FeCl2 + NaOH → Fe(OH)2 + NaCl
FeCl2 NaOH: FeCl2 tác dụng với NaOH
FeCl2 + NaOH → Fe(OH)2 + NaCl được VnDoc biên soạn hướng dẫn bạn đọc viết phương trình phản ứng FeCl2 tác dụng với NaOH, cũng như viết phương trình ion thu gọn của FeCl2 + NaOH. Từ đó giúp bạn đọc nắm rõ phương trình phản ứng, vận dụng tốt vào các dạng câu hỏi bài tập liên quan.
>> Mời các bạn tham khảo một số tài liệu liên quan:
- Hai dung dịch đều phản ứng được với kim loại Fe là
- Muối sắt 3 được tạo thành khi cho sắt tác dụng với
- Trong các chất sau đây chất nào chứa hàm lượng sắt nhiều nhất
- Khi thả một cây đinh sắt sạch vào dung dịch CuSO4 loãng có hiện tượng sau
1. Phương trình phản ứng FeCl2 ra Fe(OH)2
FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2 + 2NaCl
2. Viết phương trình ion thu gọn của FeCl2+ NaOH
Phương trình phân tử của FeCl2 + NaOH
FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2 + 2NaCl
Phương trình ion rút gọn
Fe2+ + 2OH− → Fe(OH)2
3. Điều kiện xảy ra phương trình phản ứng NaOH FeCl2
Nhiệt độ phòng
4. Hiện tượng phản ứng xảy ra khi cho FeCl2 tác dụng với NaOH
Cho dung dịch FeCl2 tác dụng với dd NaOH, sau phản ứng thu được tạo thành kết tủa trắng xanh kém bền
5. Câu hỏi trắc nghiệm liên quan
Câu 1. Cho dung dịch FeCl3 vào dung dịch chất X, thu được kết tủa Fe(OH)3. Chất X là
A. NaCl.
B. NaOH.
C. AgNO3.
D. H2S.
A. Không xảy ra phản ứng
B. 3NaOH + FeCl3 → 3NaCl + Fe(OH)3↓
C. 3AgNO3 + FeCl3 → 3AgCl↓ + Fe(NO3)3
D. H2S + 2FeCl3→ 2FeCl2+ 2HCl + S↓
Câu 2. Chia bột kim loại A thành 2 phần. Phần một cho tác dụng với Cl2 tạo ra muối B. Phần 2 cho tác dụng với dung dịch HCl tạo ra muối C. Cho kim loại X tác dụng với muối B lại thu được muối C. Vậy A là kim loại nào sau đây?
A. Cu
B. Al
C. Zn
D. Fe
Phương trình phản ứng minh họa
2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
Fe + 2FeCl3 → 3FeCl2
Câu 3. Cho các dung dịch sau: HCl, Na2CO3, AgNO3, Na2SO4, NaOH và KHSO4. Số dung dịch tác dụng được với dung dịch Fe(NO3)2 là:
A. 4
B. 3
C. 6
D. 5
Phương trình phản ứng minh họa
(1) 3Fe2+ + 4H+ + NO3− → 3Fe3+ + NO + 2H2O
(2) Fe(NO3)2 + Na2CO3 → FeCO3↓ + 2NaNO3
(3) Fe(NO3)2 + AgNO3 → Fe(NO3)3 + Ag↓
(4) Fe(NO3)2 + 2NaOH → Fe(OH)2↓+ 2NaNO3
(5) 3Fe2+ + 4H+ + NO3− → 3Fe3+ + NO + 2H2O
Vậy có 5 dung dịch tác dụng được với Fe(NO3)2 là HCl, Na2CO3, AgNO3, NaOH và KHSO4.
Câu 4. Hiện tượng gì xảy ra khi cho dung dịch NaOH vào ống nghiệm có chứa dung dịch FeCl2?
