Mg + H2SO4 → MgSO4 + SO2 + H2O
Mg+ H2SO4: Mg tác dụng H2SO4
Mg + H2SO4 → MgSO4 + SO2 + H2O được VnDoc biên soạn hướng dẫn viết và cân bằng khi cho Mg tác dụng với H2SO4 đặc, nóng, sau phản ứng thu được Magie sunfua và khí lưu huỳnh đioxit.
1. Phương trình ứng Mg tác dụng với H2SO4 đặc nóng
Mg + 2H2SO4 → MgSO4 + SO2 + 2H2O
2. Điều kiện phản ứng Mg tác dụng với H2SO4 đặc nóng
Nhiệt độ thường
3. Cách tiến hành phản ứng Mg và dung dịch H2SO4 đặc
Bỏ mẩu Magie vào ống nghiệm, sau đó nhỏ vài giọt dung dịch H2SO4 đặc nóng vào trong ống nghiệm đựng sẵn mẩu kẽm.
4. Hiện tượng sau phản ứng
Mẩu magie tan dần, xuất hiện khí không màu, có mùi hắc chính là lưu huỳnh đioxit (SO2)
5. Tính chất hóa học của Mg
Magie là chất khử mạnh nhưng yếu hơn natri và mạnh hơn nhôm. Trong hợp chất chúng tồn tại dưới dạng ion M2+.
M → M2+ + 2e
5.1. Tác dụng với phi kim
Ví dụ:
2 Mg + O2 → 2 MgO + Q
Trong không khí, Mg bị oxh chậm tạo thành màng oxit mỏng bào vệ kim loại, khi đốt nóng chúng bị cháy trong oxi.
Lưu ý:
Do Mg có ái lực lớn với oxi: 2Mg + CO2 → MgO + C + Q; Vì vậy không dùng tuyết cacbonic để dập tắt đám cháy Mg.
5.2. Tác dụng với axit
Với dung dịch HCl và H2SO4 loãng:
Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2
Với dung dịch HNO3:
+ Khi tác dụng với dung dịch HNO3 loãng, kim loại kiềm thổ khử N+5 thành N-3. 0 +5 +2 -3
4Mg + 10HNO3 → 4 Mg(NO3)2 + NH4NO3 + 3H2O
+ Với dung dịch HNO3 đặc hơn, các sản phẩm tạo thành có thể là NO2, NO, ...
5.2. Tác dụng với nước
Ở nhiệt độ thường, Mg hầu như không tác dụng với nước. Mg phản ứng chậm với nước nóng (do tạo thành hidroxit khó tan).
Mg + 2H2O → Mg(OH)2 + H2
Lưu ý: Magie cháy trong hơi nước thu được MgO và hidro.
Mg + H2O → MgO + H2
6. Bài tập vận dụng liên quan
Câu 1. Cho dãy các chất sau: NaOH, CuCl2, H2SO4, Ba(OH)2, H2O. Số chất tác dụng với Al tạo khí là
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Phương trình phản ứng minh họa
NaOH + Al + H2O → NaAlO2 + 3/2H2↑.
3CuCl2 + 2Al → 3Cu + 2AlCl3.
3H2SO4 + Al → Al2(SO4)3 + 3H2↑.
Ba(OH)2 + 2Al + 2H2O → Ba(AlO2)2 + 3H2↑.
H2O không tác dụng với Al vì Al có lớp oxit bền bảo vệ.
Câu 2. Dãy kim loại nào sau đây phản ứng được H2SO4 loãng?
A. Zn, Cu, Fe
B. Mg, Fe, Cu
C. Al, Zn, Mg
D. Cu, Fe, Mg
Dãy kim loại phản ứng được H2SO4 loãng là những kim loại mạnh đứng trước hidro trong dãy hoạt động hóa học
Phương trình phản ứng minh họa xảy ra
2Al + 3H2SO4 loãng → Al2(SO4)3 + 3H2
Zn + H2SO4 loãng → ZnSO4 + H2
Mg + H2SO4 loãng → MgSO4 + H2
Câu 3. Khi cho nhôm tác dụng với dung dịch kiềm có hiện tượng gì xảy ra:
A. Kết tủa trắng
B. Có bọt khí thoát ra
C. Kết tủa có màu nâu đỏ
D. Không có hiện tượng gì
Đun nóng nhẹ ống nghiệm và quan sát hiện tượng.
