Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Ag + H2SO4 → Ag2SO4 + SO2 + H2O

Ag + H2SO4 → Ag2SO4 + SO2 + H2O được VnDoc biên soạn hướng dẫn các bạn học sinh viết và cân bằng phương trình phản ứng oxi hóa khử. Hy vọng các bạn học sinh nắm chắc các bước cũng như vận dụng tốt vào giải các dạng bài tập.

1. Phương trình phản ứng Ag tác dụng H2SO4 đặc 

2Ag + 2H2SO4 → Ag2SO4 + SO2 + 2H2O

2. Điểu kiện phản ứng xảy ra Ag tác dụng H2SO4 đặc 

Nhiệt độ thường

3. Hiện tượng sau phản ứng 

Bạc tan dần, xuất hiện khí không màu, có mùi hắc chính là lưu huỳnh đioxit (SO2)

4. Tính chất hóa học của H2SO4 đặc

Trong H2SO4 thì S có mức oxi hóa +6 cao nhất nên H2SO4 đặc có tính axit mạnh, oxi hóa mạnh và có tính háo nước.

Có những tính chất hóa học riêng

4.1. Axit sunfuric đặc tác dụng với kim loại trừ (Au, Pt)

Axit sunfuric tác dụng với kim loại tạo muối và nhiều sản phẩm oxi hóa khác nhau như SO2, H2S, S.

Ví dụ:

Cu + H2SO4 → CuSO4 + SO2 + H2O

Fe + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O

Fe, Al, Cr bị thụ động hóa trong dung dịch HNO3 đặc, nguội

4.2. Tính háo nước của axit sunfuric đặc

C12H22O11 \overset{H_{2} SO_{4} }{\rightarrow}\(\overset{H_{2} SO_{4} }{\rightarrow}\)11H2O + 12C

4.3. Axit sunfuric đặc tác dụng với phi kim

C + 2H2SO4 đặc nóng → CO2 + 2SO2 + 2H2O

S + 2H2SO4 đặc nóng → 3SO2 + 2H2O

4.4. Axit sunfuric đặc tác dụng với các chất khử khác

H2SO4 đặc nóng + 8HI → H2S + 4I2 + 4H2O

5. Bài tập vận dụng liên quan

Câu 1. Trong các trường hợp sau, trường hợp nào có thể hoà tan hoàn toàn chất rắn?

A. Cho hỗn hợp Ag, Ag2O vào dung dịch H2SO4 loãng.

B. Cho hỗn hợp Cu, Fe, Sn vào dung dịch FeCl3.

C. Cho hỗn hợp Al, Fe vào dung dịch HNO3 đặc nguội.

D. Cho hỗn hợp Na, Mg vào H2O.

Xem đáp án
Đáp án B

Cho Sn vào dung dịch FeCl3

Sn + 2Fe3+ → Sn2+ + 2Fe2+

Cu vào dung dịch FeCl3

2 FeCl3 + Cu → 2FeCl2 + CuCl2

Fe vào dung dịch FeCl3

Fe + 2FeCl3 → 3FeCl2

Câu 2. Cho hỗn hợp bột 2 kim loại Fe và Cu vào dung dịch AgNO3 sau phản ứng thu được hỗn hợp rắn gồm 2 kim loại. Dung dịch sau phản ứng gồm các chất

A. Fe(NO3)3 và AgNO3

B. Fe(NO3)3 và Cu(NO3)2

C. AgNO3 và Cu(NO3)2

D. Fe(NO3)2 và Cu(NO3)2

Xem đáp án
Đáp án D

Phương trình phản ứng :

Fe + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2Ag

Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag

Chất rắn Y gồm 2 kim loại là Cu và Ag; dung dịch X gồm Cu(NO3)2 và Fe(NO3)2

Câu 3. Những dung dịch nào sau đây không hoà tan được Cu?

A. Dung dịch muối Fe3+

B. Dung dịch HNO3 loãng

C. Dung dịch muối Fe2+

D. Dung dịch hỗn hợp HCl và NaNO3

Xem đáp án
Đáp án C

Dung dịch Fe2+ không hòa tan được Cu kim loại.

Phương trình hóa học xảy ra

Cu + 2Fe(NO3)3 → 2Fe(NO3)2 + Cu(NO3)2

3Cu + 8NaNO3 + 8HCl → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 8NaCl + 4H2O

3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O

Câu 4. Cho a gam Ag tác dụng hoàn toàn với dung dịch H2SO4 đặc dư thu được 4,48 lit khí SO2 (đktc). Giá trị a là

A. 47,2 gam

B. 43,2 gam

C. 46,8 gam

D. 46,6 gam

Xem đáp án
Đáp án B

Phương trình hóa học

2Ag + 2H2SO4 → Ag2SO4 + SO2 + 2H2O

nSO2 = 0,2 mol

Theo phương trình phản ứng ta có

nAg = 2.nSO2 = 0,1 mol => mAg = 0,4.108 = 43,2 gam

Câu 6. Một thanh kim loại M hóa trị 2 được nhúng vào trong 1 lít dung dịch CuSO4 0,5M. Sau khi lấy thanh M ra và cân lại ,thấy khối lượng thanh tăng 8 gam, nồng độ CuSO4 còn 0,3M. Hãy xác định kim loại M?

