Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Phản ứng hóa học của Bari (Ba) và Hợp chất của Bari - Cân bằng phương trình hóa học

Phản ứng hóa học của Bari (Ba) và Hợp chất của Bari

Phản ứng hóa học của Bari (Ba) và Hợp chất của Bari - Cân bằng phương trình hóa học được VnDoc sưu tầm và chọn lọc. Hy vọng với tài liệu này sẽ giúp ích cho các bạn học sinh học tốt môn Hóa lớp 8. Mời các bạn cùng tham khảo

Đơn chất Bari Ba

Phản ứng hóa học: Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2

Điều kiện phản ứng

- Không có

Cách thực hiện phản ứng

- Cho Bari phản ứng với nước tạo ra bari hidroxit và khí hidro

Hiện tượng nhận biết phản ứng

- Chất rắn bari (Ba) tan dần trong nước và tạo ra Hidro (H2) sủi bọt khí dung dịch.

Bạn có biết

Tương tự Ba một số kim loại kiềm thổ cũng tác dụng với nước ở nhiệt độ thường như Ca, Sr tạo dung dịch bazơ tương ứng.

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Kim loại phản ứng được với nước ở nhiệt độ thường là:

A. Ag. B. Fe.

C. Cu. D. Ba.

Đáp án D.

Hướng dẫn giải:

Bari phản ứng được với nước ở nhiệt độ thường

Ví dụ 2: Dãy gồm các kim loại đều phản ứng với nước ở nhiệt độ thường thu được dung dịch có môi trường kiềm là:

A. Na, Ba, K B. Be, Na, Ca

C. Na, Fe, K D. Na, Cr, K

Đáp án A.

Hướng dẫn giải:

Các kim loại kiềm, kiềm thổ đều tác dụng với H2O ở nhiệt độ thường (trừ Be không phản ứng với H2O ở bất kì nhiệt độ nào)

Ví dụ 3: Hiện tượng xảy ra khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch chứa H2SO4 là:

A. xuất hiện kết tủa trắng sau đó tan một phần.

B. có chất khí không màu bay lên.

C. xuất hiện kết tủa trắng,

D. xuất hiện kết tủa trắng sau đó tan hết, dung dịch trong suốt.

Đáp án C.

Hướng dẫn giải:

Ba(OH)2 + H2SO4 → BaSO4 + H2O

Phản ứng hóa học: Ba + H2SO4 → H2 ↑ + BaSO4

Điều kiện phản ứng

- Không có

Cách thực hiện phản ứng

- Cho Bari phản ứng với dung dịch axit H2SO4

Hiện tượng nhận biết phản ứng

- Chất rắn bari (Ba) tan dần dung dịch và tạo ra Hidro (H2) đồng thời xuất hiện kết tủa trắng BaSO4.

Bạn có biết

Tương tự Ba, các kim loại đứng trước H2 trong dãy hoạt động hóa học như Na, K, Ca, Mg, Al,… đều phản ứng với H2SO4 giải phóng khí hidro

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Chất phản ứng được với dung dịch H2SO4 tạo ra kết tủa là:

A. BaCl2. B. Na2CO3.

C. NaOH. D. NaCl

Đáp án: A

Hướng dẫn giải

BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 + 2HCl

Ví dụ 2: Dãy gồm các kim loại có cùng kiểu mạng tinh thể lập phương tâm khối là:

A. Na, K, Ca. B. Na, K, Ba.

C. Li, Na, Mg. D. Mg, Ca, Ba.

Đáp án: A

Ví dụ 3: Hiện tượng xảy ra khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch chứa H2SO4 là:

A. xuất hiện kết tủa trắng sau đó tan một phần.

B. có chất khí không màu bay lên.

C. xuất hiện kết tủa trắng,

D. xuất hiện kết tủa trắng sau đó tan hết, dung dịch trong suốt.

Đáp án: C

Hướng dẫn giải

Ba(OH)2 + H2SO4 → BaSO4 + H2O

Phản ứng hóa học: Ba + 2HCl → BaCl2 + H2

Điều kiện phản ứng

- Không có

Cách thực hiện phản ứng

- Cho Bari phản ứng với dung dịch axit HCl

Hiện tượng nhận biết phản ứng

- Chất rắn bari (Ba) tan dần dung dịch và xuất hiện bọt khí H2 thoát ra

Bạn có biết

Tương tự Ba, các kim loại đứng trước H2 trong dãy hoạt động hóa học như Na, K, Ca, Mg, Al,… đều phản ứng với HCl giải phóng khí hidro

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Bari có cấu trúc tinh thể theo kiểu nào?