Hiện tượng: Có bọt khí thoát ra.
Giải thích:
Khi cho Al vào dung dịch NaOH thì lớp Al2O3 trên bề mặt Al bị bào mòn.
Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O.
Al mất lớp bảo vệ Al2O3 tác dụng với nước:
2Al + 6H2O → 2Al(OH)3 + 3H2.
Câu 4. Cho m gam Mg tác dụng hoàn toàn với dung dịch H2SO4 loãng dư thu được 2,24 lit khí H2 (đktc). Giá trị m là
A. 7,2 gam
B. 4,8 gam
C. 2,4 gam
D. 3,6 gam
nH2(dktc)= 2,24/22,4 = 0,1 (mol)
Phương trình hóa học
Mg + 2HCl → MgCl2 + H2↑
(mol) 0,1 ← 0,1
Theo phương trình hóa học:
nMg = nH2 = 0,1 (mol)
→ m = mMg = 0,1.24 = 2,4 (g)
Câu 5. Hiện tượng quan sát được khi cho từ từ đến dư dung dịch KOH vào dung dịch AlCl3 là:
A. Xuất hiện kết tủa keo trắng
B. Xuất hiện kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan dần đến hết, dung dịch thu được trong suốt
C. Không có hiện tượng gì xảy ra
D. Xuất hiện kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan dần đến hết, dung dịch thu được màu xanh lam
Hiện tượng quan sát được khi cho từ từ đến dư dung dịch natri hiđrôxit vào dung dịch nhôm clorua là:
Xuất hiện kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan dần đến hết, dung dịch thu được trong suốt
Phương trình phản ứng minh họa xảy ra
3KOH + AlCl3 → 3KCl + Al(OH)3 (↓ màu keo trắng )
KOH + Al(OH)3 → KAlO2 + 2H2O (dung dịch trong suốt)
Câu 6. Nhận định nào sau đây là đúng về kim loại kiềm thổ:
A. Bari là nguyên tố có tính khử mạnh nhất trong dãy kim loại kiềm thổ
B. Tất cả các kim loại kiềm thổ đều tan trong nước ở nhiệt độ thường
C. Kim loại kiềm thổ có tính khử mạnh hơn kim loại kiềm
D. Tính khử của các kim loại kiềm thổ tăng dần từ Be đến Ba.
Mg và Be không phản ứng với nước ở điều kiện thường B sai.
Đi từ đầu nhóm IIA đến cuối nhóm theo chiều tăng dần điện tính hạt nhân tính kim loại (tính khử) tăng dần => Kim loại mạnh nhất là Ra; yếu nhất là Be. => A sai, D đúng.
Nhóm Kim loại kiềm có tính khử mạnh nhất => C sai.
Câu 7. Nhận định nào sau đây không đúng về kim loại nhóm IIA?
A. Đều có cùng một kiểu mạng tinh thể.
B. Ca, Sr, Ba đều tác dụng mạnh với nước ở nhiệt độ thường.
C. Trong các hợp chất thường có số oxi hoá +2.
D. Tính kim loại của các nguyên tố tăng dần theo chiều tăng của điện tích hạt nhân
Câu 8. Câu không đúng đối với tất cả các kim loại nhóm IIA là?
