Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Phản ứng hóa học của Vàng (Au) và Hợp chất của Vàng - Cân bằng phương trình hóa học

Phản ứng hóa học của Vàng (Au) và Hợp chất của Vàng - Cân bằng phương trình hóa học được VnDoc sưu tầm và tổng hợp tất cả các phản ứng hóa học của Vàng (Au) và Hợp chất của Vàng đã học trong chương trình Cấp 2, Cấp 3 giúp bạn dễ dàng cân bằng phương trình hóa học và học tốt môn Hóa hơn. Mời mọi người tải về tham khảo.

1. Phản ứng hóa học: Au + HNO3 + 4HCl → H[AuCl4] + NO + 2H2O - Cân bằng phương trình hóa học

Phản ứng hóa học:

Au + HNO3 + 4HCl → H[AuCl4] + NO + 2H2O

Điều kiện phản ứng

- Nhiệt độ

Cách thực hiện phản ứng

- Cho vàng tan trong hỗn hợp 1 thể tích HNO3 và 3 thể tích HCl đặc

Hiện tượng nhận biết phản ứng

- Xuất hiện chất khí không màu hóa nâu trong không khí thoát ra

Bạn có biết:

- Vàng là kim loại có tính khử yếu nên không bị hòa tan trong axit kể cả HNO3. Nhưng lại bị hòa tan trong nước cường toan (hỗn hợp 1 thể tích HNO3 và 3 thể tích HCl đặc)

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Cho phương trình hóa học sau:

Au + HNO3 + HCl → H[AuCl4] + NO + H2O

Tổng hệ số tối giản của phương trình trên:

A. 10 B.11 C. 12 D. 13

Hướng dẫn giải:

Đáp án A

Au + HNO3 + 4HCl → H[AuCl4] + NO + 2H2O

Ví dụ 2: Hòa tan 1,97g vàng trong hỗn hợp 1 thể tích HNO3 và 3 thể tích HCl đặc thu được V lít khí NO ở đktc . Giá trị của V là:

A. 0,112 l B.0,224 l C. 0,336 l D. 0,448 l

Hướng dẫn giải:

Đáp án B

nNO = nAu = 1,97/197 = 0,01 mol ⇒ VNO(đktc) = 0,01.22,4 = 0,224 l

Ví dụ 3: Những chất nào tác dụng với vàng trong các chất sau đây?

A. HCl, Cl2, nước cường toan

B. HCN, Br2, KNO3

C. H2SO4, F2, KCN

D. nước cường toan, HCN, Cl2

Hướng dẫn giải:

Đáp án D

Au + HNO3 + 4HCl → H[AuCl4] + NO + 2H2O

2Au + 4HCN → 2H[Au(CN)2] + H2

2Au + 3Cl2 → 2AuCl3

Mời các bạn tham khảo thêm:

2. Phản ứng hóa học: 2Au + 4HCN → 2H[Au(CN)3] + H2 - Cân bằng phương trình hóa học

Phản ứng hóa học:

2Au + 4HCN → 2H[Au(CN)3] + H2

Điều kiện phản ứng

- HCN đậm đặc

Cách thực hiện phản ứng

- Cho kim loại vàng tác dụng với dung dịch HCN

Hiện tượng nhận biết phản ứng

- Có khí không màu thoát ra

Bạn có biết

- Vàng là kim loại yếu không tác dụng các loại axit. Chỉ có thể tác dụng với dung dịch HCN đậm đặc

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Vàng tác dụng với chát nào sau đây?