A. Lập phương tâm khối B. Lục phương

C. Lập phương tâm diện D. Khác

Đáp án: A

Hướng dẫn giải

Bari có cấu trúc tinh thể dạng lập phương tâm khối

Ví dụ 2: Ứng dụng nào sau đây là của bari

A. sản xuất buji

B. sản xuất pháo hoa

C. sản xuất bóng đèn

D. tất cả phương án trên

Đáp án: D

Hướng dẫn giải

Bari được sử dụng chủ yếu trong sản xuất buji, ống chân không, pháo hoa và bóng đèn huỳnh quang,…

Ví dụ 3: Để bảo quản Bari người ta cất giữ ở đâu

A. trong không khí B. trong dầu

C. trong nước D. trong axit

Đáp án: B

Hướng dẫn giải

Vì bari nhạy cảm với không khí nên các mẫu bari thường được cất giữ trong dầu

Phản ứng hóa học: Ba + Cl2 → BaCl2

Điều kiện phản ứng

- Nhiệt độ

Cách thực hiện phản ứng

- Cho Bari phản ứng với Cl2

Hiện tượng nhận biết phản ứng

- Bari phản ứng với clo tạo thành bari clorua

Bạn có biết

Hầu hết các kim loại tác dụng với Clo → muối halogenua, trừ Au và Pt

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Chỉ ra phát biểu sai.

A. Tính khử của các kim loại kiềm thổ tăng dần từ Be đến Ba.

B. Năng lượng ion hóa thứ nhất giảm dần từ Be đến Ba.

C. Ở nhiệt độ thường Be không phản ứng với nước còn Mg thì phản ứng chậm.

D. Các kim loại kiềm thổ đều nhẹ hơn nhôm.

Đáp án: D

Hướng dẫn giải

Ba nặng hơn Al vì có D = 3,5g/cm3 > DAl = 2,7g/cm3

Ví dụ 2: Có thể phân biệt 3 dung dịch: KOH, HCl, H2SO4 (loãng) bằng một thuốc thử là

A. Giấy quỳ tím B. Zn

C. Al D. BaCO3

Đáp án: D

Hướng dẫn giải

+ Cho vào dung dịch KOH không có hiện tượng

+ Cho vào HCl có khí bay lên

BaCO3 + 2HCl → BaCl2 + CO2↑ + H2O

+ Cho vào H2SO4: có khí bay lên và kết tủa trắng

BaCO3 + H2SO4 → BaSO4↓ + CO2↑ + H2O

Ví dụ 3: Muốn điều chế kim loại kiềm thổ người ta dùng phương pháp gì?

A. Nhiệt luyện.

B. Điện phân dung dịch.

C. Thuỷ luyện.

D. Điện phân nóng chảy.

Đáp án: D

Hướng dẫn giải

Phương pháp cơ bản điều chế kim loại kiềm thổ là điện phân muối nóng chảy của chúng.

Phản ứng hóa học: Ba + N2 → Ba3N2

Điều kiện phản ứng

- Nhiệt độ

Cách thực hiện phản ứng

- Cho Bari phản ứng với N2

Hiện tượng nhận biết phản ứng

- Bari phản ứng với nitơ tạo thành bari nitrua

Bạn có biết

Ở nhiệt độ cao, nitơ tác dụng được với một số kim loại hoạt động như Ca, Mg, Al,... tạo thành nitrua kim loại.

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Cho dd Ba(HCO3)2 lần lượt vào các dd: CaCl2, KHSO4, Ca(NO3)2, H2SO4, HCl. Số trường hợp có tạo ra kết tủa là:

A. 4 B. 2

C. 5 D. 3

Đáp án: D

Hướng dẫn giải

Ba(HCO3)2 + 2KHSO4 → BaSO4↓ + K2SO4 + 2CO2 + 2H2O

Ba(HCO3)2 + H2SO4 → BaSO4↓ + 2CO2 + 2H2O

Ví dụ 2: Hiện tượng xảy ra khi sục từ từ khí CO2 đến dư vào dung dịch Ba(OH)2 là:

A. Xuất hiện kết tủa trắng.

B. Ban đầu tạo kết tủa trắng, sau đó tan dần.

C. Sau 1 thời gian mới xuất hiện kết tủa trắng.

D. Không xuất hiện kết tủa.

Đáp án: B

Hướng dẫn giải

CO2 + Ba(OH)2 → BaCO3 ↓ + H2O (Lúc đầu OH- rất dư so với CO2)

