Al + H2SO4 → Al2(SO4)3 + H2
Al H2SO4: Al tác dụng H2SO4 loãng
Al + H2SO4 → Al2(SO4)3 + H2 được VnDoc biên soạn hướng dẫn các bạn học sinh viết và cân bằng chính xác phản ứn Al tác dụng với H2SO4 loãng, sản phẩm thu được muối và giải phóng khí H2.
1. Phương trình phản ứng Nhôm tác dụng với sulfuric Acid loãng
2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2
2. Điều kiện phản ứng Al+ H2SO4 loãng
Nhiệt độ phòng
3. Tiến hành thí nghiệm Nhôm tác dụng với sulfuric acid loãng
Cho một ít mẫu Al vào đáy ống nghiệm, thêm 1- 2ml dung dịch acid H2SO4 loãng
Kim loại bị hòa tan, đồng thời có bọt khí không màu bay ra
4. Một số tài liệu liên quan đến nhôm
- Al + H2O + NaOH → NaAlO2 + H2
- Al2O3 + HCl → AlCl3 + H2O
- Al2O3 + H2SO4 → Al2(SO4)3 +H2O
- Al + HCl → AlCl3 + H2
- Al + Cl2 → AlCl3
- Al + O2 → Al2O3
- Al + H2SO4 → Al2(SO4)3 + H2
- Al + H2SO4 → Al2(SO4)3 + SO2 + H2O
- Al + H2SO4 → Al2(SO4)3 + S + H2O
- Al + HNO3 = H2O + NO2 + Al(NO3)3
- Al + HNO3 → Al(NO3)3 + N2O + H2O
- Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + H2O
5. Tính chất hóa học của nhôm
5.1. Tác dụng với oxi và một số phi kim.
4Al + 3O2 → 2Al2O3
ở điều kiện thường, nhôm phản ứng với oxi tạo thành lớp Al2O3 mỏng bền vững, lớp oxide này bảo vệ đồ vật bằng nhôm, không cho nhôm tác dụng oxygen trong không khí, nước.
2Al + 3Cl2 → 2AlCl3
5.2. Nhôm tác dụng với acid (HCl, H2SO4 loãng,..)
- Tác dụng với acid (HCl, H2SO4 loãng,..)
2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2
Chú ý: Nhôm không tác dụng với H2SO4, HNO3 đặc, nguội
- Tác dụng với acid có tính oxi hóa mạnh như HNO3 hoặc H2SO4 đậm đặc
Al + 4HNO3 → Al(NO3)3 + NO + 2H2O
Al + 6HNO3 → Al(NO3)3 + 3NO2 + 3H2O
5.3. Tác dụng với dung dịch muối của kim loại yếu hơn.
AI + 3AgNO3 → Al(NO3)3 + 3Ag
2Al + 3FeSO4 → Al2(SO4)3 + 3Fe
5.4. Tính chất hóa học riêng của nhôm.
Do lớp oxit nhôm bị hòa tan trong kiềm nên nhôm phản ứng với dung dịch kiềm.
2Al + 2H2O + 2NaOH → 2NaAlO2 + 3H2↑
5.5. Phản ứng nhiệt nhôm
Phản ứng nhiệt nhôm là phản ứng hóa học toả nhiệt trong đó nhôm là chất khử ở nhiệt độ cao.
Ví dụ nổi bật nhất là phản ứng nhiệt nhôm giữa oxit sắt III và nhôm:
Fe2O3 + 2Al → 2Fe + Al2O3
Một số phản ứng khác như:
3CuO+ 2Al → Al2O3 + 3Cu
Cr2O3 + 2Al→ Al2O3 + 2Cr
5. Bài tập vận dụng liên quan
5.1.Câu hỏi trắc nghiệm nhôm và hợp chất của nhôm
Câu 1. Dãy các chất tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng tạo thành sản phẩm có chất khí là
A. K2SO3, BaCO3, Zn.
B. Al, MgO, NaOH.
C. CaO, Fe, BaCO3.
D. Zn, Fe2O3, K2SO3.
Viết phản ứng ở từng đáp án
A.
