Phản ứng hóa học của Mangan (Mn) và Hợp chất của Mangan - Cân bằng phương trình hóa học

Phản ứng hóa học của Mangan (Mn) và Hợp chất của Mangan - Hóa học 8

Phản ứng hóa học của Mangan (Mn) và Hợp chất của Mangan - Cân bằng phương trình hóa học được VnDoc sưu tầm và đăng tải. Tổng hợp tất cả các phản ứng hóa học của Mangan (Mn) và Hợp chất của Mangan đã học trong chương trình Cấp 2, Cấp 3 giúp bạn dễ dàng cân bằng phương trình hóa học và học tốt môn Hóa hơn. Mời các bạn cùng tham khảo

Phản ứng hóa học: Mn + O2 → MnO2 - Cân bằng phương trình hóa học

Phản ứng hóa học:

Mn + O2 → MnO2

Điều kiện phản ứng

Nhiệt độ > 450°C

Cách thực hiện phản ứng

Cho mangan tác dụng với oxi

Hiện tượng nhận biết phản ứng

Mangan cháy tạo thành chất rắn màu đen

Bạn có biết

Mangan là kim loại tương đối hoạt động nên dễ bị oxi trong không khí oxi hóa

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Khi cho Mn tác dụng với oxi dư thu được oxit kim loại. Mn trong phản ứng đóng vai trò là chất gì?

A. Chất khử B. Chất oxi hóa

C. Chất xúc tác D. Chất môi trường

Hướng dẫn giải:

Đáp án A

Phương trình phản ứng: Mn + O2 → MnO2

Ví dụ 2: . Đốt cháy 0,55g kim loại M trong oxi thu được 0,87 g oxit kim loại. Kim loại M là:

A. Mg B. Cr C. Mn D. Cu

Hướng dẫn giải:

Đáp án C

Đặt nMn = x mol, nAl = y mol

Mn + Cl2 → MnCl2

x mol → x mol

2Al + 3Cl2 → 2AlCl3

y mol → y mol

Ta có Phản ứng hóa học của Mangan (Mn) và Hợp chất của Mangan - Cân bằng phương trình hóa học ⇒ x = 0,3 mol , y = 0,1 mol

⇒ mMn = 0,3.55 =16,5 g

Phương trình đốt cháy: 4M + nO2 → 2M2On

Ta có: nM = 0,55/M mol; nM2On = 0,87/(2M+16n) mol

Theo phương trình: n_M=2n_{M_2O_n}⇒\frac{0,55}{M}=2.0,87/(2M+16n)⇒M=\frac{55}{4n}

⇒ n = 4, M là kim loại Mn

Ví dụ 3: Đốt cháy 11g mangan trong oxi dư thì thu được m g oxit kim loại. Giá trị của m là:

A. 8,7 g B. 17,4 g C. 13,05 g D. 21,75 g

Hướng dẫn giải:

Đáp án B

Phương trình phản ứng: Mn + O2 → MnO2

Ta có: nMn = 11/55 = 0,2 mol

Theo phương trình: n_{MnO_2}=n_{Mn}=0,2mol⇒m_{MnO_2}=0,2.87=17,4g

Phản ứng hóa học: 2Mn + O2 → 2MnO - Cân bằng phương trình hóa học

Phản ứng hóa học:

2Mn + O2 → 2MnO

Điều kiện phản ứng

Nhiệt độ

Cách thực hiện phản ứng

Cho mangan tác dụng với oxi

Hiện tượng nhận biết phản ứng

Mangan cháy tạo thành muối màu xanh lá cây

Bạn có biết

Mangan là kim loại tương đối hoạt động nên dễ bị oxi trong không khí oxi hóa

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Đốt cháy 11g mangan trong 3,2g oxi thì thu được m g oxit kim loại. Giá trị của m là:

A. 7,1 g B. 3,55 g C. 14,2 g D. 10,65 g

Hướng dẫn giải:

Đáp án A

Ta có: n_{Mn}=\frac{11}{55}=0,2mol⇒n_{O_2}=\frac{1,6}{32}=0,05mol

oxi thiếu,oxit tạo thành là MnO

Phương trình phản ứng: 2Mn + O2 → 2MnO

Theo phương trình: n_{MnO}=2.n_{O_2}=0,1mol→m_{MnO}=0,1.71=7,1g

Ví dụ 2: Khi cho Mn tác dụng với oxi thu được oxit kim loại. Mn trong phản ứng đóng vai trò là chất gì?

A. Chất môi trường

B. Chất oxi hóa

C. Chất xúc tác

D. Chất khử

Hướng dẫn giải:

Đáp án D

Mn0 -2e → Mn2+

Ví dụ 3: Chọn nhận định đúng:

A. MnO là tinh thể màu xám lục, không tan trong nước

B. MnS tan được trong nước tạo tành dung dịch màu hồng

C. Mn(OH)2 tan được trong kiềm tạo kết tủa màu xám đen

D. Tất cả các hợp chất của mangan đều có màu trắng

Hướng dẫn giải:

Đáp án A

Phản ứng hóa học: Mn + Cl2 → MnCl2 - Cân bằng phương trình hóa học

Phản ứng hóa học:

Mn + Cl2 → MnCl2

Điều kiện phản ứng

Nhiệt độ gần 200°C

Cách thực hiện phản ứng

Mangan tác dụng với khí clo thu được muối

Hiện tượng nhận biết phản ứng

Mangan cháy trong Clo tạo muối màu đỏ nhạt

Bạn có biết

Mn là kim loại có tính khử nên dễ dàng tham gia phản ứng với các chất có tính oxi hóa mạnh như O2; Cl2

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Cho 19,2 g hỗn hợp gồm Al và Mn tác dụng vừa đủ với Cl2 thu được 51,15 g muối. Xác định khối lượng của Mn có trong hỗn hợp đầu:

A. 16,5g B. 17,5g C.18,5g D.73,5g

Hướng dẫn giải:

Đáp án A

Ví dụ 2: Khi cho 5,5 g một kim loại R hoá trị II tác dụng với Cl2 thu được 12,6g muối. Tìm kim loại R?