A. Fe

B. Mg

C. Zn

D. Pb

Xem đáp án
Đáp án C

M + Cu2+ → M2+ + Cu

Số mol Cu2+ phản ứng là: 1.(0,5 – 0,3) = 0,2 mol

Độ tăng khối lượng của thanh kim loaị M:

M = mCu – mM tan = 0,2.(64 – M) = 8

Suy ra: M = 24 là Zn

Câu 7. Cho m gam hỗn hợp bột các kim loại Ni và Cu vào dung dịch AgNO3 dư. Khuấy kĩ cho đến khi phản ứng kết thúc thu được 54 gam kim loại. Mặt khác cũng cho m gam hỗn hợp bột các kim loại trên vào dung dịch CuSO4 dư, khuấy kĩ cho đến khi phản ứng kết thúc, thu được kim loại có khối lượng bằng (m + 0,5) gam. Giá trị của m là:

A. 15,5

B. 16

C. 12,5

D. 18,5

Xem đáp án
Đáp án A

Gọi nNi = a mol; nCu = b mol có trong m gam hỗn hợp

Các phản ứng có thể xảy ra:

Ni + 2Ag+ → Ni2+ + 2Ag (1)

Cu + 2Ag+ → Cu2+ + 2Ag (2)

Ni + Cu2+ → Ni2+ + Cu (3)

- Từ (3) → ∆m↑ = (64 – 59).a = 0,5

→ x = 0,1 mol (*) - Từ (1) → nAg(1) = 0,2 mol

→ mAg(1) = 21,6 gam

→ mAg(2) = 54 – 21,6 = 32,4 gam → nAg(2) = 0,3 mol

→ y = 0,15 mol (**) - Từ (*) ; (**) → m = 0,1.59 + 0,15.64 = 15,5 gam

Câu 8. Có 6 dung dịch riêng biệt sau: NaCl, NaBr, KI, HCl, H2SO4, KOH. Để phân biệt
các dung dịch trên, ta có thể dùng lần lượt các hợp chất nào sau đây?

A. quì tím, khí clo, dung dịch HNO3

B. dung dịch AgNO3, khí clo, hồ tinh bột

C. quì tím, AgNO3, dung dịch BaCl2

D. phenolphtalein, dung dịch Pb(NO3)2

Xem đáp án
Đáp án C

Dùng quì tím nhận biết được 3 nhóm:

Nhóm 1 làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ: HCl, H2SO4

Nhóm thứ 2 làm quỳ tím chuyển sang màu xanh  là KOH

Nhóm thứ 3 không làm đổi màu quỳ tím: NaCl, NaBr, NaI

Dùng BaCl2 nhận biết nhóm 1: Ống nghiệm vào xuất hiện kết tủa trắng thì dung dịch ban đầu là H2SO4 ; còn lại là HCl không hiện tượng

H2SO4 + BaCl2 → BaSO4 + 2 HCl

Dùng AgNO3 để nhận biết nhóm 3: Ống nghiệm nào cho kết tủa trắng là NaCl, kết tủa vàng nhạt là NaBr, kết tủa vàng đậm là KI.

Phương trình phản ứng hóa học

NaCl + AgNO3 → AgCl + NaNO3

NaBr + AgNO3 → AgBr + NaNO3

AgNO3 + NaI → AgI + NaNO3

Câu 9. Trong dung dịch muối NaCl có lẫn NaBr và NaI. Để loại hai muối này ra khỏi dung dịch NaCl nên tiến hành theo cách nào dưới đây?

A. cô cạn hỗn hợp rồi sục khí Cl2 đến dư vào

B. cho hỗn hợp tác dụng với dung dịch HCl đặc.

C. cho hỗn hợp tác dụng với Cl2 sau đó đun nóng.

D. cho hỗn hợp tác dụng với AgNO3 sau đó đun nóng

Xem đáp án
Đáp án A

Để loại 2 muối này ra khỏi NaCl, người ta cho dung dịch hỗn hợp tác dụng với khí Cl2 dư, sau đó cô cạn dung dịch.

2NaBr + Cl2 → 2NaCl + Br2

2NaI + Cl2 → 2NaCl + I2

Câu 10. Nhận xét nào sau đây không đúng về H2SO4?

A. H­­2SO4 tan tốt trong nước

B. Ở điều kiện thường H2SO4 là chất rắn.

C. H2SO4 có tính axit mạnh.

D. H2SO4 đặc có tính háo nước.

Xem đáp án
Đáp án B

Câu 11. Kết luận nào không đúng khi nói về H2SO4:

A. H2SO4 loãng có đầy đủ tính chất chung của axit.

B. Khi tiếp xúc với H2SO4 đặc dễ gây bỏng nặng.

C. Khi pha loãng axit sunfuric, chỉ được cho từ từ nước vào axit

D. H2SO4 đặc là chất hút nước mạnh

Xem đáp án
Đáp án C

Nguyên tắc pha loãng: Rót axit sunfuric (H2SO4) vào nước chứ không làm ngược lại.

Thao tác pha loãng: Cho nước tinh khiết vào cốc thí nghiệm. Cho axit sunfuric vào một cốc khác. Tỷ lệ axit/nước bao nhiêu phụ thuộc vào độ loãng của dung dịch.

Câu 12. Dãy các chất không tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng là:

A. Zn, ZnO, Zn(OH)2.

B. Cu, CuO, Cu(OH)2.

C. Na2O, NaOH, Na2CO3.

D. MgO, MgCO3, Mg(OH)2.

Xem đáp án
Đáp án B

Oxit bazo, bazo và một số muối tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng

=> Đáp án: B vì có Cu đứng sau H2 không tác dụng được với H2SO4

.............................

Mời các bạn tham khảo thêm một số tài liệu liên quan 

Trên đây VnDoc đã đưa tới các bạn bộ tài liệu rất hữu ích Ag + H2SO4 → Ag2SO4 + SO2 + H2O. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Chuyên đề Toán 9, Chuyên đề Vật Lí 9, Lý thuyết Sinh học 9, Giải bài tập Hóa học 9, Tài liệu học tập lớp 9 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Luyện thi lớp 9 lên lớp 10. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
21
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Phương trình phản ứng

    Xem thêm