K2SO3 + H2SO4 → K2SO4 + SO2 + H2O
BaCO3 + H2SO4 → BaSO4 + CO2 + H2O
Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2
2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2↑
H2SO4 + MgO → H2O + MgSO4
H2SO4 + 2NaOH → 2H2O + Na2SO4
→ Loại vì có 2 phản ứng với MgO và NaOH không sinh ra khí
C.
CaO + H2SO4 → H2O + CaSO4
Fe + H2SO4 → H2 + FeSO4
BaCO3 + H2SO4 → H2O + CO2 + BaSO4
→ Loại vì có 2 phản ứng với CaO không sinh ra khí
D.
H2SO4 + Zn → H2 + ZnSO4
Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O
K2SO3 + H2SO4 → K2SO4 + SO2 + H2O
→ Loại vì có phản ứng với Fe2O3 không sinh ra khí
Câu 2. Khi bị nhiệt phân, dãy muối nitrate nào sau đây đều cho sản phẩm là kim loại, khí nitrogen dioxide và khí oxygen?
A. Zn(NO3)2, NaNO3, Pb(NO3)2
B. Cu(NO3)2, CaNO3, NaNO3
C. Fe(NO3)2, CaNO3, NaNO3
D. Hg(NO3)2, AgNO3
Muối nitrate của các kim loại kém hoạt động (sau Cu) : bị phân huỷ thành kim loại tương ứng, NO2 và O2.
M(NO3)n → M + nNO2 + n/2O2
Khi bị nhiệt phân, dãy muối nitrate nào đều cho sản phẩm là kim loại, khí nitơ đioxit và khí oxygen là Hg(NO3)2, AgNO3
2Hg(NO3)2 → 2HgO + 4NO2 + O2
2AgNO3 → 2Ag + 2NO2 + O2
Câu 3. Các kim loại nào sau đây tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng?
A. Mg, Zn, Ag, Cu.
B. Mg, Zn, Fe, Cu.
C. Zn, Fe, Al, Mg.
D. Al, Cu, Fe, Ag.
Các kim loại tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng là: Zn, Fe, Al, Mg.
Phương trình phản ứng hóa học
Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2
Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2
2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2
Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2
Axit không tác dụng với Cu, Ag và Au
Câu 4. Dãy gồm các kim loại tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng là:
A. Fe, Cu, Mg
B. Zn, Fe, Cu
C. Zn, Fe, Al.
D. Fe, Zn, Ag
Phương trình phản ứng hóa học
Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2
Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2
2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2
Loại các đáp án có chưa kim loại Ag, Cu không phản ứng với dung dịch axit H2SO4 loãng
Câu 5. Nhóm chất tác dụng với nước và với dung dịch HCl là:
A. Na2O, SO3, CO2.
B. K2O, P2O5, CaO
C. BaO, SO3, P2O5
D. CaO, BaO, Na2O
Phương trình phản ứng hóa học xảy ra
CaO + H2O → Ca(OH)2
CaO + 2HCl → CaCl2 + H2O
BaO + H2O → Ca(OH)2
BaO + 2HCl → BaCl2 + H2O
Na2O + H2O → 2NaOH
Na2O + 2HCl → 2NaCl + H2O
Câu 6. Có thể dùng hóa chất nào sau đây để phân biệt 3 chất rắn Mg, Al, Al2O3 đựng trong các lọ riêng biệt?
A. H2SO4 loãng.
B. NaOH.
C. HCl đặc.
D. NH3.
Trích mẫu thử và đánh số thứ tự
Cho từng chất rắn trong lọ tác dung với NaOH.
Không có hiện tượng xảy ra là kim lọa Mg.
Chất rắn tan dần, có khí thoát ra chính là Al
2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2
Chất rắn tan dần chính là Al2O3
Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O
Câu 7. Dùng m gam Al để khử hết 3,2 gam Fe2O3 (phản ứng nhiệt nhôm). Sản phẩm sau phản ứng tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH tạo 1,4874 lít khí (đkc). Giá trị của m là
