Cr(OH)3 + Br2 + OH- → CrO42- + Br- + H2O
Cr(OH)3+ Br2: Cân bằng phản ứng oxi hóa khử
Cr(OH)3 + Br2 + OH- → CrO42- + Br- + H2O là phương trình phản ứng oxi hóa – khử, được VnDoc hướng dẫn bạn học cân bằng phản ứng bằng phương pháp giải thăng bằng electron. Từ đó bạn học biết lập phương trình hóa học theo phương pháp thăng bằng electron.
1. Phương trình phản ứng
2Cr(OH)3 + 3Br2 + 10OH– → 2CrO42- + 6Br– + 8H2O
2. Cân bằng phản ứng oxi hóa – khử bằng phương pháp giải thăng bằng electron
Cr(OH)3 + Br2 + OH- → CrO42- + Br- + H2O
Bước 1: Xác định sự thay đổi số oxi hóa trước và sau phản ứng của các nguyên tử.
\(Cr^{+3} (OH)_{3} + Br^{0}_{2} + OH^{-} → Cr^{+6}O_{4}^{2-} + Br^{-} + H_{2}O\)
Chất khử: Cr(OH)3
Chất oxi hóa: Br2
Bước 2: Biểu diễn các quá trình oxi hóa, quá trình khử.
Quá trình oxi hóa: \(Cr^{+3} → Cr^{+6} + 3e\)
Quá trình khử: \(Br^{0}_{2} +2.1e\overset{}{\rightarrow} 2Br^{-1}\)
Bước 3: Tìm hệ số thích hợp cho chất khử và chất oxi hóa dựa trên nguyên tắc: Tổng số electron chất khử nhường bằng tổng số electron chất oxi hóa nhận.
×2 ×3 | \(Cr^{+3} → Cr^{+6} + 3e\) \(Br^{0}_{2} +2.1e\overset{}{\rightarrow} 2Br^{-1}\) |
Bước 4: Điền hệ số của các chất có mặt trong phương trình hoá học. Kiểm tra sự cân bằng số nguyên tử của các nguyên tố ở hai vế.
2Cr(OH)3 + 3Br2 + 10OH– → 2CrO42- + 6Br– + 8H2O
3. Cân bằng phản ứng oxi hóa khử bằng phương pháp thăng bằng electron
Phương pháp thăng bằng electron được dùng để lập phương trình hóa học của phản ứng oxi hóa – khử theo nguyên tắc:
Tổng số electron chất khử nhường = tổng số electron chất oxi hóa nhận.
Các bước lập phương trình hóa học của phản ứng oxi hóa – khử theo phương pháp thăng bằng electron:
+ Bước 1: Xác định các nguyên tử có sự thay đổi số oxi hóa, từ đó xác định chất oxi hóa, chất khử.
+ Bước 2: Biểu diễn các quá trình oxi hóa, quá trình khử.
+ Bước 3: Tìm hệ số thích hợp cho chất khử và chất oxi hóa dựa trên nguyên tắc: Tổng số electron chất khử nhường bằng tổng số electron chất oxi hóa nhận.
+ Bước 4: Đặt hệ số của chất oxi hóa và chất khử vào sơ đồ phản ứng, từ đó tính hệ số của chất khác có mặt trong phương trình hóa học. Kiểm tra sự cân bằng số nguyên tử của các nguyên tố ở hai vế.
4. Một số câu hỏi liên quan
Câu 1. Số oxi hoá của Cl trong các chất NaOCl, NaClO2, NaClO3, NaClO4 lần lượt là:
A. -1, +3, +5, +7.
B. +1, -3, +5, -2.
C. +1, +3, +5, +7.
D. +1, +3, -5, +7.
Đáp án C
Trong các hợp chất: NaOCl, NaClO2, NaClO3, NaClO4 thì Na có số oxi hóa là +1; O có số oxi hóa là -2.
Áp dụng quy tắc hóa trị có:
\(NaOCl^{+1} , NaCl^{+3}O_{2} , NaCl^{+5}O_{3}, NaCl^{+7}O_{4}\)
Câu 2. Xét phản ứng điều chế H2 trong phòng thí nghiệm: Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2 Chất đóng vai trò chất khử trong phản ứng là
A. H2
B. ZnCl2
C. HCl
D. Zn
Hướng dẫn trả lời
\(Zn^{0} + H^{+1}Cl^{-1}→Zn^{+2}Cl^{-1}_{2} + H^{0} _{2}\)
Zn nhường 2 electron (số oxi hóa tăng từ 0 lên +2) ⇒ Zn là chất khử.
Câu 3. Phản ứng kèm theo sự cho và nhận electron được gọi là phản ứng
A. đốt cháy
B. phân hủy
C. trao đổi
D. oxi hóa – khử
Hướng dẫn trả lời
Phản ứng kèm theo sự cho và nhận electron được gọi là phản ứng oxi hóa – khử.
Đáp án D
------------------------------------