BaCO3 + CO2 + H2O → Ba(HCO3)2

Ví dụ 3: Dãy gồm các kim loại đều phản ứng với nước ở nhiệt độ thường thu được dung dịch có môi trường kiềm là:

A. Na, Ba, K B. Be, Na, Ca

C. Na, Fe, K D. Na, Cr, K

Đáp án: A

Hướng dẫn giải

Các kim loại kiềm, kiềm thổ đều tác dụng với H2O ở nhiệt độ thường (trừ Be không phản ứng với H2O ở bất kì nhiệt độ nào)

Phản ứng hóa học: Ba + H2 → BaH2

Điều kiện phản ứng

- Nhiệt độ

Cách thực hiện phản ứng

- Cho Bari phản ứng với H2

Hiện tượng nhận biết phản ứng

- Bari phản ứng với hiđro tạo thành bari hiđrua

Bạn có biết

Tương tự như Ba, một số kim loại mạnh như Na, K, Ca… cũng phản ứng với hidro tạo hợp chất hidrua

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Dãy gồm các kim loại có cùng kiểu mạng tinh thể lập phương tâm khối là:

A. Na, K, Ca. B. Na, K, Ba.

C. Li, Na, Mg. D. Mg, Ca, Ba.

Đáp án: A

Ví dụ 2: Không gặp Ba và các kim loại kiềm thổ khác trong tự nhiên ở dạng tự do vì:

A. Thành phần của chúng trong thiên nhiên rất nhỏ.

B. Kim loại kiềm thổ hoạt động hóa học mạnh.

C. Kim loại kiềm thổ dễ tan trong nước.

D. Kim loại kiềm thổ là những kim loại điều chế bằng cách điện phân.

Đáp án: B

Hướng dẫn giải

Các kim loại kiểm thổ hoạt động hóa học mạnh nên trong tự nhiên chúng thường tồn tại ở dạng hợp chất.

Ví dụ 3: Công thức chung của oxit kim loại Bari và các kim loại thuộc phân nhóm chính nhóm II là

A. R2O3. B. R2O.

C. RO. D. RO2.

Đáp án: C

Phản ứng hóa học: Ba + S → BaS

Điều kiện phản ứng

- Nhiệt độ 150oC

Cách thực hiện phản ứng

- Cho Bari phản ứng với S

Hiện tượng nhận biết phản ứng

- Bari phản ứng với lưu huỳnh tạo thành bari sunfua

Bạn có biết

Tương tự như Ba, nhiều kim loại như Na, K, Ca, Fe, Cu… cũng phản ứng với hidro tạo hợp chất muối sunfua

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Mô tả nào dưới đây không phù hợp các nguyên tố nhóm IIA

A. Có cùng các electron hóa trị là ns2.

B. Có cùng mạng tinh thể lục phương.

C. Các nguyên tố Be, Mg không tác dụng với nước ở nhiệt độ thường.

D. Mức oxi hoá đặc trưng trong hợp chất là +2.

Đáp án: B

Hướng dẫn giải

Các kim loại kiềm thổ có cấu trúc tinh thể khác nhau

Ví dụ 2: Dãy chất nào sau đây phản ứng với nước ở nhiệt độ thường:

A. Na, BaO, MgO

B. Mg, Ca, Ba

C. Na, K2O, BaO

D. Na, K2O, Al2O3

Đáp án: C

Hướng dẫn giải

Na, K2O, BaO phản ứng với nước ở nhiệt độ thường

Ví dụ 3: Hiện tượng xảy ra khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch chứa H2SO4 là:

A. xuất hiện kết tủa trắng sau đó tan một phần.

B. có chất khí không màu bay lên.

C. xuất hiện kết tủa trắng,

D. xuất hiện kết tủa trắng sau đó tan hết, dung dịch trong suốt.

Đáp án: C

Hướng dẫn giải

Ba(OH)2 + H2SO4 → BaSO4 + H2O

Phản ứng hóa học: Ba + F2 → CaF2

Điều kiện phản ứng

- Không có

Cách thực hiện phản ứng

- Cho Bari tác dụng với flo.