A. các kim loại nhóm IIA có nhiệt độ sôi, nhiêt độ nóng chảy biến đổi không theo qui luật nhất định
B. các kim loại nhóm IIA đều là kim loại có nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy tương đối thấp ( trừ Be)
C. các kim loại nhóm IIA đều là kim loại nhẹ
D. các kim loại nhóm IIA đều là kim loại có độ cứng lớn
Câu 9. Cho dãy các chất: FeCl2, CuSO4, BaCl2, KNO3. Số chất trong dãy phản ứng được với dung dịch NaOH là:
A. 1
B. 4
C. 2
D. 3
Các chất trong dãy phản ứng được với dung dịch NaOH là FeCl2, CuSO4 (có 2 chất):
Phương trình phản ứng minh họa xảy ra
2NaOH + FeCl2 → Fe(OH)2 ↓ + 2NaCl
2NaOH + CuSO4 → Cu(OH)2 ↓ + Na2SO4
Câu 10. Khi cho từ từ dung dịch HCl vào dung dịch Na2CO3 khuấy đều, hiện tượng xảy ra là
A. xuất hiện chất khí bay ra ngay khi cho HCl vào
B. sau 1 thời gian thấy xuất hiện chất khí bay ra, dung dịch trong suốt
C. không có khí thoát ra
D. có khí thoát ra và xuất hiện kết tủa
Khi cho từ từ dung dịch HCl vào dung dịch Na2CO3 khuấy đều, hiện tượng xảy ra là sau 1 thời gian thấy xuất hiện chất khí bay ra, dung dịch trong suốt
Phương trình phản ứng minh họa xảy ra
Na2CO3 + HCl → NaCl + NaHCO3
NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2+ H2OCâu 11. NaCl có lẫn tạp chất NaHCO3. Cách nào sau đây có thể dùng để thu được NaCl tinh khiết?
A. Cho hỗn hợp đó vào dung dịch HCl dư, sau đó cô cạn dung dịch
B. Nung hỗn hợp ở nhiệt độ cao
C. Cho hỗn hợp vào nước sau đó hạ nhiệt độ, lọc bỏ kết tủa sau đó cô cạn
D. Cả A và B đều đúng
Để thu được NaCl tinh khiết, ta cho hỗn hợp đó vào dung dịch HCl dư, sau đó cô cạn dung dịch.
Phương trình phản ứng minh họa xảy ra
NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2 + H2O
B sai vì nung hỗn hợp thì NaHCO3 chuyển thành Na2CO3 lẫn với NaCl => không thu được NaCl tinh khiết.
C sai vì cả 2 chất đều tan trong nước và khi hạ nhiệt độ không sinh ra kết tủa.
Câu 12. NaCl có lẫn tạp chất NaHCO3. Cách nào sau đây có thể dùng để thu được NaCl tinh khiết?
A. Cho hỗn hợp đó vào dung dịch HCl dư, sau đó cô cạn dung dịch
B. Nung hỗn hợp ở nhiệt độ cao
C. Cho hỗn hợp vào nước sau đó hạ nhiệt độ, lọc bỏ kết tủa sau đó cô cạn
D. Cả A và B đều đúng
Để thu được NaCl tinh khiết, ta cho hỗn hợp đó vào dung dịch HCl dư, sau đó cô cạn dung dịch.
Phương trình phản ứng minh họa xảy ra
NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2 + H2O
B sai vì nung hỗn hợp thì NaHCO3 chuyển thành Na2CO3 lẫn với NaCl => không thu được NaCl tinh khiết.
C sai vì cả 2 chất đều tan trong nước và khi hạ nhiệt độ không sinh ra kết tủa.
----------------------------------
Hy vọng tài liệu giúp ích cho các bạn học sinh trong quá trình học và vận dụng làm các dạng bài tập.
>> Mời các bạn tham khảo thêm một số phương trình phản ứng liên quan
- Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2
- Mg + HNO3 → Mg(NO3)2 + NO2 + H2O
- Mg + HNO3 → Mg(NO3)2 + N2O + H2O
- Mg + HNO3 → Mg(NO3)2 + NO + H2O
- Mg + HNO3 → Mg(NO3)2 + NH4NO3 + H2O
- Mg + HNO3 → Mg(NO3)2 + N2 + H2O
- Mg + HNO3 → Mg(NO3)2 + NO + H2O
- MgO + HCl → MgCl2 + H2O
Trên đây VnDoc đã đưa tới các bạn bộ tài liệu rất hữu ích Mg + H2SO4 → MgSO4 + SO2 + H2O. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Chuyên đề Toán 9, Chuyên đề Vật Lí 9, Lý thuyết Sinh học 9, Giải bài tập Hóa học 9, Tài liệu học tập lớp 9 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.
Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Luyện thi lớp 9 lên lớp 10. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.