C6H5OH + Na2CO3 ⇌ C6H5ONa + NaHCO3
Phản ứng với dung dịch sodium carbonate
C6H5OH + Na2CO3 ⇌ C6H5ONa + NaHCO3 được VnDoc biên soạn hướng dẫn bạn học viết và cân bằng đúng phản ứng khi cho phenol tác dụng với dung dịch sodium carbonate. Mời các bạn tham khảo.
1. Phenol phản ứng sodium carbonate
C6H5OH + Na2CO3 ⇌ C6H5ONa + NaHCO3
2. Tính chất hóa học của phenol
Do ảnh hưởng qua lại giữa nhóm – OH và vòng benzene, phenol có phản ứng thế nguyên tử H ở nhóm – OH (thể hiện tính acid) và phản ứng thế nguyên tử H của vòng benzen.
2.1. Tính acid của phenol
- Phenol thể hiện tính acid yếu. Dung dịch phenol không làm đổi màu quỳ tím.
a) Phản ứng với dung dịch NaOH
Phenol ít tan trong nước, nhưng tan tốt trong dung dịch sodium hydroxide do có phản ứng: C6H5OH + NaOH → C6H5ONa + H2O.
b) Phản ứng với dung dịch sodium carbonat
C6H5OH + Na2CO3 ⇌ C6H5ONa + NaHCO3
Kết luận: Tính acid của phenol mạnh hơn tính acid của alcohol.
2.2. Phản ứng thế nguyên tử H của vòng benzene
a) Phản ứng với nước bromine
- Nhỏ nước bromine vào dung dịch phenol, thấy xuất hiện kết tủa trắng.
Phương trình hoá học:
b) Phản ứng với dung dịch HNO3 đặc
3. Câu hỏi vận dụng liên quan
Câu 1. Trong đặc điểm cấu tạo của phenol, cặp electron trên nguyên tử oxygen bị hút một phần vào hệ thống vòng benzene, làm giàu mật độ electron ở các vị trí
A. ortho, meta.
B. meta, para.
C. ortho, meta, para.
D. ortho, para.
Nhóm OH là nhóm đẩy e vào vòng benzene, làm giàu mật độ electron ở hai vị trí ortho và para.
Câu 2. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về tính chất của phenol?
A. Phenol là chất rắn, không màu hoặc màu hồng nhạt.
B. Phenol gây bỏng khi tiếp xúc với da, gây ngộ độc qua đường miệng.
C. Phenol không tan trong nước, nhưng tan trong ethanol.
D. Phenol có tính acid mạnh hơn ethanol.
Phenol ít tan trong nước lạnh, tan vô hạn ở 66oC và tan tốt trong các dung môi hữu cơ.
Câu 3. Sản phẩm tạo thành chất kết tủa khi cho phenol tác dụng với chất nào sau đây?
A. Dung dịch NaOH.
B. Nước bromine.
C. Quỳ tím.
D. Phenolphthalein
----------------------------------