C2H4 + H2 → C2H6
Ethylene H2: Ethylene phản ứng cộng với H2
C2H4 + H2 → C2H6 được VnDoc tổng hợp biên soạn hướng dẫn bạn đọc viết và cân bằng chính xác phản ứng công của ethylene với hydrogen. Cũng như đưa ra các nội dung lý thuyết liên quan đến ethylene. Mời các bạn tham khảo chi tiết nội dung dưới đây.
1. Phương trình phản ứng C2H4 ra C2H6
C2H4 + H2 → C2H6
CH2=CH2 + H2 → CH3-CH3
2. Điều kiện phương trình phản ứng xảy ra giữa Ethylene H2
Nhiệt độ Xúc tác: Ni
3. Tính chất hóa học của Ethylene
Trong phân tử ethylene C2H4, có một liên kết đôi giữa hai nguyên tử carbon, bao gồm 1 liên kết kém bền, dễ dàng đứt khi tiến hành phản ứng hóa học.
3.1. Ethylene tác dụng với oxygen
Khi đốt trong oxi, Ethylene cháy tạo thành khí CO2 và H2O, tỏa nhiều nhiệt.
- Ethylene cháy hoàn toàn tạo ra CO2, H2O và tỏa nhiều nhiệt:
Phương trình hóa học
C2H4 + 3O2 → 2CO2 + 2H2O + Q
- Ethylene làm mất màu dung dịch KMnO4:
CH2=CH2 + 4H2O + 2KMnO4 → 3HO-CH2-CH2-OH + 2MnO2 + 2KOH
3.2. Ethylene tác dụng bromine dạng dung dịch
Phương trình hóa học:
CH2= CH2 + Br2 → Br – CH2 – CH2 – Br
3.3. Ethylene tác dụng H2
CH2=CH2 + H2 → CH3-CH3
3.4. Ethylene tác dụng với H2O
Ở nhiệt độ thích hợp và có xúc tác acid, Ethylene có thể cộng nước
C2H4 + H2O \(\overset{H_{2} SO_{4} , t^{o} }{\rightarrow}\)C2H5OH
Với đặc điểm các chất liên kết đôi (tương tự Ethylene) dễ tham gia phản ứng cộng. Phân tử Ethylene kết hợp với nhau (còn gọi là phản ứng trùng hợp)
3.5. Phản ứng trùng ngưng
Các phân tử etilen kết hợp với nhau tạo ra chất có phân tử lượng rất lớn gọi là Poly ethylene hay còn gọi là PE
Phương trình phản ứng.
….+ CH2= CH2 + CH2= CH2 +….→ ….- CH2– CH2 – CH2– CH2-….
4. Câu hỏi vận dụng liên quan
Câu 1. Trong phân tử Ethylene giữa hai nguyên tử carbon có
A. hai liên kết đôi.
B. một liên kết đôi.
C. một liên kết đơn.
D. một liên kết ba.
Câu 2. Khi đốt cháy khí Ethylene thì số mol CO2 và H2O được tạo thành theo tỉ lệ
A. 2 : 1.
B. 1 : 2.
C. 1 : 3.
D. 1 : 1.
Câu 3. Ethylene và Acetylene phản ứng được với tất cả các chất, dung dịch trong dãy nào sau đây?
A. H2, NaOH, dung dịch HCl.
B. CO2, H2, dung dịch KMnO4.
C. Dung dịch Br2, dung dịch HCl, dung dịch AgNO3/NH3 dư.
D. Dung dịch Br2, dung dịch HCl, dung dịch KMnO4.
Câu 4. Cho 4 chất sau: methahe, Ethylene, but-1-yne, but-2-yne. Số chất tác dụng được với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư tạo thành kết tủa là
A. 4
B. 3
C. 2
D. 1
Chất tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 tạo kết tủa có dạng alk-1-yne.
⇒ Các chất thỏa mãn: but-1-yne
Câu 5. Cho các alkene sau:
1) CH2=CH-CH2-CH3
2) (CH3)2C=C(CH3)2
3) CH3-CH2-CH=CH-CH3
4) CH3-CH2-CH=CH-CH2-CH3
Số alkene có đồng phân hình học là
A. 4.
B. 2.
C. 3.
D. 1.
Trong phân tử của hai alkene CH2=CH-CH2-CH3, (CH3)2C=C(CH3)2, ta thấy nguyên tử C trong liên kết đôi liên kết với hai nhóm thế giống nhau nên chúng không có đồng phân hình học.
Trong phân tử của hai alkene CH3-CH2-CH=CH-CH3, CH3-CH2-CH=CH-CH2-CH3, ta thấy nguyên tử C trong liên kết đôi liên kết với hai nhóm thế khác nhau nên chúng có đồng phân hình học.
-------------------------------------------