A. Cu B. Mn C. Zn D. Fe

Hướng dẫn giải:

Đáp án B

Ví dụ 3: Khi cho Mn tác dụng với khí clo thu được muối. Mn trong phản ứng đóng vai trò là chất gì?

A. Chất khử

B. Chất oxi hóa

C. Chất xúc tác

D. Chất môi trường

Hướng dẫn giải:

Đáp án A

Mn0 -2e → Mn2+

Phản ứng hóa học: Mn + I2 → MnI2 - Cân bằng phương trình hóa học

Phản ứng hóa học:

Mn + I2 → MnI2

Điều kiện phản ứng

Nhiệt độ < 200°C

Cách thực hiện phản ứng

Cho mangan tác dụng với iot

Hiện tượng nhận biết phản ứng

Xuất hiện chất rắn kết tinh màu hồng

Bạn có biết

Mangan dễ dàng tham gia phản ứng với các chất có tính oxi hóa như Cl2 ; I2

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Điều kiện để phản ứng xảy ra khi cho Mn tác dụng với iot là

A. nhiệt độ B. xúc tác C. áp suất D. Cả A, B, C

Hướng dẫn giải:

Đáp án A

Ví dụ 2:Cho phản ứng: Mn + I2 → MnI2. Trong phản ứng trên Mangan đóng vai trò là:

A. chất oxi hóa

B. chất khử

C. môi trường

D. Cả A, B, C

Hướng dẫn giải:

Đáp án B

Ví dụ 3: Cho 5,5 g Mn tác dụng vừa hết với m g iot phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là:

A. 1,27g B. 12,7 g C. 2,54 g D. 25,4 g

Hướng dẫn giải:

Đáp án D

Phương trình phản ứng: Mn + I2 → MnI2

nI2 = nMn = 5,5/55 = 0,1 mol → mI2 = 0,1 . 254 = 25,4 g

Phản ứng hóa học: Mn + Br2 → MnBr2 - Cân bằng phương trình hóa học

Phản ứng hóa học:

Mn + Br2 → MnBr2

Điều kiện phản ứng

Nhiệt độ < 200°C

Cách thực hiện phản ứng

Cho mangan tác dụng với dung dịch brom

Hiện tượng nhận biết phản ứng

Xuất hiện chất rắn kết tinh màu hồng

Bạn có biết

Mangan dễ dàng tham gia phản ứng với các chất có tính oxi hóa như Br2; I2

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Cho Mn tác dụng với dung dich brom dư thu được muối X. Hòa tan muối X vào nước được dung dịch Y. Cho AgNO3 dư vào dung dịch X thu được kết tủa Z. Kết tủa Z thu được có màu gì?

A. màu trắng B. màu vàng C. màu xanh D. màu đen

Hướng dẫn giải:

Đáp án B

Phương trình phản ứng: Mn + Br2 → MnBr2

MnBr2 + 2AgNO3 → 2AgBr + Mn(NO3)2

Ví dụ 2: Cho 5,5 g Mn tác dụng với dung dịch brom thu được m g muối. Giá trị của m là:

A. 10,75 g B. 21,5 g C. 32,25 g D.43 g

Hướng dẫn giải:

Đáp án B

Phương trình phản ứng: Mn + Br2 → MnBr2

n_{MnBr_2}=n_{Mn}=\frac{5,5}{55}=0,1mol⇒m_{MnBr_2}=0,1.215=21,5g

Ví dụ 3: Cho m g Mn tác dụng vừa đủ với dung dịch brom thu được 32,25 g muối. Giá trị của m là:

A. 2,75 g B. 5,5 g C. 8,25 g D. 11 g

Hướng dẫn giải:

Đáp án C

Phương trình phản ứng: Mn + Br2 → MnBr2

nMn = nMnBr2 = 32,25/215= 0,15 mol → mMn = 0,15 .55 = 8,25 g

Phản ứng hóa học: Mn + S → MnS - Cân bằng phương trình hóa học

Phản ứng hóa học:

Mn + S → MnS

Điều kiện phản ứng

Nhiệt độ

Cách thực hiện phản ứng

Cho mangan tác dụng với bột lưu huỳnh

Hiện tượng nhận biết phản ứng

Xuất hiện kết tủa màu hồng

Bạn có biết

Khi đốt nóng hỗn hợp, lưu huỳnh nóng chảy, hỗn hợp cháy sáng và xuất hiện kết tủa màu hồng

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1:Đun nóng 11 gam bột Mn với 9,6 gam bột lưu huỳnh (trong điều kiện không có không khí), thu được chất rắn X. Cho toàn bộ X vào lượng dư dung dịch HCl, thu được V lít khí (đktc). Giá trị của V là

A. 2,24 lít B. 3,36 lít C. 4,48 lít D. 6,72 lít

Hướng dẫn giải:

Đáp án C

Phương trình phản ứng: Mn + S → MnS

nMn = 11/55 = 0,2 (mol); nS = 9,6/32 = 0,3 (mol) ⇒ S dư

Theo phương trình: nMnS = nMn = 0,2 (mol)