A. HCl B. HCN C. HNO3 D. H2SO4

Đáp án B

Hướng dẫn giải:

2Au + 4HCN → 2H[Au(CN)2] + H2

Ví dụ 2: Hòa tan 1,97g vàng trong dung dịch HCN đậm đặc thì thu được V lít khí H2 ở đktc. Giá trị của V là:

A. 0,112 l B.0,224 l C. 0,336 l D. 0,448 l

Đáp án A

Hướng dẫn giải:

n_{H_2}=\frac{1}{2}\ .n_{Au}=\frac{1}{2}.\ \frac{1,97}{197}=0,005mol⇒V_{H_2}(đktc)=0,005.22,4=0,112l\(n_{H_2}=\frac{1}{2}\ .n_{Au}=\frac{1}{2}.\ \frac{1,97}{197}=0,005mol⇒V_{H_2}(đktc)=0,005.22,4=0,112l\)

Ví dụ 3: Hòa tan mg vàng trong dung dịch HCN đậm đặc thì thu được 0,448l khí H2 ở đktc. Giá trị của m là:

A. 1,97g B. 3,94g C. 5,91g D. 7,88g

Đáp án D

Hướng dẫn giải:

n_{Au}=2.n_{H_2}=\frac{2.0,448}{22,4}=2.0,02=0,04mol⇒m_{Au}=0,04.197=7,88g\(n_{Au}=2.n_{H_2}=\frac{2.0,448}{22,4}=2.0,02=0,04mol⇒m_{Au}=0,04.197=7,88g\)

3. Phản ứng hóa học: Au + NaNO3 → NaAuO2 + NO - Cân bằng phương trình hóa học

Phản ứng hóa học:

Au + NaNO3 → NaAuO2 + NO

Điều kiện phản ứng

- Nhiệt độ từ 350 - 400°C

Cách thực hiện phản ứng

- Cho kim loại vàng tác dụng với NaNO3

Hiện tượng nhận biết phản ứng

- Có khí không màu hóa lâu trong không khí thoát ra

Bạn có biết

- Vàng là kim loại yếu, nên chỉ phản ứng với NaNO3 khi ở nhiệt độ cao từ 350 - 400°C

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Khi cho vàng tác dụng với NaNO3. Vai trò của vai tròng của vàng trong phản ứng là:

A. Chất khử B. Chất oxi hóa

C. Môi trường D. Cả A,B và C

Đáp án A

Hướng dẫn giải:

Au0 -1e → Au+

Ví dụ 2: Điều kiện để phản ứng xảy ra khi cho vàng tác dụng với NaNO3

A. xúc tác B. nhiệt độ C. áp suất D. Cả A, B, C

Đáp án B

Ví dụ 3: Cho 1,79g vàng tác dụng với NaNO3 thì thu được V lít khí không màu hóa nâu trong không khí thoát ra . Giá trị của V là:

A. 0,112 l B.0,224 l C. 0,336 l D. 0,448 l

Đáp án B

Hướng dẫn giải:

n_{NO}=n_{Au}=\frac{1,97}{197}=0,01mol⇒V_{NO}(đktc)=0,01.22,4=0,224l\(n_{NO}=n_{Au}=\frac{1,97}{197}=0,01mol⇒V_{NO}(đktc)=0,01.22,4=0,224l\)

4. Phản ứng hóa học: Au + K[Ag(CN)3] → K[Au(CN)3] + Ag - Cân bằng phương trình hóa học

Phản ứng hóa học:

Au + K[Ag(CN)3] → K[Au(CN)3] + Ag

Điều kiện phản ứng

- Không điều kiện

Cách thực hiện phản ứng

- Cho vàng tác dụng với K[Ag(CN)2]

Hiện tượng nhận biết phản ứng

- Xuất hiện kết tủa trắng

Bạn có biết

- Sản phẩm của phản ứng vàng tác dụng với K[Ag(CN)2] được ứng dụng rất nhiều trong đời sống như: mạ điện trang trí, đồ trang sức, kính, đồ hồ….

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Chọn phát biểu sai

A. K[Au(CN)2] là bột tinh thể không màu đến màu trắng ít tan trong nước

B. K[Au(CN)2] được điều chế bằng cách hòa tan vàng trong dung dịc kali xyanua

C. K[Au(CN)2] dùng để mạ điện trang trí đồ trang sức, đồng hồ, đồ trang trí…

D. K[Au(CN)2] dùng để mạ điện trong bộ máy viễn thông, quân sự, khoa học

Đáp án A

Ví dụ 2: Cho 19,7 g vàng tác dụng với K[Ag(CN)2] thu được muối vàng và m g kết tủa bạc. Giá trị của m là:

