C2H2 + H2 → C2H4
Axetilen ra Etilen: Điều chế C2H4
C2H2 + H2 → C2H4 được VnDoc biên soạn hướng dẫn các bạn hướng dẫn các bạn học sinh viết phương trình phản ứng C2H2 ra C2H4. Hy vọng giúp các bạn học sinh làm các dạng bài tập liên quan cũng như dạng bài tập chuỗi phản ứng.
>> Mời các bạn tham khảo một số tài liệu liên quan đến axetilen:
- CH4 và C2H4 có tính chất hóa học giống nhau là
- Để làm sạch Etilen có lẫn Axetilen ta cho hỗn hợp đi qua dung dịch nào sau đây
- Trong phòng thí nghiệm etilen được điều chế bằng cách
- Trùng hợp etilen sản phẩm thu được có cấu tạo là
1. Phương trình phản ứng từ C2H2 ra C2H4
C2H2 + H2 \(\overset{t^{\circ },xt,Pd }{\rightarrow}\) C2H4
2. Điều kiện phương trình phản ứng giữa C2H2 H2
Nhiệt độ: Nhiệt độ Xúc tác: Palladium (Pd).
3. Điều chế C2H4 trong phòng thí nghiệm
3.1. Hóa chất và dụng cụ
H2SO4 đặc, rượu etylic (C2H5OH), Canxi cacbua (CaC2), Pd, đá bọt ….
Đèn cồn, ống nghiệm, giá đỡ, kẹp, chậu thủy tinh, ống dẫn khí,…
3.2. Phương pháp thu khí etilen
Cách 1: Sử dụng phương pháp đẩy nước, do khí etilen là chất khí ít tan trong nước.
Cách 2: Điều chế khí axetilen từ canxi cacbua, sau đó cho tác dụng với khí Hidro có xúc tác Pd hoặc Pb.
3.3. Điều kiện phản ứng
Nhiệt độ: 170o C; xúc tác: H2SO4 đặc, Pb, Pd
3.4. Cách thực hiện thí nghiệm
Đun nóng hỗn hợp (H2SO4 đặc, rượu etylic (C2H5OH)) đến 170 độ C thì thấy có khí etilen thoát ra có hiện tượng etilen đẩy nước trong ống nghiệm dùng để thu khí etilen. Chờ đến khi lượng etilen đẩy hết lượng nước ra ống nghiệm thì nhanh chóng lấy nút cao su đậy miệng ống nghiệm lại, chú ý là phải đậy miệng ống nghiệm lại mới được lật ống nghiệm lên.
3.5. Phương trình hóa học
Từ phần phương pháp thu khí trên ta có phương trình hóa học xảy ra theo các cách:
Cách 1: Sử dụng phương pháp đẩy nước, do khí etilen là chất khí ít tan trong nước.
C2H5OH → C2H4 + H2O (Xúc tác của H2SO4 đặc, nhiệt độ 170o C)
Cách 2: Điều chế khí axetilen từ canxi cacbua, sau đó cho tác dụng với khí Hidro có xúc tác Pd hoặc Pb.
CaC2 + 2H2O → C2H2 + Ca(OH)2
C2H2 + H2 → C2H4 (Xúc tác Pd hoặc Pb)
4. Bài tập vận dụng liên quan
Câu 1: Trong phân tử etilen giữa hai nguyên tử cacbon có
A. hai liên kết đôi.
B. một liên kết đôi.
C. một liên kết đơn.
D. một liên kết ba.
Trong phân tử etilen giữa hai nguyên tử cacbon có một liên kết đôi.
Câu 2: Etilen có tính chất vật lý nào sau đây?
A. là chất khí không màu, không mùi, tan nhiều trong nước, nhẹ hơn không khí.
B. là chất khí, không màu, không mùi, ít tan trong nước, nhẹ hơn không khí.
C. là chất khí màu vàng lục, mùi xốc, ít tan trong nước, nặng hơn không khí.
D. là chất khí không màu, mùi hắc, tan trong nước, nặng hơn không khí.
Etilen là chất khí, không màu, không mùi, ít tan trong nước, nhẹ hơn không khí.
Câu 3: Khi đốt cháy khí etilen thì số mol CO2 và H2O được tạo thành theo tỉ lệ
A. 2 : 1.
B. 1 : 2.
C. 1 : 3.
D. 1 : 1.
Câu 4: Trong quá trình chín trái cây đã thoát ra một lượng nhỏ khí nào sau đây?
A. metan.
B. etan.
C. etilen.
D. axetilen.
Trong quá trình chín trái cây đã thoát ra một lượng nhỏ khí etilen.