MnS + 2HCl → MnCl2 + H2S ↑

⇒ V = 0,2.22,4 = 4,48 (lít)

Ví dụ 2: Đun nóng 5,5 g Mn với 6,4 g bột lưu huỳnh (trong điều kiện không có không khí) thu được muối X. Khối lượng muối X thu được là:

A. 0,87 g B. 8,7 g C. 1,74 g D. 17,4 g

Hướng dẫn giải:

Đáp án B

Phương trình phản ứng: Mn + S → MnS

nMn = 5,5/55 = 0,1 (mol); nS = 6,4/32 = 0,2 (mol) ⇒ S dư

Theo phương trình: nMnS = nMn = 0,1 (mol)

mMnS = 0,1.87 = 8,7 g

Ví dụ 3: . Chọn nhận định đúng trong các nhận định sau đây?

A. Mn(OH)2 tan được trong kiềm tạo kết tủa màu xám đen

B. MnO là tinh thể màu xám lục, dễ tan trong nước

C. MnS kết tủa màu hồng, hơi ít tan

D. Tất cả các hợp chất của mangan đều có màu trắng

Hướng dẫn giải:

Đáp án C

Phản ứng hóa học: 3Mn + N2 → Mn3N2 - Cân bằng phương trình hóa học

Phản ứng hóa học:

3Mn + N2 → Mn3N2

Điều kiện phản ứng

Nhiệt độ từ 690°C - 1200°C

Cách thực hiện phản ứng

Cho mangan phản ứng với nitơ

Hiện tượng nhận biết phản ứng

Xuất hiện chất rắn màu xám đen

Bạn có biết

Mangan cháy trong nitơ ở nhiệt độ cao từ 690°C - 1200°C để tạo thành chất rắn màu xám đen

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Mangan tác dụng được với những chất nào sau đây?

A. N2, H2SO4 loãng, KNO3

B. H2SO4 đặc nguội, O2, NaOH

C. S, H2SO4 đặc nguội, N2

D. HNO3, NaOH, S

Hướng dẫn giải:

Đáp án C

Mn + S → MnS

3Mn + N2 → Mn3N2

Mn + 2H2SO2(đ,nguội) → MnSO4 + 2H2O + SO2

Ví dụ 2: Cho 16,5 g Mn tác dụng vừa hết với m g nitơ phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là:

A. 0,56g B. 5,6 g C. 0,28 g D. 2,8 g

Hướng dẫn giải:

Đáp án D

Phương trình hóa học: 3Mn + N2 → Mn3N2

Ta có: nN2 = 1/3 . nMn = 0,1 mol ⇒ m_{N_2} = 0,1.28 = 2,8 g

Ví dụ 3: Cho 8,25 g Mn tác dụng vừa hết với 1,4 g nitơ phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được m g chất rắn màu xám đen. Giá trị của m là:

A. 9,65g B. 19,3g C. 0,965g D. 1,93g

Hướng dẫn giải:

Đáp án A

Phương trình hóa học: 3Mn + N2 → Mn3N2

Theo ĐLBTKL ta có: mMn + mN2 = mMn3N2 ⇒ mMn3N2 = 8,25 + 1,4 = 9,65 g

Phản ứng hóa học: Mn + F2 → MnF2 - Cân bằng phương trình hóa học

Phản ứng hóa học:

Mn + F2 → MnF2

Điều kiện phản ứng

Nhiệt độ

Cách thực hiện phản ứng

Cho mangan tác dụng với flo

Hiện tượng nhận biết phản ứng

Xuất hiện chất rắn kết tinh màu hồng nhạt

Bạn có biết

Mn là kim loại có tính khử nên dễ dàng tham gia phản ứng với các chất có tính oxi hóa như F2; Cl2

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Khi cho 11 g một kim loại R hoá trị II tác dụng với F2 thu được 18,6 g muối. Tìm kim loại R?

A. Cu B. Mn C. Zn D. Fe

Hướng dẫn giải:

Đáp án B

Phương trình hóa học: R + F2 → RF2

Ta có: nR = 11/R mol; nRF2 = 18,6/(R+19.2) mol

Theo phương trình: nR = nRFa ⇒ 11/R = 18,6/(R+38) ⇒ R = 418/7,6 = 55

⇒ kim loại R là Mn

Ví dụ 2: Khi cho 11 g một kim loại Mn tác dụng với F2 thu được m g muối. Gía trị của m?

A. 9,3g B.13,95g C. 18,6g D. 23,25g

Hướng dẫn giải:

Đáp án C

Phương trình hóa học: Mn + F2 → MnF2

Ta có: nMn = 11/55 = 0,2 mol; theo phương trình: nMnF2 = nMn = 0,2 mol

⇒ mMnF2 = 0,2.93 = 18,6 g

Ví dụ 3: Mangan tác dụng với chất nào sau đây?

A. Na2SO4, O2, KNO3

B. NaOH, S, N2

C. KOH, HCl, Cl2

D. N2, HCl, S

Hướng dẫn giải:

Đáp án D

Mn + F2 → MnF2

Mn + S →MnS

Mn + 2HCl → MnCl2 + H2

Phản ứng hóa học: 3Mn + 2AlCl3 → MnCl2 + 2Al - Cân bằng phương trình hóa học

Phản ứng hóa học:

3Mn + 2AlCl3 → MnCl2 + 2Al

Điều kiện phản ứng

Nhiệt độ 230°C

Cách thực hiện phản ứng

Cho mangan tác dụng với nhôm clorua

Hiện tượng nhận biết phản ứng

Xuất hiện chất rắn màu trắng

Bạn có biết

Mangan tác dụng với nhôm clorua ở nhiệt độ cao đến 230°C để tạo thành chất rắn màu trắng

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Trong các phương trình hóa học sau, có bao nhiêu phản ứng không tạo ra chất khí?

