vì khi đó hình thành 2 cặp oxi hóa khử khác nhau là Zn2+/Zn và Cu2+/Cu cùng nhúng trong 1 dung dịch chất điện li là H2SO4 => hình thành ăn mòn điện hóa.
(d) đúng
(e) đúng, 3AgNO3 + FeCl2 → Fe(NO3)3 + 2AgCl↓ + Ag↓
=> có 4 phát biểu đúng
Câu 7. Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Cho Si vào dung dịch NaOH (dư).
(2) Điện phân dung dịch NaCl dư bằng điện cực trơ, không màng ngăn xốp.
(3) Cho khí H2S vào dung dịch chứa FeCl3.
(4) Dẫn luồng khí H2 qua ống sứ chứa CuO nung nóng.
(5) Cho bột Ni vào dung dịch FeCl3 dư.
Số thí nghiệm thu được đơn chất là
A. 5
B. 3
C. 2
D. 4
(1) Si + 2NaOH + H2O → Na2SiO3 + H2↑
(2) 2NaCl + H2O → NaCl + NaClO + H2
(3) H2S + 2FeCl3 → 2FeCl2 + 2HCl + S↓
(4) H2 + CuO ⟶ Cu↓ + H2O
(5) Ni + 2FeCl3 → NiCl2 + 2FeCl2
→ có 4 thí nghiệm thu được đơn chất
Câu 8. Nhận định nào đúng về quá trình xảy ra ở cực âm và cực dương khi điện phân dung dịch NaCl và điện phân NaCl nóng chảy?
A. Ở catot đều là quá trình khử ion Na+, ở anot đều là quá trình oxi hóa ion Cl-
B. Ở catot đều là quá trình khử nước, ở anot đều là quá trình oxi hóa ion Cl-
C. Ở catot, điện pân dung dịch NaCl là quá trình khử nước, điện phân NaCl nóng chảy là quá trình khử ion Na+, ở anot đều có quá trình oxi hóa ion Cl-
D. Ở catot, điện phân dung dịch NaCl là quá trình khử ion Na+, điện phân NaCl nóng chảy là quá trình khử nước. Ở anot đều là quá trình oxi hóa ion Cl-
Điện phân dung dịch NaCl:
2NaCl + 2H2O → 2NaOH + Cl2 + H2
Điện phân NaCl nóng chảy:
2NaCl → 2Na + Cl2
→ ở catot, điện phân dung dịch NaCl là quá trình khử nước, điện phân NaCl nỏng chảy là quá trình khử ion Na+, ở anot đều có quá trình oxi hóa ion Cl-
Câu 9. Hai dung dịch tác dụng với nhau, sản phẩm thu được có NaCl. Hãy cho biết hai cặp dung dịch các chất đã dùng ban đầu là
A. BaCl2 và NaOH.
B. MgCl2 và NaOH.
C. Na2SO4 và HCl.
D. NaNO3 và KCl.
Để thu được sản phẩm là NaCl => 2 chất ban đầu tác dụng với nhau, ngoài sản phẩm là NaCl thì chất còn lại là kết tủa hoặc chất khí hoặc H2O
=> 2 chất là MgCl2 và NaOH
Phương trình hóa học: MgCl2 + 2NaOH → Mg(OH)2 + 2NaCl
Câu 10. Hoà tan 10,95 gam KNO3 vào 150 gam nước thì được dung dịch bão hoà ở 200C, độ tan của KNO3 ở nhiệt độ này là
A. 6,3 gam.
B. 7,0 gam
C. 7,3 gam
D. 7,5 gam
Độ tan (S) của một chất trong nước là số gam chất đó hòa tan trong 100 gam nước để tạo thành dung dịch bão hòa ở một nhiệt độ xác định.
150 gam nước hòa tan được 10,95 gam KNO3
100 gam nước hòa tan được S gam KNO3
=> độ tan S=100.10,95/150 = 7,3 gam
.........................................................
>> Mời các bạn tham khảo tài liệu liên quan
- Cl2 + NaBr → NaCl + Br2
- Cl2 + NaOH → NaCl + NaClO + H2O
- Cl2 + Ca(OH)2 → Ca(OCl)2 + CaCl2 + H2O
- Cl2 + KOH đặc nóng → KCl + KClO3 + H2O
Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn KCl + H2O → KOH + H2 + Cl2. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Toán 10, Giải bài tập Vật Lí 10, Giải bài tập Sinh học 10, Giải bài tập Hóa học 10, Tài liệu học tập lớp 10 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.
Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THPT miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 10 Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.
Chúc các bạn ôn tập tốt.