Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

C2H2 + H2O → CH3CHO

C2H2 + H2O → CH3CHO là phương trình phản ứng khi cho C2H2 tác dụng với nước sản phẩm thu được CH3CHO ở điều kiện nhiệt độ chất xúc tác thích hợp. Hy vọng tài liệu giúp ích cho các bạn học sinh trong quá trình ôn luyện.

>> Mời các bạn tham khảo thêm một số phương trình phản ứng liên quan 

1. Phản ứng cộng nước Acetylene 

CH ≡ CH + H2O \overset{Hg^{2+} ,H_{2} SO_{4} ,t^{o} }{\rightarrow}Hg2+,H2SO4,to CH3 – CH = O

C2H2 + H2\overset{Hg^{2+} ,H_{2} SO_{4} ,t^{o} }{\rightarrow}Hg2+,H2SO4,to  CH3CHO

2. Điều kiện để phản ứng C2H2 ra CH3CHO

Nhiệt độ: 80 độ C Xúc tác: Hg2+ Dung môi: H2SO4

3. Tính chất hóa học của Acetylene

3.1. Tác dụng với oxygen

Khi đốt trong không khí, acetylene cháy với ngọn lửa sáng, tỏa nhiều nhiệt

2C2H2 + 5O2 \xrightarrow{{{t}^{o}}}to 4CO2 + 2H2O

Hỗn hợp gồm C2H2 và O2 theo tỉ lệ 2 : 5 là hỗn hợp nổ rất mạnh

3.2. Phản ứng cộng

a. Phản ứng cộng halogen

Ở điều kiện thích hợp, acetylene có phản ứng cộng với bromine trong dung dịch

CH ≡ CH + 2Br2 → Br2HC – CHBr2

b. Phản ứng cộng hydrogen

Hydrogen hoá alkyne, tuỳ vào điều kiện áp suất, nhiệt độ và xúc tác, có thể nhận được sản phẩm là alkene, alkane.

HC ≡ CH + H2 \overset{Pd
,
PbCO
_{3} 
,
t
^{0} 
,
P}{\rightarrow}Pd,PbCO3,t0,P CH2 = CH2

HC ≡ CH + 2H2 \overset{Ni,
t
^{0} 
,
P}{\rightarrow}Ni,t0,P CH3 - CH3

c. Phản ứng cộng hydrogen halide

CH ≡ CH + HBr → CH2 = CHBr

CH ≡ CH + 2HBr → CH3 – CHBr2

d. Phản ứng cộng nước (hydrate hoá)

Phản ứng cộng một phân tử HOH vào alkyne diễn ra khi có mặt của xúc tác là muối Hg(II) trong H2SO4, tạo thành aldehyde hoặc ketone.

Ví dụ:

CH ≡ CH + H2O \overset{Hg^{2+} ,H_{2} SO_{4} ,t^{o} }{\rightarrow}Hg2+,H2SO4,to CH3 – CH = O

CH3C = CH + H2O \overset{Hg^{2+} ,H_{2} SO_{4} ,t^{o} }{\rightarrow}Hg2+,H2SO4,to CH3 – CO – CH3

3.3. Phản ứng dime và trime hóa

Hai phân tử acetylene cộng hợp với nhau tạo thành vinylacetylene

2CH≡CH \overset{xt,t^{\circ}}{\rightarrow}xt,t CH ≡ C-CH=CH2

Ba phân tử acetylene cộng hợp với nhau tạo thành benzene

CH≡CH \overset{xt,t^{\circ}}{\rightarrow}xt,t C6H6

3.4. Phản ứng của alk – 1 – yne với AgNO3 trong NH3

Các alk – 1 – yne có thể phản ứng với AgNO3/ NH3 tạo kết tủa.

Ví dụ:

CH ≡ CH + 2AgNO3 + 2NH3 → Ag – C ≡ C – Ag↓ + 2NH4NO3

Phản ứng này dùng để nhận biết các alkyne có liên kết ba ở đầu mạch.