H2O + Mg →

HCl + Mg(HCO3)2

C6H6 + HCl →

C2H5OH + HCOOH →

Cu + H2O + O2 + CO2

[Ag(NH3)2]OH + HCOONa →

AlCl3 + Mn →

Fe(NO3)2 + Na2CO3

A. 4 B. 5 C. 6 D. 7

Hướng dẫn giải:

Đáp án A

H2O + Mg → H2 ↑ + MgO

2HCl + Mg(HCO3)2 → H2O + MgCl2 + 2CO2

C6H6 + 2HCl → 2H2 ↑ + C6H4Cl2

C2H5OH + HCOOH →H2O + HCOOC2H5

Cu + H2O + O2 + CO2 → Cu2CO3(OH)2

2[Ag(NH3)2]OH + HCOONa → 2Ag + H2O + 3NH3 v + NH4NaCO3

2AlCl3 + 3Mn → 2Al + 3MnCl2

Fe(NO3)2 + Na2CO3 → FeCO3 + 2NaNO3

Ví dụ 2: Cho 16,5g mangan tác dụng với vừa đủ nhôm clorua thì thu được m g chất rắn. Giá trị của m là:

A. 6,75g B. 4,05g C. 2,7g D. 5,4g

Hướng dẫn giải:

Đáp án D

Phương trình hóa học: 2AlCl3 + 3Mn → 2Al + 3MnCl2

Ta có: nMb = 16,5/55 = 0,3 mol

Theo phương trình: nAl = 2/3 . nMb =2/3 . 0,3 = 0,2 mol

⇒ mAl = 0,2. 27 = 5,4 g

Ví dụ 3: Điều kiện để phản ứng xảy ra khi cho Mn tác dụng với AlCl3

A.xúc tác B. áp suất C. nhiệt độ D. Cả A, B, C

Hướng dẫn giải:

Đáp án C

Phản ứng hóa học: Mn + 2HCl → MnCl2 + H2 - Cân bằng phương trình hóa học

Phản ứng hóa học:

Mn + 2HCl → MnCl2 + H2

Điều kiện phản ứng

Không điều kiện

Cách thực hiện phản ứng

Cho mangan tác dụng với dung dịch HCl

Hiện tượng nhận biết phản ứng

Có khí không màu thoát ra

Bạn có biết

Mangan dễ tham gia phản ứng với các dung dịch axit không có tính oxi hóa tạo muối và khí hidro thoát ra

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Cho m g hỗn hợp Fe và Mn có cùng số mol hòa tan hoàn toàn vào 4 lít dung dịch HCl 0,1 M thì thu được 4,48 lít khí đktc. Giá trị của m là:

A. 11g B. 12g C. 14g D. 16g

Hướng dẫn giải:

Đáp án A

Đặt x = nMn = nFe mol ; ta có nH2 = 4,48/22,4 = 0,2 mol

Mn + 2HCl → MnCl2 + H2

x mol → x mol

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

x mol → x mol

theo phương trình: nhỗn hợp = n_{H_2}=2x=0,2mol⇒x=0,1mol

⇒ mhỗn hợp = 0,1.55+ 0,1.56 = 11,1 g

Ví dụ 2: Hòa tan hoàn toàn 10,8 g một kim loại R bằng dung dịch HCl. Sau phản ứng cô cạn được 25g muối khan. Biết R tạo muối RCl2. Xác định kim loại X:

A. Fe B. Cr C. Mn D. Ba

Hướng dẫn giải:

Đáp án C

Phương trình hóa học: R + 2HCl → RCl2 + H2

Ta có: n_R=\frac{11}{Rmol};n_{RCl_2}=25,2/(R+71)mol

Theo phương trình: n_R=n_{RCl_2}⇒\ \frac{11}{R}=25,2/(R+71)⇒R=781/14,2=55

⇒ kim loại R là Mn

Ví dụ 3: Dãy nào sau đây chỉ gồm các chất vừa tác dụng được với dung dịch HCl, vừa tác dụng được với dung dịch H2SO4 đặc nguội?

A. Fe, Ni, Ag

B. Zn, Mn, Mg

C. Cu, Na, Ba

D. Cr, Fe, Al

Hướng dẫn giải:

Đáp án D

Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

Mn + 2HCl → MnCl2 + H2

Mg + 2HCl →MgCl2 + H22

Zn + 2H2SO4(đ,nguội) → ZnSO4 + 2H2O + SO2

Mg + 2H2SO4(đ,nguội) → MgSO4 + 2H2O + SO2

Mn + 2H2SO4(đ,nguội) → MnSO4 + 2H2O + SO2

Phản ứng hóa học: Mn + H2SO4(loãng) → MnSO4 + H2 - Cân bằng phương trình hóa học

Phản ứng hóa học:

Mn + H2SO4(loãng) → MnSO4 + H2

Điều kiện phản ứng

Không điều kiện

Cách thực hiện phản ứng

Cho mangan tác dụng với dung dịch H2SO4(loãng)

Hiện tượng nhận biết phản ứng

Có khí không màu thoát ra

Bạn có biết

Mangan dễ tham gia phản ứng với các dung dịch axit không có tính oxi hóa tạo muối và khí hidro thoát ra.