A. 0,540 gam.
B. 0,810 gam.
C. 1,080 gam.
D. 1,755 gam.
nFe2O3 = 3,2:160 = 0,02 mol;
nH2 = 1,4874:24,79 = 0,06 mol
Phương trình phản ứng hóa học
2Al + Fe2O3 \(\overset{t^{o} }{\rightarrow}\) Al2O3 + 2Fe (1)
0,04 ← 0,02 mol
Khi Al dư thì:
2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2 (2)
0,04 mol ← 0,06 mol
=> ∑nAl ban đầu = nAl (1) + nAl (2) = 0,04 + 0,04 = 0,08 mol
=> mAl = 0,08.27 = 2,16 gam
Câu 8. Kim loại vừa tác dụng với dung dịch HCl vừa tác dụng với dung dịch NaOH là:
A. Fe
B. Mg
C. Ca
D. Al
Al vừa tác dụng với dung dịch HCl vừa tác dụng với dung dịch NaOH
Phương trình phản ứng hóa học
2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2↑
Al + NaOH + H2O → NaAlO2 + 3/2 H2↑
Câu 9. Để hòa tan hoàn toàn m gam Al cần dùng 200 ml dung dịch chứa NaOH 1M và Ba(OH)2 0,5M. Giá trị của m là
A. 5,4 gam
B. 10,8 gam
C. 2,7 gam
D. 6 gam
nNaOH = 0,2 mol;
nBa(OH)2 = 0,1 mol
Phương trình phản ứng hóa học
2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2↑
0,2 ← 0,2 mol
2Al + Ba(OH)2 + 2H2O → Ba(AlO2)2 + 3H2↑
0,2 ← 0,1 mol
=> ∑nAl phản ứng = 0,2 + 0,2 = 0,4 mol => mAl = 0,4.27 = 10,8 gam
Câu 10. Cho 10,8 gam bột nhôm vào 200 ml dung dịch KOH, sau phản ứng thấy khối lượng dung dịch tăng 7,2 gam. Nồng độ mol/lít của dung dịch KOH là
A. 0,75M
B. 1,5M
C. 2M
D. 1M
nAl = 0,4 mol
Gọi số mol Al phản ứng là a mol
Phương trình hóa học
2Al + 2KOH + 2H2O → 2KAlO2 + 3H2↑
a → a → 3/2a
Khối lượng dung dịch tăng 7,2 gam => ∆mtăng = mAl – mH2 = 7,2 gam
=> 27x – 3/2a.2 = 7,2 => x = 0,3 mol
Theo phương trình hóa học
nKOH = nAl phản ứng = 0,3 mol
=>CMNaOH= 0,3/0,2 = 1,5M
Câu 11. Hỗn hợp X gồm Na và Al. Cho m gam X vào một lượng dư nước thì thoát ra V lít khí. Nếu cũng cho m gam X vào dung dịch NaOH (dư) thì được 1,75V lít khí. Thành phần phần trăm theo khối lượng của Na trong X là (biết các thể tích khí đo ở cùng điều kiện)
A. 29,87%.
B. 77,31%.
C. 49,87%.
D. 39,87%.
Theo bài ra khi cho m gam X vào nước Na hết, Al dư. Khi cho m gam X vào NaOH dư, cả hai chất hết.
Gọi số mol Na và Al trong hỗn hợp X lần lượt là x và y mol.
Trường hợp 1:
Phương trình phản ứng hóa học
2Na + 2H2O → 2NaOH + H2
x x 1/2x mol
2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2
x x 3/2x
→ ∑nH2 = 1/2x + 3/2x = 2x.
Trường hợp 2:
Phương trình phản ứng hóa học
2Na + 2H2O (x) → 2NaOH + H2
x x 1/2x
2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2
y 3/2y
→ nkhí = 0,5x + 1,5y
Có thể tích các khí đo ở cùng điều kiện, do đó tỉ lệ về thể tích cũng chính là tỉ lệ về số mol
2x/(0,5x + 1,5y) = V/1,5V = 1/1,75
=> y = 2x => %mNa = 23x/(23x + 27y).100 = 23x/(23x + 27.2x).100 = 29,87%
Câu 12. Dùng m gam Al để khử hết 3,2 gam Fe2O3 (phản ứng nhiệt nhôm). Sản phẩn sau phản ứng tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH tạo ra 1,4874 lít khí (đkc). Giá trị của m là
A.1,755
B. 2,160
C.1,080
D.0,540
nFe2O3 = 3,2/160 = 0,02 mol;
nH2 = 1,4874/22,4 = 0,06 mol
Phương trình phản ứng hóa học
2Al + Fe2O3 → Al2O3 + 2Fe (1)
0,04 ← 0,02 mol
Khi Al dư thì:
2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2 (2)
0,04 mol ← 0,06 mol
=> ∑nAl ban đầu = nAl (1) + nAl (2) = 0,04 + 0,04 = 0,08 mol
=> mAl = 0,08.27 = 2,16 gam
Câu 13. Cho 10,8 gam bột nhôm tác dụng với 200 ml dung dịch NaOH 0,2M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được V lít khí hydrogen (đkc). Giá trị của V là