Câu 5: CH4 và C2H4 có tính chất hóa học giống nhau là
A. tham gia phản ứng cộng với khí hiđro.
B. tham gia phản ứng cháy với khí oxi sinh ra khí cacbonic và nước.
C. tham gia phản ứng trùng hợp.
D. tham gia phản ứng cộng với dung dịch brom.
Loại A vì chỉ C2H4 tham gia phản ứng cộng Hidro
C2H4 + H2 ⟶ C2H6
Loại C vì có C2H4 phản ứng
nCH2= CH2 ⟶ (−CH2−CH2−)n (nhiệt độ, xúc tác)
Loại D vì chỉ có C2H4 phản ứng
C2H4 + Br2 → C2H4Br2
Khí CH4 và C2H4 có tính chất hóa học giống nhau là tham gia phản ứng cháy với khí oxi sinh ra khí cacbonic và nước.
Câu 6. Một trong những ứng dụng của axetilen là làm nhiên liệu trong đèn xì để hàn, cắt kim loại. Khi đốt cháy axetilen từ đèn xì (sinh ra nhờ phản ứng của đất đèn với nước) thấy có mùi rất khó chịu. Đó là do
A. Axetilen cháy sinh ra
B. một số tạp chất chứa photpho, lưu huỳnh có trong đất đèn sinh ra.
C. phản ứng của axetilen với kim loại hàn.
D. phản ứng của kim loại được hàn với các thành phần của không khí.
Một trong những ứng dụng của axetilen là làm nhiên liệu trong đèn xì để hàn, cắt kim loại. Khi đốt cháy axetilen từ đèn xì (sinh ra nhờ phản ứng của đất đèn với nước) thấy có mùi rất khó chịu. Đó là do Axetilen cháy sinh ra
Phương trình phản ứng hóa học
C2H2 + 52O2→ 2CO2 + H2O
C2H6 + 72O2 → 2CO2 + 3H2O
Ta thấy khi đốt axetilen, lượng nước giải phóng ra ít hơn so với đốt etan. Vì vậy lượng nước thoát ra làm nguội cũng ít hơn. Do đó đốt axetilen nhiệt độ cao hơn
Câu 7. Khi sục dòng khí axetilen vào cốc đựng dung dịch brom thì thấy:
A. Màu của dung dịch nhạt dần, có chất lỏng không màu lắng xuống đáy cốc.
B. Màu của dung dịch nhạt dần, có chất rắn không màu kết tủa
C. màu của dung dịch nhạt dần và có khí hidro bromua bay lên
D. màu của dung dịch đậm dần, có chất lỏng không màu lắng xuống đáy cốc
Câu 8. Cho 0,56 lít (đktc) hỗn hợp khí metan và axetilen tác dụng với dung dịch brom dư, lượng brom đã tham gia phản ứng là 5,6 gam. Thành phần phần trăm về thể tích của axetilen trong hỗn hợp ban đầu lần lượt là
A. 20%.
B. 70%.
C. 40%.
D. 60%.
Số mol của brom là:
nBr2 =5,6/160 = 0,035 (mol)
Phương trình phản ứng hóa học
C2H2 + 2Br2 → C2H2Br4
Theo PT trên, nC2H2 = 1/2.nBr2 = 0,035/2 = 0,0175 (mol)
⇒ VC2H2 = 0,0175.22,4 = 0,392 (lít)
⇒% VC2H2 = 0,392/0,56.100% = 70%
Câu 9. Cho H2 và 1 anken có thể tích bằng nhau qua Niken nung nóng ta thu được hỗn hợp A . Biết tỉ khối hơi của A với H2 là 23,2. Hiệu suất phản ứng hidro hóa là 75%. Công thức phân tử của aken là
A. C2H4
B. C3H6
C. C4H8
D. C5H10
Công thức tổng quát của anken là CnH2n ta có
Theo giả thiết ta chọn: nH2 = nCnH2n = 1
Phương trình tổng quát
CnH2n + H2 → CnH2n+2
Theo phương trình, số mol khí giảm chính là số mol của H2
H% = 75%
ngiảm = nH2 phản ứng = 1.0,75 = 0,75 mol
nA = nhỗn hợp ban đầu – ngiảm = 2 – 0,75 = 1,25 mol
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có: mH2 + mCnH2n = mA
=> MA = mA: nA => n= 4=> Olefin là C4H8
Câu 10. Để khử hoàn toàn 100 ml dung dịch KMnO4 0,2M tạo thành chất rắn màu nâu đen cần V lít khí C2H4 (ở đktc). Giá trị tối thiểu của V là:
A. 2,240.
B. 2,688.
C. 0,672.
D. 1,344.
Phương trình phản ứng
3CH2=CH2 + 2KMnO4 + 4H2O → 3C2H4(OH)2 + 2KOH + 2MnO2
0,03 ← 0,02
→ VC2H4 = 0,03.22,4 = 0,672 (l)
Mời các bạn tham khảo thêm một số tài liệu liên quan
..................................
Trên đây VnDoc đã đưa tới các bạn C2H2 + H2 → C2H4 một tài liệu rất hữu ích. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Chuyên đề Toán 8, Chuyên đề Vật Lí 8, Lý thuyết Sinh học 8, Giải bài tập Hóa học 8, Tài liệu học tập lớp 8 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.
Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 8. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.