4. Bài tập vận dụng liên quan 

Câu 1.Dẫn dòng khí gồm acetylene và ethylene lần lượt đi vào ống nghiệm (1) đựng dung dịch AgNO3/NH3 ở điều kiện thường, sau đó dẫn tiếp qua ống nghiệm (2) đựng nước bromine. Hiện tượng thí nghiệm nào sau đây là không đúng?

A. Ở ống nghiệm (1) có kết tủa màu vàng nhạt.

B. Ở ống nghiệm (2) màu của nước bromine nhạt dần.

C. Ở ống nghiệm (2) chất lỏng chia thành hai lớp.

D. Ở ống nghiệm (2) thu được chất lỏng đồng nhất.

Xem đáp án
Đáp án B

Ở ống nghiệm (1) có kết tủa màu vàng nhạt là AgC≡CAg.

Ở ống nghiệm (2) màu của nước bromine nhạt dần do Br2 phản ứng với ethylene (có thể có acetylene).

Ở ống nghiệm (2): sản phẩm tạo thành là BrCH2CH2Br (và có thể có Br2CHCHBr2) không tan trong nước và nặng hơn nước nên tách thành lớp dưới lớp nước bromine.

Câu 2. Cho các chất sau: acetylene; methyl acetylene; ethyl acetylene và dimethyl acetylene.

Số chất tạo được kết tủa khi tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4

Xem đáp án
Đáp án C

Các alkyne có liên kết ba ở đầu mạch (alk-1-yne) có khả năng tham gia phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3 tạo thành kết tủa.

Câu 3. Phương pháp hiện đại để điều chế acetylene hiện nay là

A. nhiệt phân ethylene ở nhiệt độ cao.

B. nhiệt phân benzene ở nhiệt độ cao.

C. nhiệt phân calcium carbide ở nhiệt độ cao.

D. nhiệt phân methane ở nhiệt độ cao.

Xem đáp án
Đáp án D

Câu 4. Phản ứng nào trong các phản ứng sau không tạo ra acetylene?

A. Ag2C2 + HCl →

B. CH4 \overset{1500^{\circ } C}{\rightarrow}1500C

C. Al4C3 + H2O→

D. CaC2 + H2O→

Xem đáp án
Đáp án C

Ag2C2 + 2HCl → C2H2 + 2AgCl

2CH4 → C2H2↑+ H2

Al4C3 + 12H2O → 4Al(OH)3↓ + 3CH4

CaC2 + 2H2O → C2H2 + Ca(OH)2

Câu 5. Acetylene tham gia phản ứng cộng H2O (xúc tác HgSO4, thu được sản phẩm hữu cơ là:

A. C2H4(OH)2

B. CH3CHO

C. CH3COOH

D. C2H5OH

Xem đáp án
Đáp án B

Câu 6. Cho một loại đất đèn chứa 80% CaC2 nguyên chất vào một lượng nước dư, thu được 4,958 lít khí (đkc). Khối lượng đất đèn đem dùng là:

A. 12,8 gam

B. 10,24 gam

C. 16 gam

D. 17,6 gam

Xem đáp án
Đáp án C

Số mol etilen là: nC2H2 = 4,958/24,79 = 0,2 (mol)

CaC2 + 2H2O → Ca(OH)2 + C2H2

0,2               0,2

mCaC2 = 0,2 * 64 = 12,8 (gam)

mđất đèn = 12,8 / 80.100 = 16 (gam)

Câu 7. Phương pháp hiện đại để điều chế acetylene hiện nay là

A. nhiệt phân ethylene ở nhiệt độ cao.

B. nhiệt phân benzene ở nhiệt độ cao.

C. nhiệt phân calcium carbide ở nhiệt độ cao.

D. nhiệt phân methane ở nhiệt độ cao.

Xem đáp án
Đáp án D

Phương pháp hiện đại để điều chế acetylene hiện nay là nhiệt phân methane ở nhiệt độ cao.

2CH4 → C2H2 + 3H2 (nhiệt độ 1500oC, làm lạnh nhanh)

Câu 8. Cho các hydrocarbon:

(1) CH2=C(CH3)CH2CH3; (2) (CH3)2C=CHCH3; (3) CH2=C(CH3)CH=CH2; (4) (CH3)2CHC≡CH. Những hydrocarbon nào phản ứng với HBr sinh ra sản phẩm chính là 2-bromo-2-methylbutane?