Hiện tượng nhận biết phản ứng

- Cho bari tác dụng với lưu huỳnh tạo thành Bari florua

Bạn có biết

- Tất cả các kim loại (kể cả Au, Pt) đều bị oxi hóa bởi flo tạo muối florua kim loại ứng với bậc oxi hóa cao của kim loại đó

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Dung dịch chất nào sau đây tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 tạo ra kết tủa?

A. NaCl B. Ca(HCO3)2

C. KCl D. KNO3

Đáp án: B

Hướng dẫn giải

Ca(HCO3)2 + Ba(OH)2 → CaCO3 + BaCO3 + 2H2O

Ví dụ 2: Bari có cấu trúc tinh thể theo kiểu nào?

A. Lập phương tâm khối B. Lục phương

C. Lập phương tâm diện D. Khác

Đáp án: A

Hướng dẫn giải

Bari có cấu trúc tinh thể dạng lập phương tâm khối

Ví dụ 3: Để bảo quản Bari người ta cất giữ ở đâu

A. trong không khí B. trong dầu

C. trong nước D. trong axit

Đáp án: B

Hướng dẫn giải

Vì bari nhạy cảm với không khí nên các mẫu bari thường được cất giữ trong dầu

Phản ứng hóa học: Ba + 2C → BaC2

Điều kiện phản ứng

- Nhiệt độ 500oC

Cách thực hiện phản ứng

- Cho Bari tác dụng với cacbon ở nhiệt độ cao.

Hiện tượng nhận biết phản ứng

- Cho Bari tác dụng với cacbon tạo thành bari cacbua

Bạn có biết

- Tương tự như bari một số kim loại như Na, Al, Fe… cũng phản ứng với brom tạo hợp chất bromua.

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Bari cacbonat BaCO3 được dùng để:

A. làm bả chuột

B. dùng trong sản xuất thủy tinh

C. dùng trong sản xuất gạch

D. cả 3 phương án trên

Đáp án: D

Ví dụ 2: Chất phản ứng được với dung dịch H2SO4 tạo ra kết tủa là:

A. BaCl2. B. Na2CO3.

C. NaOH. D. NaCl

Đáp án: A

Hướng dẫn giải

BaCl2 + H2SO4 → BaSO4↓ + 2HCl

Ví dụ 3: Cho các cặp chất: (a) Na2CO3 và BaCl2; (b) NaCl và Ba(NO3)2; (c) NaOH và H2SO4. Số cặp chất xảy ra phản ứng trong dung dịch thu được kết tủa là:

A. 0. B. 3.

C. 2. D. 1.

Đáp án: D

Hướng dẫn giải

(a) Na2CO3 + BaCl2 → NaCl + BaCO3

(b) Không phản ứng

(c) NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + H2O

Phản ứng hóa học: 2Ba + O2 → 2BaO

Điều kiện phản ứng

- Nhiệt độ: > 800oC

Cách thực hiện phản ứng

- Cho bari tác dụng với oxi ở nhiệt độ cao.

Hiện tượng nhận biết phản ứng

- Cho bari tác dụng với oxi tạo thành bari oxit

Bạn có biết

- Tương tự như canxi một số kim loại như Na, K, Ca … cũng phản ứng với oxi

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Chọn nội dung không chính xác khi nói về các nguyên tố nhóm IIA:

A. Đều phản ứng với dung dịch axit

B. Đều phản ứng với oxy

C. Đều có tính khử mạnh

D. Đều phản ứng với nước

Đáp án: D

Hướng dẫn giải

Be không tác dụng với nước

Ví dụ 2: Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, kim loại bari nhóm

A. IA. B. IIIA.

C. IVA. D. IIA.

Đáp án: D

Hướng dẫn giải

Ba thuộc nhóm IIA trong bảng tuần hoàn

Ví dụ 3: Cho dd Ba(HCO3)2 lần lượt vào các dd: Ca(NO3)2, Na2CO3, KHSO4, Ca(OH)2, HCl. Số trường hợp có tạo ra kết tủa là:

A. 3 B. 2

C. 5 D. 4

Đáp án: A

Hướng dẫn giải

Ba(HCO3)2 + Na2CO3 → BaCO3↓ + 2NaHCO3

Ba(HCO3)2 + 2KHSO4 → BaSO4↑ + K2SO4 + 2CO2 + 2H2O

Ba(HCO3)2 + Ca(OH)2 → BaCO3↓ + CaCO3↓ + 2H2O

Phản ứng hóa học: Ba + H2S → H2 ↑ + BaS

Điều kiện phản ứng

- Nhiệt độ: > 350oC

Cách thực hiện phản ứng

- Cho bari tác dụng với H2S ở nhiệt độ cao.