A. 1,4874 lít.
B. 0.7437 lít.
C. 0,4958 lít.
D. 7,437 lít.
nAl = 10,8:27 = 0,4 mol
nNaOH = 0,2.0,2 = 0,04 mol
Phương trình phản ứng
2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2
0,4 0,4
Sau phản ứng Al dư, NaOH hết
nNaOH = 0,04 mol → nH2 = 0,06 mol
VH2 = 0,06.24,79 = 1,4874 lít
Câu 14. Phản ứng hóa học xảy ra trong trường hợp nào dưới đây không thuộc loại phản ứng nhiệt nhôm?
A. Al tác dụng với H2SO4 đặc, nóng.
B. Al tác dụng với CuO nung nóng.
C. Al tác dụng với Fe2O3 nung nóng.
D. Al tác dụng với Fe3O4 nung nóng.
Al tác dụng với Fe3O4 nung nóng.Phản ứng nhiệt nhôm là cho nhôm khử các oxit của kim loại
=> Phản ứng hoá học không thuộc loại phản ứng nhiệt nhôm là Al tác dụng với axit H2SO4 đặc, nóng.
8 Al + 3 Fe3O4 → 4 Al2O3 + 9 Fe
2 Al + 3 CuO → Al2O3 + 3 Cu
2 Al + Fe2O3 → Al2O3 + 2 Fe
5.2. Câu hỏi bài tập tự luận
Bài tập 1: Để hòa tan hoàn toàn m gam Al cần dùng 100 ml dung dịch chứa KOH 1M và Ba(OH)2 0,5M. Giá trị của m là
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
nNaOH = 0,1mol;
nBa(OH)2= 0,05 mol
Phương trình phản ứng hóa học
2Al + 2KOH + 2H2O → 2NaKO2 + 3H2↑
0,1 ← 0,1 mol
2Al + Ba(OH)2 + 2H2O → Ba(AlO2)2 + 3H2↑
0,1 ← 0,05 mol
=> ∑nAl phản ứng = 0,1 + 0,1 = 0,2 mol => mAl = 0,2.27 = 5,4 gam
Bài tập 2: Trộn 5,4 gam nhôm với 4,8 gam Fe2O3 rồi tiến hành nhiệt nhôm không có không khí sau phản ứng thu m gam chất rắn. Giá trị của m là
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
Áp dụng Bảo toàn khối lượng:
mhh trước phản ứng = mhh sau phản ứng = 5,4 + 4,8= 10,2 gam
Bài tập 3: Đốt nóng một hỗn hợp gồm Al và 16 gam Fe2O3 (trong điều kiện không có không khí) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn X. Cho X tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch NaOH 1M sinh ra 3,7185 lít H2 (ở đkc). Giá trị của V là
Hướng dẫn giải chi tiết
Ta có:
Phương trình phản ứng hóa học
2Al + Fe2O3 → Al2O3 + 2Fe (1)
Vì X tác dụng với NaOH tạo 0,15 mol H2 => Al dư
2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2↑
Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O
Vì nH2 = 0,15 => nAl dư = nH2 = 0,1 mol
nFe2O3 = 0,1 => nAl (1) = 0,2 mol
=> Tổng số mol Al dùng là:
Theo bảo toàn nguyên tố (để ý tỉ lệ Na:Al trong NaAlO2 là 1:1)
=> nNa+ = 0,3 mol => V = 300 ml
Bài tập 4: Hòa tan hoàn toàn 9,6g kim loại M trong dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được khí SO2. cho khí này hấp thụ hết vào 400ml dung dịch NaOH thu đc dung dịch X chứa 22,9 gam chất tan, xác định kim loại M.