A. Xuất hiện màu nâu đỏ
B. Xuất hiện màu trắng xanh
C. Xuất hiện màu nâu đỏ rồi chuyển sang màu trắng xanh
D. Xuất hiện màu trắng xanh rồi chuyển sang màu nâu đỏ
Ban đầu tạo Fe(OH)2 có màu trắng xanh:
FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2 (trắng xanh) + 2NaCl
Sau đó Fe(OH)2 bị O2 (trong dung dịch và không khí) oxi hóa thành Fe(OH)3 có màu nâu đỏ:
Fe(OH)2 + 1/4 O2 + 1/2 H2O → Fe(OH)3 (nâu đỏ)
Vậy hiện tượng là tạo kết tủa trắng xanh, sau đó chuyển nâu đỏ.
Câu 5. Hoà tan Fe vào dung dịch AgNO3 dư, dung dịch thu được chứa chất nào sau đây?
A. Fe(NO3)2
B. Fe(NO3)3
C. Fe(NO2)2, Fe(NO3)3, AgNO3
D. Fe(NO3)3, AgNO3
Hoà tan Fe vào dung dịch AgNO3 dư, dung dịch thu được Fe(NO3)3, AgNO3.
Fe + 2Ag+ → Fe2+ + 2Ag
Fe2+ + Ag+dư → Ag + Fe3+
Câu 6. Sắt tác dụng với khí clo ở nhiệt độ cao tạo thành
A. Sắt(II) clorua.
B. Sắt(III) clorua.
C. Sắt clorua.
D. Sắt(II) clorua và sắt(III) clorua.
Khi kết hợp với kim loại, các halogen oxi hóa các kim loại đến hóa trị cực đại của kim loại.
3Cl2 + 2Fe → 2FeCl3.
Nếu Fe dư: Fe + 2FeCl3 → 3FeCl2
Câu 7. Dung dịch axit clohiđric tác dụng với sắt tạo thành:
A. Sắt (II) clorua và khí hiđrô
B. Sắt (III) clorua và khí hiđrô.
C. Sắt (II) Sunfua và khí hiđrô
D. Sắt (II) clorua và nước
Phương trình phản ứng hóa học
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
Dung dịch axit clohiđric tác dụng với sắt tạo thành:
A. Sắt (II) clorua và khí hiđrô
Câu 8. Cho các chất sau: Fe(OH)3, Fe3O4, FeSO4 và Fe(NO3)2. Số chất trong dãy tác dụng với dung dịch HCl là
A. 4
B. 1
C. 2
D. 3
Các chất phản ứng với HCl là: Fe(OH)3, Fe3O4, Fe(NO3)2
Fe(OH)3 + 3H+ → Fe3+ + 3H2O
Fe3O4 + 8H+ → Fe2+ + 2Fe3+ + 4H2O
Fe2+ + H+ + NO3- → Fe3+ + spk + H2O
→ có 3 chất
.......................................
>> Mời các bạn tham khảo thêm một số phương trình liên quan:
- Fe + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO2 + H2O
- Fe + HNO3 → Fe(NO3)3 + N2O + H2O
- FeCl2 + AgNO3 → Fe(NO3)2 + AgCl
- FeCl2 + Cl2 → FeCl3
- FeCl3 + AgNO3 → Fe(NO3)3 + AgCl
- FeCl3 + NaOH → Fe(OH)3 + NaCl
Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: FeCl2 + NaOH → Fe(OH)2 + NaCl. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Hóa học lớp 10, Giải bài tập Hóa học lớp 11, Hóa học lớp 12, Thi thpt Quốc gia môn Văn, Thi thpt Quốc gia môn Lịch sử, Thi thpt Quốc gia môn Địa lý, Thi thpt Quốc gia môn Toán, đề thi học kì 1 lớp 11, đề thi học kì 2 lớp 11 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.
Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THPT miễn phí trên Facebook, mời bạn đọc tham gia nhóm: Tài liệu học tập lớp 12 của VnDoc.com để có thêm tài liệu học tập nhé