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Hòa tan 54,15g hỗn hợp 3 kim loại Mn, Fe, Cu vào dung dịch H2SO4 loãng thu được 8,96 lít khí H2, 32g chất rắn Y, và dung dịch Z. Lọc bỏ chất rắn Y, cô cạn cẩn thận dung dịch Z thu được khối lượng muối là:

A. 60,55g B. 60g

C. 45,5g D. 50,5g

Hướng dẫn giải:

Đáp án A

Đặt x = nMn mol ; y = nFe mol

Ta có mMn + mFe = 54,15 – 32 = 22,15 g; n_{H_2} = 8,96/22,4 = 0,4 mol

Mn + H2SO4(loãng) → MnSO4 + H2

x mol → x x mol

Fe + H2SO4(loãng) → FeSO4 + H2

y mol → y y mol

Phản ứng hóa học của Mangan (Mn) và Hợp chất của Mangan - Cân bằng phương trình hóa học

⇒ mZ = 0,25.151 + 0,15.152 = 60,55g

Ví dụ 2: Cấu hình e nào dưới đây đúng với Mn

A. [Ar] 4s23d5

B. [Ar] 4s13d6

C. [Ar] 4s23d4

D. [Ar]3d7

Hướng dẫn giải:

Đáp án A

Ví dụ 3: Hòa tan hoàn toàn 16,5 g mangan vào dung dịch H2SO4 loãng dư thì thu được V lít H2 đktc. Giá trị của V là:

A. 3,36 l B. 4,48 l

C. 6,72 l D. 2,24l

Hướng dẫn giải:

Đáp án C

Phương trình hóa học: Mn + H2SO4 (loãng) → MnSO4 + H2

Ta có nMn = 16,5/55 = 0,3 mol

Theo phương trình: n_{H_2}=n_{Mn}=0,3mol⇒V_{H_2}=0,3.22,4=6,72

Phản ứng hóa học: Mn(bột) + 2H2O → Mn(OH)2 + H2 ↑ - Cân bằng phương trình hóa học

Phản ứng hóa học:

Mn(bột) + 2H2O → Mn(OH)2 + H2

Điều kiện phản ứng

Không điều kiện

Cách thực hiện phản ứng

Cho mangan tác dụng với nước.

Hiện tượng nhận biết phản ứng

Có chất khí không màu thoát ra.

Xuất hiện kết tủa trắng

Bạn có biết

Chỉ ở dạng bột nhỏ, mangan mới tác dụng với nước để giải phóng khí H2

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Cho 5,5 g mangan tác dụng với nước thu được V lít khí H2 ở đktc. Giá trị của V là:

A. 3,36 l B. 4,48 l C. 6,72 l D. 2,24l

Hướng dẫn giải:

Đáp án D

Phương trình hóa học: Mn(bột) + 2H2O → Mn(OH)2 + H2

n_{H_2}=n_{Mn}=\frac{5,5}{55}=0,1mol⇒V_{H_2}(đktc)=0,1.22,4=2,24l

Ví dụ 2: Cho m g mangan tác dụng với nước thu được 3,36 lít khí H2 ở đktc. Giá trị của m là:

A. 0,55 g B. 8,25 g C. 5,5 g D. 11g

Hướng dẫn giải:

Đáp án B

nMn = n_{H_2} = 3,36/22,4 = 0,15 mol ⇒ mMn = 0,15.55= 8,25 g

Ví dụ 3:. Cho 11g mangan tác dụng với nước thu được kết tủa X và khí Y. Lọc bỏ kết tủa X cho tác dụng vừa đủ với dung dịch NH4NO3 thu được m g muối Z. tính giá trị của m?

A. 2,685g B. 1,79g C. 17,9g D. 26,85g

Hướng dẫn giải:

Đáp án C

Kết tủa X: Mn(OH)2, khí Y: H2 , muối Z: Mn(NO3)2

Mn(bột) + 2H2O → Mn(OH)2 + H2

0,1 mol → 0,1 mol

Mn(OH)2 + 2NH4NO3 → Mn(NO3)2 + 2NH3 + 2H2O

0,1 mol → 0,1 mol

Ta có nMn(OH)2 = nMn = 5,5/55 = 0,1 mol ⇒ mz = 0,1.179=17,9 g

Phản ứng hóa học: Mn + 2H2SO4(đặc) → MnSO4 + 2H2O + SO2 - Cân bằng phương trình hóa học

Phản ứng hóa học:

Mn + 2H2SO4(đặc) → MnSO4 + 2H2O + SO2

Điều kiện phản ứng

Dung dịch H2SO4 đặc

Cách thực hiện phản ứng

Cho mangan tác dụng với dung dịch axit sunfric đặc nóng

Hiện tượng nhận biết phản ứng

Có khí không màu mùi hắc thoát ra

Bạn có biết

Mn là kim loại có tính khử trung bình nên khi phản ứng với H2SO4(đặc đặc có thể sinh ra sản phẩm khử là SO2

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Cho 16,5g mangan tác dụng với dung dịch axit sunfric đặc nóng thu được V lít khí SO2 ở đktc. Tính giá trị của V?

A. 3,36 l B. 4,48 l C. 6,72 l D. 2,24l

Hướng dẫn giải:

Đáp án C

n_{SO_2} = nMn = 16,5/55 = 0,3 mol ⇒ V_{SO_2}(đktc) = 0,3.22,4 = 6,72 l

Ví dụ 2: Cho m g mangan tác dụng với dung dịch axit sunfric đặc nóng thu được 0,224 lít khí SO2 ở đktc. Tính giá trị của m?