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
Theo mình tìm hiểu thì nồng độ NaOH đề cho là 1M.
2M + 2n H2SO4 → M2(SO4)n + n SO2 + 2n H2O
9,6/M......................................4,8n/M
SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O
x............2x............x
SO2 + NaOH → NaHSO3
y...........y.............y
2x + y = 0,4
126x + 104y = 22,9
Hệ vô nghiệm, chứng tỏ NaOH còn dư, hay nói cách khác, dung dịch sau phản ứng chỉ gồm Na2SO3 và NaOH dư.
SO2 + 2 NaOH → Na2SO3 + H2O
a..........2a................a
126a + 40.b = 22,9 (với b = nNaOH dư)
<=> 126a + 40.(0,4 - 2a) =22,9
<=> a = 0,15 mol
nSO2 = a = 0,15 mol = 4,8n/M
=> M = 32n
Vậy M là Cu (n = 2).
Bài tập 5: Có một loại quặng pirit chứa 96% FeS2. Nếu mỗi ngày nhà máy sản xuất 100 tấn H2SO4 98% thì lượng quặng pirit trên cần dùng là bao nhiêu ? Biết hiệu suất điều chế H2SO4 là 90%.
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
Sơ đồ phản ứng:
FeS2 → 2H2SO4 (hiệu suất 90%)
120 → 196
60 ← 98 tấn
H = 90% => mFeS2 thực tế = 60/90%=200/3 tấn
Vì quặng chứa 96% FeS2 => mquặng = 200/3.100/96 = 69,44 tấn
Bài tập 6. Nhiệt nhôm hỗn hợp A gồm Fe2O3 và Al trong điều kiện không có không khí thu được hỗn hợp chất rắn B. Cho B tác dụng với dung dịch NaOH dư sẽ thu được 0,3 mol H2. Mặt khác nếu cho B tác dụng với dung dịch HCl dư sẽ thu được 0,4 mol H2. Số mol Al trong A là:
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
Vì B tác dụng với NaOH sinh ra khí H2 nên có Al còn dư → Fe2O3 phản ứng hết.
Vậy B gồm có Al dư, Al2O3 và Fe.
- Y tác dụng với NaOH sinh khí H2.
2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2 (1)
=> nAl dư = 2/3 nH2 = 2/3.0,3 = 0,2 mol
- B tác dụng với HCl sinh khí H2.
2Al + 6HCl → 2AlCl3 +3H2 (2)
Fe + HCl → FeCl2 + H2 (3)
⇒ nH2(2) = 3/2 nAl dư = 3/2 . 0,2 = 0,3 mol
⇒ nH2(3) = nFe = nH2 - nH2(2) = 0,4-0,3= 0,1 mol
- Phản ứng nhiệt nhôm:
2Al + Fe2O3 → Al2O3 + 2Fe (4)
Theo phản ứng (4) ta có:
⇒ nAl ban đầu = nAl dư + nAl pư = 0,2 +0,1 = 0,3 mol → m↓ = mAl(OH)3 = 0,1.78 =7,8g
Bài tập 7. Hòa tan 50,54 gam hỗn hợp X gồm (Fe, Al) trong dung dịch H2SO4 loãng dư thu được V lít khí H2 (đkc) và dung dịch A, cô cạn dung dịch A thu được 178,22 gam hỗn hợp muối. Tính giá trị của V.
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
Gọi số mol của Fe và Al lần lượt là x và y mol
=> mhỗn hợp X = 56x + 27y = 50,54 (1)
Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2
x mol → x mol → x mol
2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2
y mol → 0,5y mol → 1,5y mol
Muối trong dung dịch A gồm x mol FeSO4 và 0,5y mol Al2(SO4)3
=> mhỗn hợp muối = mFeSO4 + mAl2(SO4)3 => 152x + 0,5y.342 = 178,22 (2)
Giải hệ phương trình (1) và (2) ta có:
x = 0,7; y = 0,42
∑nH2 = x + 1,5y = 0,7 + 1,5.0,42 = 1,33 mol
=> V = 1,33.24,79 = 32,9707 lít
-------------------------------------------------
>> Mời các bạn tham khảo thêm một số tài liệu liên quan