CH3CHO + H2 → C2H5OH

CH3CHO + H2 → C2H5OH được VnDoc biên soạn là phương pháp điều chế ancol etylic từ anđehit axetic. Với nhiệt độ xúc tác thích hợp ta sẽ thu được etanol. Hy vọng với nội dung phương trình này sẽ giúp bạn đọc viết chính xác phản ứng cũng như vận dụng tốt vào giải bài tập ancol etylic. Mời các bạn tham khảo.

1. Phương trình phản ứng CH3CHO ra C2H5OH

CH3CHO + H2 \overset{Ni,t^{\circ } }{\rightarrow} C2H5OH

2. Điều kiện phản ứng điều chế ancol etylic xảy ra

Nhiệt độ, xúc tác: Ni

3. Điều chế Ancol Etylic

Có 2 phương pháp điều chế ancol etylic:

Phương pháp 1: Kết hợp tinh bột hoặc đường với rượu etylic.

Phản ứng lên men tinh bột để điều chế ancol etylic sử dụng men rượu (vi sinh vật) nên được gọi là phương pháp sinh hóa

Phương trình phản ứng điều chế ancol etylic

(C6H10O5)n + nH2O \overset{H+, t^{o} }{\rightarrow}nC6H12O6 (Glucozo)

C6H12O6 \overset{men rượu}{\rightarrow}2C2H5OH + 2CO2

Phương pháp 2: Cho etylen cộng hợp với nước có axit làm xúc tác

CH2 = CH2 + H2O → C2H5OH

Chú ý: Những hợp chất hữu cơ, phân tử có nhóm OH, có công thức phân tử chung là CnH2n+1OH gọi là ancol no đơn chức hay ankanol cũng có tính chất tương tự rượu etylic.

4. Câu hỏi trắc nghiệm bài tập liên quan 

Câu 1. Công thức phân tử của ancol dạng C4H10O có bao nhiêu công thức cấu tạo khác nhau?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Xem đáp án
Đáp án D

CH3-CH2-CH2-CH2-OH

CH3-CH2-CH(OH)-CH3

CH3-CH(CH3)-CH2-OH

CH3-CH(OH)(CH3)-CH3

Có tất cả 4

Câu 2. Công thức cấu tạo của rượu etylic là

A. CH2 – CH3 – OH.

B. CH3 – O – CH3.

C. CH2 – CH2 – OH2.

D. CH3 – CH2 – OH.

Xem đáp án
Đáp án D

Câu 3. Từ Ancol etylic người ta có thể điều chế được sản phẩm nào sau đây?

A. Axit axetic

B. Cao su tổng hợp

C. Etyl axetat

D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Xem đáp án
Đáp án: D

Câu 4. Ancol etylic có khả năng tan tốt trong nước là do:

A. Ancol etylic tạo được liên kết hidro với nước

B. Ancol etylic uống được

C. Ancol etylic là chất lỏng

D. Ancol etylic chứa cacbon và hidro

Xem đáp án
Đáp án A:  Ancol etylic tạo được liên kết hidro với nước

Câu 5. Trong 100 ml rượu 40° có chứa

A. 40 ml nước và 60 ml rượu nguyên chất.

B. 40 ml rượu nguyên chất và 60 ml nước.

C. 40 gam rượu nguyên chất và 60 gam nước.

D. 40 gam nước và 60 gam rượu nguyên chất.

Xem đáp án
Đáp án B: 40 ml rượu nguyên chất và 60 ml nước.

Câu 6. Cho các nhận định dưới đây, nhận định đúng là

(a) Anđehit là hợp chất chỉ có tính khử.

(b) Anđehit cộng H2 thành ancol bậc một.

(c) Anđehit tác dụng với AgNO3/NH3 tạo thành Ag.

(d) Anđehit no, đơn chức, mạch hở có công thức tổng quát CnH2nO.

A. (c), (d)

B. (b), (c), (d)

C. (b), (c)

D. (a), (d), (e)

Xem đáp án
Đáp án B

(a) sai, anđehit là hợp chất vừa có tính oxi hóa và tính khử.