A. 0,55 g B. 8,25 g C. 5,5 g D. 11g

Hướng dẫn giải:

Đáp án A

nMn = n_{SO_2}= 0,224/22,4 = 0,01 mol ⇒ mMn = 0,01.55= 0,55 g

Ví dụ 3: Cho phương trình hóa học sau:

Mn + H2SO4 → MnSO4 + SO2 + H2O

Tổng hệ số tối giản của phương trình trên:

A. 6 B.7 C. 8 D. 9

Hướng dẫn giải:

Đáp án B

Mn + 2H2SO4(đặc) →MnSO4 + 2H2O + SO2

Phản ứng hóa học: 3Mn + 8HNO3 → 3Mn(NO3)2 + 4H2O + 2NO - Cân bằng phương trình hóa học

Phản ứng hóa học:

3Mn + 8HNO3 → 3Mn(NO3)2 + 4H2O + 2NO

Điều kiện phản ứng

Dung dịch HNO3 loãng dư

Cách thực hiện phản ứng

Cho mangan tác dụng với dung dịch axit nitric

Hiện tượng nhận biết phản ứng

Có khí không màu hóa nâu trong không khí thoát ra.

Bạn có biết

Mn tác dụng với axit HNO3 có thể tạo ra sản phẩm khử là khí NO2; NH4NO3; NO;… Trong đó chỉ có sản phẩm khử là muối amoni ở dạng dung dịch không phải dạng khí.

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Cho Mn tác dụng với dụng dịch axit nitric loãng thu được khí không màu hóa nâu ngoài không khí. Phương trình phản ứng xảy ra là:

A. Mn + 4HNO3 → Mn(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O

B. 3Mn + 8HNO3 → 3Mn(NO3)2 + 2NO + 4H2O

C. 5Mn + 12HNO3 → 5Mn(NO3)2 + N2 + 6H2O

D. 4Mn + 10HNO3 → 4Mn(NO32 + NH4NO3 + 3H2O

Hướng dẫn giải:

Đáp án B

Ví dụ 2: Cho phương trình hóa học sau:

Mn + HNNO3 → Mn(NO3)2 + H2O + NO

Tổng hệ số tối giản của phương trình trên:

A. 20 B.21 C. 22 D. 23

Hướng dẫn giải:

Đáp án A

3Mn + 8NO3 → Mn(NO3)2+ 4H2O + 2NO

Ví dụ 3: Ví dụ 3. Cho 16,5g mangan tác dụng với dung dịch axit nitric loãng dư thu được V lít khí NO (sản phẩn khử duy nhất) ở đktc. Tính giá trị của V?

A. 2,24 l B. 4,48 l

C. 6,72 l D. 7,84 l

Hướng dẫn giải:

Đáp án B

nNO = 2/3.nMn = 2/3. 16,5/55 = 0,2 mol ⇒ VNO(đktc) = 0,2.22,4 = 4,48 l

Phản ứng hóa học: Mn + 4HNO3 → Mn(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O - Cân bằng phương trình hóa học

Phản ứng hóa học:

Mn + 4HNO3 → Mn(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O

Điều kiện phản ứng

Dung dịch HNO3loãng dư

Cách thực hiện phản ứng

Cho mangan tác dụng với dung dịch axit nitric

Hiện tượng nhận biết phản ứng

Có khí màu nâu đỏ thoát ra

Bạn có biết

Kim loại mangan có khả năng khử N+5 trong HNO3 xuống tận N-3, N+0, N+2 tương ứng trong NH4+, N2, N2O…

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Cho kim loại mangan tác dụng với HNO3. Mn đóng vai trò là chất gì?

A. Chất khử

B. Chất oxi hóa

C. vừa là chất khử vừa là chất oxi hóa

D. môi trường.

Hướng dẫn giải:

Đáp án: A

Mn + 4HNO3 → Mn(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O

Mn0 - 2e → Mn+2

Ví dụ 2: Cho Mn tác dụng với dung dịch axit nitric thấy thoát ra khí có màu nâu đỏ. Phương trình phản ứng xảy ra là:

A. Mn + 4HNO3 → Mn(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O

B. 3Mn + 8HNO3 → 3Mn(NO3)2 + 2NO + 4H2O

C. 5Mn + 12HNO3 → 5Mn(NO3)2 + N2 + 6H2O

D. Mn + 2HNO3 → Mn(NO3)2 + Hc

Hướng dẫn giải:

Đáp án A

Ví dụ 3: Cho phản ứng sau: Mn + HNO3 → Mn(NO3)2 + NO2 + H2O

Hệ số cân bằng tối giản của HNO3 trong phản ứng trên:

A. 8 B. 9 C. 10 D. 12

Hướng dẫn giải:

Đáp án: C

Mn + 4HNO3 → Mn(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O

Phản ứng hóa học: 5Mn + 12HNO3 → 5Mn(NO3)2 + N2 + 6H2O - Cân bằng phương trình hóa học

Phản ứng hóa học:

5Mn + 12HNO3 → 5Mn(NO3)2 + N2 + 6H2O

Điều kiện phản ứng

Dung dịch HNO3 loãng dư

Cách thực hiện phản ứng

Cho kim loại mangan tác dụng với dung dịch axit nitric loãng

Hiện tượng nhận biết phản ứng

Có khí không màu thoát ra

Bạn có biết

Mangan tác dụng với axit HNO3có thể tạo ra sản phẩm khử là khí NO2; NH4NO3; NO;… Trong đó chỉ có sản phẩm khử là muối amoni ở dạng dung dịch không phải dạng khí.