Hiện tượng nhận biết phản ứng

- Cho bari tác dụng với hiđro sunfua tạo thành bari sunfua và khí H2

Bạn có biết

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Kim loại phản ứng được với nước ở nhiệt độ thường là:

A. Ag. B. Fe.

C. Cu. D. Ba.

Đáp án: D

Hướng dẫn giải

Bari phản ứng được với nước ở nhiệt độ thường

Ví dụ 2: Có thể phân biệt 3 dung dịch: KOH, HCl, H2SO4 (loãng) bằng một thuốc thử là

A. Giấy quỳ tím B. Zn

C. Al D. BaCO3

Đáp án: D

Hướng dẫn giải

+ Cho vào dung dịch KOH không có hiện tượng

+ Cho vào HCl có khí bay lên

BaCO3 + 2HCl → BaCl2 + CO2↑ + H2O

+ Cho vào H2SO4: có khí bay lên và kết tủa trắng

BaCO3 + H2SO4 → BaSO4↓ + CO2↑ + H2O

Ví dụ 3: Cho dung dịch chứa a mol Ca(HCO3)2 tác dụng với dung dịch chứa a mol chất tan X. Để thu được lượng kết tủa lớn nhất thì X là

A. Ba(OH)2. B. Ca(OH)2.

C. NaOH. D. Na2CO3.

Đáp án: A

Hướng dẫn giải

Lượng kết tủa thu được lớn nhất khi:

X chứa cation cũng tạo được kết tủa và có nguyên tử khối lớn nhất.

Ca(HCO3)2 + Ba(OH)2 → CaCO3↓ + 2H2O + BaCO3

Phản ứng hóa học: 6Ba + 2NH3 → 3BaH2 + Ba3N2

Điều kiện phản ứng

- Nhiệt độ: 600 - 650oC

Cách thực hiện phản ứng

- Cho bari tác dụng với NH3 ở nhiệt độ cao.

Hiện tượng nhận biết phản ứng

- Cho bari tác dụng với amoniac tạo thành bari hiđrua và bari nitrua

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Muốn điều chế kim loại kiềm thổ người ta dùng phương pháp gì?

A. Nhiệt luyện.

B. Điện phân dung dịch.

C. Thuỷ luyện.

D. Điện phân nóng chảy.

Đáp án: D

Hướng dẫn giải

Phương pháp cơ bản điều chế kim loại kiềm thổ là điện phân muối nóng chảy của chúng.

Ví dụ 2: Cho kim loại Ba dư vào dung dịch Al2(SO4)3, thu được sản phẩm có:

A. Một chất khí và hai chất kết tủa.

B. Một chất khí và không chất kết tủa.

C. Một chất khí và một chất kết tủa.

D. Hỗn hợp hai chất khí.

Đáp án: C

Hướng dẫn giải

Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2↑ (1);

Ba(OH)2 + Al2(SO4)3 → Al(OH)3 (kt trắng keo )+ BaSO4 kt trắng (2);

2Al(OH)3 + Ba(OH)2 → Ba(AlO2)2 + 4H2O (3);

Vậy sản phẩm thu được có một chất khí (H2) và một chất kết tủa (BaSO4).

Ví dụ 3: Cho dd Ba(HCO3)2 lần lượt vào các dd: CaCl2, KHSO4, Ca(NO3)2, H2SO4, HCl. Số trường hợp có tạo ra kết tủa là:

A. 4 B. 2

C. 5 D. 3

Đáp án: D

Hướng dẫn giải

Ba(HCO3)2 + 2KHSO4 → BaSO4↓ + K2SO4 + 2CO2 + 2H2O

Ba(HCO3)2 + H2SO4 → BaSO4↓ + 2CO2 + 2H2O

Phản ứng hóa học: Ba + CuSO4 + 2H2O → Cu(OH)2 ↓ + H2 ↓ + BaSO4

Điều kiện phản ứng

- Không có

Cách thực hiện phản ứng

- Cho bari tác dụng với dung dịch CuSO4

Hiện tượng nhận biết phản ứng

- Cho bari tác dụng với dung dịch đồng II sunfat tạo kết tủa đồng II hiđroxit và bari sunfat đồng thời giải phóng khí hiđro