A. 5,4g B. 10,8g C. 16,2g D. 21,6g

Đáp án B

Hướng dẫn giải:

n_{Ag}=n_{Au}=\frac{19,7}{197}=0,1mol⇒m_{Ag}=0,1.108=10,8g\(n_{Ag}=n_{Au}=\frac{19,7}{197}=0,1mol⇒m_{Ag}=0,1.108=10,8g\)

Ví dụ 3: Cho m g vàng tác dụng với K[Ag(CN)2] thu được muối vàng và 16,2 g kết tủa bạc. Giá trị của m là:

A. 9,85g B. 19,7g C. 29,55g D. 39,4 g

Đáp án C

Hướng dẫn giải:

n_{Au}=n_{Ag}=\frac{16,2}{108}=0,15mol⇒m_{Au}=0,15.197=29,55g\(n_{Au}=n_{Ag}=\frac{16,2}{108}=0,15mol⇒m_{Au}=0,15.197=29,55g\)

5. Phản ứng hóa học: 2Au + 3Cl2 → 2AuCl3 - Cân bằng phương trình hóa học

Phản ứng hóa học:

2Au + 3Cl2 → 2AuCl3

Điều kiện phản ứng

- Nhiệt độ < 150°C

Cách thực hiện phản ứng

- Cho kim loại vàng tác dụng với khí Clo

Hiện tượng nhận biết phản ứng

- Xuất hiện chất rắn màu đỏ nhạt

Bạn có biết

- Vàng là kim loại có tính khử yếu nên chỉ tác dụng với các chất oxi hóa mạnh như Cl2, Br2 … khi ở nhiệt độ cao

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Cho m g kim loại vàng tác dụng với khí Clo thì thu được 6,07 g muối. Giá trị của m là:

A. 0,985 g B. 1,97 g C. 2,955 g D. 3,94 g

Đáp án D

Hướng dẫn giải:

2Au + 3Cl2 → 2AuCl3

nAu = nmuối = 6,07/303,5 = 0,02 mol ⇒ mAu = 0,02.197 = 3,94 g

Ví dụ 2: Cho các kim loại sau: Au, Ag, Cu, Fe. Sắp xếp theo tinh khử giảm dần

A. Au, Cu, Ag, Fe

B. Au, Ag, Cu, Fe

C. Fe, Cu, Ag, Au

D. Fe, Cu, Au, Ag

Đáp án C

Ví dụ 3: Cho 0,985g kim loại vàng tác dụng với khí Clo thì thu được m g muối. Giá trị của m là:

A. 1,15g B. 3,035g C. 4,55g D. 6,07g

Đáp án A

Hướng dẫn giải:

2Au + 3Cl2 → 2AuCl3

nmuối = nAu = 0,985/197 = 0,005 mol ⇒ mmuối = 0,005.303,5 = 1,15 g

6. Phản ứng hóa học: 2Au + 3F2 → 2AuF3 - Cân bằng phương trình hóa học

Phản ứng hóa học:

2Au + 3F2 → 2AuF3

Điều kiện phản ứng

- Nhiệt độ từ 300 - 400°C

Cách thực hiện phản ứng

- Cho kim loại vàng tác dụng với Flo

Hiện tượng nhận biết phản ứng

- Xuất hiện chất rắn màu cam

Bạn có biết

- Vàng là kim loại có tính khử yếu nên chỉ tác dụng với các chất oxi hóa mạnh như Cl2, F2 … khi ở nhiệt độ cao

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Cho mg kim loại vàng tác dụng với Flo thì thu được 2,54 g muối. Giá trị của m là:

A. 0,985g B. 1,97g C. 2,955g D. 3,94g

Đáp án B

Hướng dẫn giải:

2Au + 3F2 → 2AuF3

nAu = nmuối = 2,54/254 = 0,01 mol ⇒ mAu = 0,01.197 = 1,97 g

Ví dụ 2: Chọn đáp án đúng. Cấu hình e của vàng là:

A. [Xe]4f145d106s1

B. [Xe]4f145d10

C. [Xe]4f145d96s2

C. [Xe]4f145d96s1

Đáp án A

Ví dụ 3: Cho 3,94 g kim loại vàng tác dụng với Flo thì thu được mg muối. Giá trị của m là:

A. 2,54g B. 3,81g C. 5,08g D. 6,35g

Đáp án C

Hướng dẫn giải:

2Au + 3F2 → 2AuF3

nmuối = nAu = 3,94/197 = 0,02 mol ⇒ mmuối = 0,02.254 = 5,08 g

Mời các bạn tham khảo thêm:

7. Phản ứng hóa học: 2Au + 2Br2 → AuBr + AuBr3 - Cân bằng phương trình hóa học

Phản ứng hóa học:

2Au + 2Br2 → AuBr + AuBr3

Điều kiện phản ứng

- Nhiệt độ từ 20 - 35°C

Cách thực hiện phản ứng

- Cho kim loại vàng tác dụng với dung dịch brom dư

Hiện tượng nhận biết phản ứng

- Xuất hiện chất rắn kết tinh màu đỏ sẫm

Bạn có biết

- Vàng là kim loại có tính khử yếu nên chỉ tác dụng với các chất oxi hóa mạnh như Cl2, F2, Br2… khi ở nhiệt độ cao

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Điều kiện để phản ứng xảy ra khi cho vàng tác dụng với dung dịch brom là

A. xúc tác B. nhiệt độ C. áp suất D. Cả A, B, C

Đáp án B

Ví dụ 2: Kim loại nào tác dụng với dung dịch brom dư tạo ra chất rắn kết tinh màu đỏ sẫm?

A. Cu B. Ag C. Al D. Au

Đáp án D

Ví dụ 3: Cho 3,94 g kim loại vàng tác dụng với dung dịch brom dư thì thu được m g muối. Giá trị của m là:

A. 6,64g B. 13,28g C. 19,92g D. 26,56g

Đáp án C

Hướng dẫn giải:

2Au + 2Br2 → AuBr + AuBr3

Ta có: nAu = 3,94/197 = 0,02 mol; Theo pt: nAuBr = nAuBr3 = nAu = 0,02 mol

⇒ mmuối = 0,02.227 + 0,02.437 = 13,28 g

8. Phản ứng hóa học: 2Au + 3Cl2 + 2HCl → 2H[AuCl4] - Cân bằng phương trình hóa học

Phản ứng hóa học:

2Au + 3Cl2 + 2HCl → 2H[AuCl4]

Điều kiện phản ứng

- Xúc tác khí clo

Cách thực hiện phản ứng

- Cho kim loại vàng tác dụng với dung dịch HCl đặc khi có mặt khí Clo

Hiện tượng nhận biết phản ứng

- Xuất hiện chất rắn màu vàng nhạt

Bạn có biết

- Vàng là kim loại yếu tác dụng được với axit HCl đặc khi có mặt của khí Cl2

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Điều kiện để phản ứng xảy ra khi cho vàng tác dụng với axit HCl đặc là

A. xúc tác B. nhiệt độ C. áp suất D. Cả A, B, C

Đáp án A

Ví dụ 2: Cho phương trình hóa học sau:

2Au + 2HCl + 3Cl2 ⇒ 2H[AuCl4]

Tổng hệ số tối giản của phương trình trên:

A. 8 B.9 C. 10 D. 11

Đáp án B

Ví dụ 3: Cho các kim loại sau: Au, Ag, Al, Fe. Sắp xếp theo tính dẫn điện giảm dần

A. Au, Al, Ag, Fe

B. Au, Ag, Cu, Fe

C. Ag, Cu, Au, Fe

D. Ag, Fe, Au, Cu

Đáp án C

Mời các bạn tham khảo thêm các PHTT tại Từ điển cân bằng PHTT.

............................................

Ngoài Phản ứng hóa học của Vàng (Au) và Hợp chất của Vàng - Cân bằng phương trình hóa học. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo các đề thi học kì 1 lớp 8, đề thi học kì 2 lớp 8 các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với tài liệu lớp 8 sẽ giúp các bạn ôn tập tốt hơn. Chúc các bạn học tập tốt

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Từ điển Phương trình hóa học

    Xem thêm