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Cho Mn tác dụng với dung dịch axit nitric loãng thu được chất khí không màu nhẹ hơn không khí. Phương trình hóa học xảy ra là:

A. Mn + 4HNO3→ Mn(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O

B. 3Mn + 8HNO3 → 3Mn(NO3)2 + 2NO + 4H2O

C. 5Mn + 12HNO3 → 5Mn(NO3)2 + N2 + 6H2O

D. 4Mn + 10HNO3 → 4Mn(NO32 + NH4NO3 + 3H2O

Hướng dẫn giải:

Đáp án C

Khí không màu là sản phẩm khử của HNO3 có N2 và N2O. Trong đó, MN2 < Mkk

Ví dụ 2: Cho phản ứng sau: Mn + HNO3 → Mn(NO3)2 + N2+ H2O

Hệ số tối giản của HNO3 trong phản ứng trên là:

A. 18 B. 15 C. 36 D. 32

Hướng dẫn giải:

Đáp án B

5Mn + 12HNO3 → 5Mn(NO3)2 + N2+ 6H2O

Ví dụ 3: Cho 2,75g mangan tác dụng với dung dịch axit nitric loãng dư thu được V lít khí N2 (sản phẩm khử duy nhất) ở đktc . Tính giá trị của V?

A. 0,224 l B. 0,448 l C. 0,672 l D. 0,784 l

Hướng dẫn giải:

Đáp án A

n_{N_2}= 1/5.nMn = 1/5. 2,75/55 = 0,01 mol ⇒ V_{N_2}(đktc) = 0,01.22,4 = 0,224 l

Phản ứng hóa học: 4Mn + 10HNO3 → 4Mn(NO3)2 + N2O + 5H2O - Cân bằng phương trình hóa học

Phản ứng hóa học:

4Mn + 10HNO3 → 4Mn(NO3)2 + N2O + 5H2O

Điều kiện phản ứng

Dung dịch HNO3 loãng dư.

Cách thực hiện phản ứng

Cho kim loại magie tác dụng với dung dịch axit nitric loãng

Hiện tượng nhận biết phản ứng

Có khí không màu thoát ra

Bạn có biết

Mangan tác dụng với axit HNO3 có thể tạo ra sản phẩm khử là khí NO2; NH4NO3; NO;… Trong đó chỉ có sản phẩm khử là muối amoni ở dạng dung dịch không phải dạng khí.

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Hòa tan hoàn toàn 38,7 gam hỗn hợp X gồm Mn, Fe bằng dung dịch HNO3. Sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch Y và 4,48 lít (đkc) khí N2O (sản phẩm khử duy nhất). Cô cạn dung dịch Y thu được m gam hỗn hợp muối. Giá trị của m là:

A. 58 g B. 63,5 g C. 66,6 g D. 75,9 g

Hướng dẫn giải:

Đáp án B

Ta có nNO3-(tạo muối) = 8n_{N_2O}=0,2.2=0,4mol

mmuối = mKim loại + mNO3-(tạo muối) = 38,7 + 0,4.62 = 63,5 g

Ví dụ 2: Cho phản ứng sau: Mn + HNO3 → Mn(NO3)2 + N2O + H2O

Hệ số cân bằng tối giản của HNO3 trong phản ứng trên:

A. 21 B. 22 C. 23 D. 24

Hướng dẫn giải:

Đáp án D

4Mn + 10HNO3 → 4Mn(NO3)2 + N2O + 5H2O

Ví dụ 3: Cho m g mangan tác dụng với dung dịch axit nitric loãng dư thu được 0,224 lít khí N2O (sản phẩm khử duy nhất) ở đktc . Tính giá trị của m?

A. 0,55g B. 1,1g

C. 1,65g D. 2,2g

Hướng dẫn giải:

Đáp án D

nMn = 4.n_{N_2O} = 4. 0,224/22,4 = 0,04 mol ⇒ mMn = 0,04.55 = 2,2g

Phản ứng hóa học: 4Mn + 10HNO3 → 4Mn(NO3)2 + NH4NO3 + 3H2O - Cân bằng phương trình hóa học

Phản ứng hóa học:

4Mn + 10HNO3 → 4Mn(NO3)2 + NH4NO3 + 3H2O

Điều kiện phản ứng

Dung dịch HNO3 loãng

Cách thực hiện phản ứng

Cho kim loại Mn tác dụng với dung dịch axit nitric loãng dư

Hiện tượng nhận biết phản ứng

Tạo thành dung dịch không màu và không thấy có khí thoát ra.

Bạn có biết

Mangan với axit HNO3 có thể tạo ra sản phẩm khử là khí NO2; NH4NO3; NO;… Trong đó chỉ có sản phẩm khử là muối amoni ở dạng dung dịch không phải dạng khí.