(b) đúng

(c) đúng

(d) sai, vì Anđehit no, đơn chức, mạch hở có công thức tổng quát là CnH2nO

(e) sai, anđehit no vẫn có phản ứng cộng vào nhóm -CHO

Vậy có 2 phát biểu đúng

Câu 7. Cho 1,8 gam anđehit đơn chức X phản ứng hoàn toàn với một lượng dư Ag2O (hoặc AgNO3) trong dung dịch NH3 đun nóng, thu được m gam Ag. Hòa tan hoàn toàn m gam Ag bằng dung dịch HNO3 đặc, sinh ra 1,12 lít khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất, (đktc)). Công thức của X là

A. C3H7CHO.

B. HCHO.

C. C4H9CHO.

D. C2H5CHO.

Xem đáp án
Đáp án A

Phương trình phản ứng

Ag + 2HNO3 → AgNO3 + NO2 + H2O

0,05                →                    0,05 mol

R-CHO → 2Ag

0,025 ← 0,05 mol

MRCHO = 1,8/0,05 = 72

R + 29 = 72 → R= 43 (C3H7)

Câu 8. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp 3 ancol đơn chức, thuộc cùng dãy dồng đẳng thu được 7,616 lít khí CO2 (đktc) và 10,8 gam H2O. Giá trị của m là

A. 5,42

B. 9,44

C. 4,72

D. 7,42.

Xem đáp án
Đáp án B

Theo đề bài ta có

⇒ nCO2 = 0,24 mol;

nH2O = 0,6 mol

Áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố ta có:

mhỗn hợp = mC + mH + mO

⇒ m = 0,24.12 + 0,6.2 + (0,6 – 0,24).16 = 9,44 (gam)

Câu 9.  Thí nghiệm nào sau đây chứng tỏ phân tử rượu etylic có 1 nhóm -OH

A. Đốt cháy rượu etylic sinh ra khí CO2 và nước

B. Cho rượu tác dụng với Na

C. Cho rượu etylic tác dụng với CuO nung nóng

D. Thực hiện phản ứng tác nước điều chế etilen

Xem đáp án
Đáp án B: Cho rượu tác dụng với Na

Câu 10. Phương pháp điều chế ancol etylic từ chất nào sau đây là phương pháp sinh hóa

A. Anđehit axetic.

B. Etylclorua.

C. Tinh bột.

D. Etilen.

Xem đáp án
Đáp án C

Phản ứng lên men tinh bột để điều chế ancol etylic sử dụng men rượu (vi sinh vật) nên được gọi là phương pháp sinh hóa

Phương trình phản ứng điều chế ancol etylic

(C6H10O5)n + nH2O \overset{xt, t^{o} }{\rightarrow}nC6H12O6 (Glucozo)

C6H12O6 \overset{xt, t^{o} }{\rightarrow}2C2H5OH + 2CO2

Câu 11. Có các nhận định sau:

(1) Phenol làm quỳ tím chuyển thành màu đỏ.

(2) Ancol etylic tác dụng được với NaOH.

(3) Axetandehit có công thức là CH3CHO.

(4) Từ 1 phản ứng có thể chuyển ancol etylic thành axit axetic.

(5) Từ CO có thể điều chế được axit axetic.

Số nhận định không đúng là:

A. 5.

B. 3.

C. 2.

D. 4.

Xem đáp án
Đáp án C

(1) Phenol làm quỳ tím chuyển thành màu đỏ. ⇒ Sai. Không làm đổi màu quì.

(2) Ancol etylic tác dụng được với NaOH. ⇒ Sai.

Câu 12. Trong phòng thí nghiệm người ta thường dùng phương pháp nào sau đây để điều chế ancol etylic?

A. Thủy phân dẫn xuất halogen C2H5Cl trong dung dịch kiềm.

B. Hiđrat hóa eten.

C. Đem glucozơ lên men ancol.

D. Cho CH3CHO tác dụng H2 có Ni, đun nóng.

Xem đáp án
Đáp án A

Trong phòng thí nghiệm ancol etylic được điều chố bàng phương pháp thủy phân dẫn xuất halogen C2H5Cl trong dung dịch kiềm:

C2H5Cl + NaOH → C2H5OH + NaCl

--------------------------------------

Mời các bạn tham khảo thêm một số tài liệu liên quan

VnDoc đã gửi tới các bạn bộ tài liệu CH3CHO + H2 → C2H5OH tới các bạn. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Chuyên đề Toán 9, Chuyên đề Vật Lí 9, Lý thuyết Sinh học 9, Giải bài tập Hóa học 9, Tài liệu học tập lớp 9 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Luyện thi lớp 9 lên lớp 10. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Đánh giá bài viết
1 23.465
Sắp xếp theo

    Phương trình phản ứng

    Xem thêm