A. (1) và (2).

B. (2) và (4).

C. (1) và (3).

D. (3) và (4).

Xem đáp án
Đáp án A

Theo quy tắc Markovnikov, trong phản ứng cộng HX vào hydrocarbon không no nguyên tử H ưu tiên cộng vào nguyên tử carbon mang liên kết đôi có nhiều hydrogen hơn còn nguyên tử X cộng vào nguyên tử carbon mang liên kết đôi chứa ít hydrogen hơn.

Vậy các chất (1) và (2) phản ứng với HBr sinh ra sản phẩm chính là 2-bromo-2-methylbutane.

Câu 9. Dẫn m gam hỗn hợp gồm methane và ethylene đi qua dung dịch nước brom thì thấy lượng bromine tham gia phản ứng là 8 gam. Khí bay ra được đốt cháy hoàn toàn và dẫn sản phẩm cháy đi qua dung dịch Ba(OH)2 dư thì thu được 29,55 gam kết tủa. Giá trị của m là:

A. 2,2 gam

B. 5 gam

C. 3,8 gam

D. 2,8 gam

Xem đáp án
Đáp án A

Số mol nCO2 = nBaCO3 = 29,55/197 = 0,15 mol

nBr2 = 8/160 = 0,05 mol

C2H4 + Br2 → C2H4Br2

0,05 0,05

⇒ nCH4 + 2nC2H4 = nCO2

⇔ nCH4 + 0,05.2 = 0,15 (mol) ⇒ nCH4 = 0,05 (mol)

mkhi = mCH4 + mC2H4 ⇔ mkhi = 0,05.16 + 0,05.28 = 2,2 (g)

Câu 10. Trong điều kiên thích hợp, acetylene có thể tác dụng được với các chất dãy nào sau đây

A. H2, Br2, dung dịch H2SO4

B. H2, H2O, Br2, HCl

C. H2, H2O, Br2, HBr, dung dịch NaOH

D. H2, H2O, Br2, dung dịch H2SO4

Xem đáp án
Đáp án B

Trong điều kiện thích hợp, acetylene có thể tác dụng được với các chất H2, H2O, Br2, HCl

C2H2 + 2H2 \xrightarrow{Ni, {{t}^{o}},p}Ni,to,p C2H6

C2H2 + H2O \xrightarrow{xt, {{t}^{o}},p}xt,to,pCH3CHO

C2H2 + 2Br2→C2H2Br4

C2H2 + HCl \xrightarrow{xt, {{t}^{o}},p}xt,to,pCH2=CHCl

Câu 11. Trong phòng thí nghiệm acetylene được điều chế từ đất đèn, thành phần chính của đất đèn là:

A. Al4C3.

B. Ca2C.

C. CaC2.

D. CaO.

Xem đáp án
Đáp án C

Trong phòng Cthí nghiệm acetylene được điều chế từ đất đèn, thành phần chính của đất đèn là: CaC2.

Trong phòng thí nghiệm acetylene được điều chế bằng cách cho calcium carbide (thành phần chính của đất đèn) phản ứng với nước.

CaC2 + 2H2O → C2H2 + Ca(OH)2

Câu 12. Acetaldehyde thể hiện tính oxi hoá trong phản ứng nào sau đây?

A. CH3CHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O → CH3COONH4 + 2NH4NO3 + 2Ag

B. 2CH3CHO + 5O2→ 4CO2 + 4H2O.

C. CH3CHO + Br2 + H2O → CH3COOH + 2HBr.

D. CH3CHO + H2→ CH3CH2OH.

Xem đáp án
Đáp án D

CH3CHO + H2→ CH3CH2OH

H2 thể hiện tính khử, acetaldehyde thể hiện tính oxi hóa

Xem thêm các bài Tìm bài trong mục này khác:
Chia sẻ, đánh giá bài viết
9
Đóng Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
Đóng
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Từ điển Phương trình hóa học

    Xem thêm
    Chia sẻ
    Chia sẻ FacebookChia sẻ TwitterSao chép liên kếtQuét bằng QR Code
    Mã QR Code
    Đóng