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Cho Mn tác dụng với axit HNO3 loãng thu được dung dịch màu vàng nâu và không thấy có khí thoát ra. Phương trình hóa học thể hiện đúng thí nghiệm trên là:

A. Mn + 4HNO3 → Mn(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O

B. 3Mn + 8HNO3 → 3Mn(NO3)2 + 2NO + 4H2O

C. 5Mn + 12HNO3 → 5Mn(NO3)2 + N2 + 6H2O

D. 4Mn + 10HNO3 → 4Mn(NO3)2 + NH4NO3 + 3H2O

Hướng dẫn giải:

Đáp án D

Sản phẩm khử của HNO3 là dung dịch muối amoni NH4NO3

Ví dụ 2: Cho 8,25 g Mn tác dụng với dụng axit HNO3 loãng thu được dung dịch muối không màu và không thấy có khí thoát ra. Khối lượng muối thu được là

A. 11,95 g B. 20,9 g C. 29,85 g D. 47,75 g

Hướng dẫn giải:

Đáp án C

Ta có: nMn = 8,25/55= 0,15 mol

Phương trình hóa học: 4Mn + 10HNO3 → 4Mn(NO3)2 + NH4NO3 + 3H2O

Theo phương trình: n_{Mn(NO_3)_2}=n_{Mn}=0,15mol;n_{NH_4NO_3}=1/4.n_{Mn}=0,0375mol

⇒ m muối = mMn(NO3)2 + m_{_{NH_4NO_3}}=0,15.179+0,0375.80=29,85g

Ví dụ 3:. Cho phản ứng sau: Mn + HNO3 → Mn(NO3)2 + NH4NO3+ H2O

Hệ số tối giản của HNO3 trong phản ứng trên là:

A. 20 B. 21 C. 22 D. 23

Hướng dẫn giải:

Đáp án C

4Mn + 10HNO3 → 4Mn(NO3)2 + NH4NO3 + 3H2O

Phản ứng hóa học: Mn + 2H3PO4 → Mn3(PO4)2 + 3H2 - Cân bằng phương trình hóa học

Phản ứng hóa học:

Mn + 2H3PO4 → Mn3(PO4)2 + 3H2

Điều kiện phản ứng

Không cần điều kiện

Cách thực hiện phản ứng

Cho mangan tác dụng với dung dịch axit photphoric

Hiện tượng nhận biết phản ứng

Xuất hiện kết tủa trắng

Có khí không màu thoát ra

Bạn có biết

Mangan dễ tham gia phản ứng với các dung dịch axit không có tính oxi hóa tạo muối và khí hidro thoát ra.

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Cho Mn tác dụng với dung dịch axit photphoric thu được muối phôtphat và 3,36 lít khí H2 (đktc). Khối lượng muối thu được sau phản ứng:

A. 17,75 g B. 35,5g C. 53,25 g D. 71 g

Hướng dẫn giải:

Đáp án A

Phương trình phản ứng: 3Mn + 2H3PO4 → Mn3(PO4)2+ 3H2

n muối = nH2/3= 0,15/3 = 0,05 mol ⇒ m muối = 0,05. 355 = 17,75 g

Ví dụ 2: Cho 5,5 g Mn tác dụng với H3PO4 dư thu được V lít khí H2. Giá trị của V là:

A. 11,2 lít B. 2,24 lít C. 5,6 lít D. 3,36 lít

Hướng dẫn giải:

Đáp án B

Phương trình phản ứng: 3Mn + 2H3PO4 → Mn3(PO4)2 + 3H2

n_{H_2}=n_{Mn}=0,1mol⇒V_{H_2} = 0,1.22,4 = 2,24 lít

Ví dụ 3:Cho Mn tác dụng với các chất sau: K, HCl, H3PO4, H2SO4, Cu, NaOH, Fe. Số phản ứng không xảy ra là:

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Hướng dẫn giải:

Đáp án C

3Mn + 2H3PO4 → Mn3(PO4)2 + 3H2

Mn + H2SO4 → MnSO4 + H2

Mn + 2HCl → MnCl2 + H2

Phản ứng hóa học: Mn + H2S → MnS + H2 - Cân bằng phương trình hóa học

Phản ứng hóa học:

Mn + H2S → MnS + H2

Điều kiện phản ứng

Không cần điều kiện

Cách thực hiện phản ứng

Cho mangan tác dụng với H2S

Hiện tượng nhận biết phản ứng

Xuất hiện kết tủa màu hồng

Có khí không màu thoát ra

Bạn có biết

Mangan dễ tham gia phản ứng với các dung dịch axit không có tính oxi hóa tạo muối và khí hidro thoát ra.

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Cho Mn tác dụng với H2S thu được muối và 3,36 lít khí H2 (đktc). Khối lượng muối thu được sau phản ứng:

A.8,7g B. 13,05g C. 17,4g D. 21,75 g

Hướng dẫn giải:

Đáp án B

Phương trình phản ứng: Mn + H2S → MnS + H2

n muối = n_{H_2} = 0,15 mol ⇒ m muối = 0,15. 87 = 13,05 g

Ví dụ 2: Cho 5,5 g Mn tác dụng với H2S dư thu được V lít khí H2 ở đktc. Giá trị của V là:

A. 1,12 lít B. 2,24 lít C. 5,6 lít D. 3,36 lít

Hướng dẫn giải:

Đáp án B

Phương trình phản ứng: Mn + H2S → MnS + H2

n_{H_2}=n_{Mn}=0,1mol⇒V_{H_2}=0,1.22,4=2,24lít

Ví dụ 3: Cho phản ứng sau: Mn + H2S → MnS + H2

Mn đóng vai trò là:

A. chất khử

B. chất oxi hóa

C. môi trường

D. cả A,B và C

Hướng dẫn giải:

Đáp án A

............................................

Ngoài Phản ứng hóa học của Mangan (Mn) và Hợp chất của Mangan - Cân bằng phương trình hóa học. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo các đề thi học kì 1 lớp 8, đề thi học kì 2 lớp 8 các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với tài liệu lớp 8 sẽ giúp các bạn ôn tập tốt hơn. Chúc các bạn học tập tốt

Đánh giá bài viết
1 3.341
Sắp xếp theo

    Từ điển Phương trình hóa học

    Xem thêm