Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

CH3CHO + I2 + NaOH → H-COONa + NaI + CHI3 + H2O

CH3CHO + I2 + NaOH → H-COONa + NaI + CHI3 + H2O là ứng tạo iodoform của hợp chất chứa nhóm methyl ketone (CH3CO-R) phản ứng với iodine trong môi trường kiềm tạo kết tủa iodoform màu vàng. Đây cũng là phản ứng dùng để nhận biết hợp chất có chứa nhóm CH3-CO

1. Phản ứng tạo iodoform của acetaldehyde 

CH3-CHO + 3I2 + 4NaOH → CHI3↓ + H-COONa + 3NaI + 3H2O

Hợp chất chứa nhóm methyl ketone (CH3CO-R) phản ứng với iodine trong môi trường kiềm tạo kết tủa iodoform màu vàng.

2. Tính chất hóa học hợp chất carbonyl

Nhóm C = O có một số tính chất giống alkene.

2.1. Phản ứng khử hợp chất carbonyl

- Dưới tác dụng của NaBH4 hoặc LiAlH4, aldehyde bị khử sinh ra alcohol bậc một; ketone bị khử sinh ra alcohol bậc hai. Ví dụ:

CH3-CH=O \overset{LiAlH_{4} }{\rightarrow}LiAlH4 CH3CH2OH

CH3-CO-CH3 \overset{NaBH_{4} }{\rightarrow}NaBH4 CH3-CHOH-CH3

2.2. Phản ứng oxi hóa aldehyde

a) Phản ứng với nước bromine

Phương trình tổng quát:

R-CH=O + Br2 + H2O → R-COOH + 2HBr

Ví dụ:

CH3CHO + Br2 + H2O → CH3COOH + 2HBr

b) Phản ứng với thuốc thử Tollens

- Thuốc thử Tollens là dung dịch AgNO3 trong NH3 dư:

AgNO3 + 3NH3 + H2O → [Ag(NH3)2]OH + NH4NO3

Thuốc thử tollens

- Phản ứng tổng quát giữa thuốc thử Tollens với aldehyde:

R-CH=O + 2[Ag(NH3)2]OH \overset{t^{o} }{\rightarrow}to R-COONH4 + 2Ag + 3NH3 + H2O

Phản ứng này gọi là phản ứng tráng bạc.

c) Phản ứng với Cu(OH)2

- Phản ứng của aldehyde với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm sinh ra kết tủa Cu2O màu đỏ gạch. Ví dụ:

HCHO + 2Cu(OH)2 (xanh) + NaOH \overset{t^{o} }{\rightarrow}to HCOONa + Cu2O (đỏ gạch) + 3H2O

Chú ý:

Ketone không có phản ứng với thuốc thử Tollens hoặc Cu(OH)2 trong môi trường kiềm nên có thể dùng thuốc thử Tollens hoặc Cu(OH)2 trong môi trường kiềm để phân biệt aldehyde và ketone.

2.3. Phản ứng với hydrogen cyanide

Hydrogen cyanide (HCN) phản ứng được với các aldehyde hoặc ketone tạo thành sản phẩm là các cyanohydrin.

Ví dụ:

2.4. Phản ứng tạo iodoform

Hợp chất chứa nhóm methyl ketone (CH3CO-R) phản ứng với iodine trong môi trường kiềm tạo kết tủa iodoform màu vàng. Ví dụ:

CH3CO-H + 3I2 + 4NaOH → H-COONa + 3NaI + CHI3 + 3H2O

CH3CO-CH3 + 3I2 + 4NaOH → CH3COONa + 3NaI + CHI3 + 3H2O

Phản ứng dùng để nhận biết hợp chất chứa nhóm CH3CO-.

3. Câu hỏi vận dụng liên quan

Câu 1. Nhận xét nào sau đây là đúng?

A. Formaldehyde tan tốt trong nước là do tạo được liên kết hydrogen với nước.

B. Acetone tan tốt trong nước là do acetone phản ứng được với nước.

C. Methyl chloride tan trong nước tốt hơn formaldehyde.

D. Acetaldehyde tan trong nước tốt hơn ethanol.

Xem đáp án
Đáp án A

Câu 2. Hợp chất nào sau đây có phản ứng tạo iodoform?

A. CH2=CH2.

B. CH3CHO.

C. C6H5OH.

D. CH≡CH.

Xem đáp án
Đáp án B

Các hợp chất chứa nhóm methyl ketone ( CH3CO –R) phản ứng với idone trong môi trường kiềm tạo ra kết tủa iodoform.

Câu 3. Cho các phát biểu sau:

(a) Aldehyde có nhóm carbonyl trong phân tử còn alcohol thì không.

(b) Aldehyde phản ứng với nước bromine còn alcohol thì phản ứng dễ dàng với sodium.

(c) Aldehyde có phản ứng với Cu(OH)2 trong môi trường base còn alcohol thì có phản ứng tráng bạc.

(d) Aldehyde có phản ứng với hydrogen cyanide còn alcohol thì không.

Những phát biểu đúng về sự khác biệt giữa aldehyde và alcohol là

A. (a), (b).

B. (a), (b) và (d).

C. (a), (c) và (d).

D. (b) và (c).

Xem đáp án
Đáp án B

(c) sai vì alcohol không có phản ứng tráng bạc.

----------------------------------

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Đóng Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
Đóng
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Từ điển Phương trình hóa học

    Xem thêm
    Chia sẻ
    Chia sẻ FacebookChia sẻ TwitterSao chép liên kếtQuét bằng QR Code
    Mã QR Code
    Đóng