Phản ứng hóa học: 5Ba + Al2(SO4)3 + 4H2O → 4H2 ↑ + 3BaSO4 ↓ + 2Ba(AlO2)2

Điều kiện phản ứng

- Không có

Cách thực hiện phản ứng

- Cho bari dư tác dụng với dung dịch Al2(SO4)3

Hiện tượng nhận biết phản ứng

- Cho bari tác dụng với dung dịch nhôm sunfat tạo kết tủa trắng bari sunfat và có khí hiđro thoát ra

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Cho kim loại Ba dư vào dung dịch Al2(SO4)3, thu được sản phẩm có:

A. Một chất khí và hai chất kết tủa.

B. Một chất khí và không chất kết tủa.

C. Một chất khí và một chất kết tủa.

D. Hỗn hợp hai chất khí.

Đáp án: C

Hướng dẫn giải

Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2↑ (1);

Ba(OH)2 + Al2(SO4)3 → Al(OH)3 (kt trắng keo) + BaSO4 (kt trắng) (2);

2Al(OH)3 + Ba(OH)2 → Ba(AlO2)2 + 4H2O (3);

Vậy sản phẩm thu được có một chất khí (H2) và một chất kết tủa (BaSO4).

Ví dụ 2: Hiện tượng xảy ra khi sục từ từ khí CO2 đến dư vào dung dịch Ba(OH)2 là:

A. Xuất hiện kết tủa trắng.

B. Ban đầu tạo kết tủa trắng, sau đó tan dần.

C. Sau 1 thời gian mới xuất hiện kết tủa trắng.

D. Không xuất hiện kết tủa.

Đáp án: B

Hướng dẫn giải

CO2 + Ba(OH)2 → BaCO3 ↓ + H2O (Lúc đầu OH- rất dư so với CO2)

BaCO3 + CO2 + H2O → Ba(HCO3)2

Phản ứng hóa học: 3Ba + 6H2O + 2FeCl3 → 3BaCl2 + 2H2 ↑ + 2Fe(OH)3

Điều kiện phản ứng

- Không có

Cách thực hiện phản ứng

- Cho Bari phản ứng với dung dịch FeCl3

Hiện tượng nhận biết phản ứng

- Chất rắn bari (Ba) tan dần trong dung dịch, thấy xuất hiện kết tủa nâu đỏ và có khí thoát ra

Bạn có biết

Tương tự Ba, Ca cũng có phản ứng với dung dịch FeCl3

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Dãy gồm các kim loại đều phản ứng với nước ở nhiệt độ thường thu được dung dịch có môi trường kiềm là:

A. Na, Ba, K B. Be, Na, Ca

C. Na, Fe, K D. Na, Cr, K

Đáp án: A

Hướng dẫn giải

Các kim loại kiềm, kiềm thổ đều tác dụng với H2O ở nhiệt độ thường (trừ Be không phản ứng với H2O ở bất kì nhiệt độ nào)

Ví dụ 2: Mô tả nào dưới đây không phù hợp các nguyên tố nhóm IIA

A. Có cùng các electron hóa trị là ns2.

B. Có cùng mạng tinh thể lục phương.

C. Các nguyên tố Be, Mg không tác dụng với nước ở nhiệt độ thường.

D. Mức oxi hoá đặc trưng trong hợp chất là +2.

Đáp án: B

Hướng dẫn giải

Các kim loại kiềm thổ có cấu trúc tinh thể khác nhau

Ví dụ 3: Dãy chất nào sau đây phản ứng với nước ở nhiệt độ thường:

A. Na, BaO, MgO B. Mg, Ca, Ba

C. Na, K2O, BaO D. Na, K2O, Al2O3

Đáp án: C

Hướng dẫn giải

Na, K2O, BaO phản ứng với nước ở nhiệt độ thường

Đơn chất Bari Ba nằm trong bài Phản ứng hóa học của Bari (Ba) và Hợp chất của Bari - Cân bằng phương trình hóa học. Đây là nội dung hay đã học trong chương trình cấp 2, cấp 3 giúp bạn dễ dàng cân bằng phương trình hóa học và học tốt môn Hóa hơn.

............................................

Ngoài Phản ứng hóa học của Bari (Ba) và Hợp chất của Bari - Cân bằng phương trình hóa học. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo các đề thi học kì 1 lớp 8, đề thi học kì 2 lớp 8 các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với tài liệu lớp 8 sẽ giúp các bạn ôn tập tốt hơn. Chúc các bạn học tập tốt

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Từ điển Phương trình hóa học

    Xem thêm