Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

C2H4 + O2 → CH3CHO

C2H4 + O2 → CH3CHO được VnDoc biên soạn là phương trình phản ứng oxi hóa không hoàn toàn của etilen dưới xúc tác Palladium(II) Chloride tạo thành Aldehyde. Hy vọng tài liệu sẽ giúp các bạn có thêm tài liệu học tập chính xác. 

1. Aldehyde được điều chế từ ethene (ethylene) C2H4

2C2H4 + O2 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow}t 2CH3CHO

2CH2=CH2 + O2 \overset{PbCl_{2} ,CuCl_{2}}{\rightarrow}PbCl2,CuCl22CH3CHO

2. Điều kiện xảy ra phản ứng

Xúc tác Palađi  PdCl2; CuCl2

3. Hiện tượng nhận biết phản ứng

Chất sau phản ứng có phản ứng tráng bạc

4. Bài tập vận dụng liên quan

Câu 1. Các đồng phân Aldehyde của C5H10O là

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Xem đáp án
Đáp án C

Câu 2: Cho các nhận định sau:

Cho các phát biểu về Aldehyde:

(a) Aldehyde là hợp chất chỉ có tính khử.

(b) Aldehyde cộng hydrogen tạo thành alcohol bậc một.

(c) Tất cả các Aldehyde tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 đun nóng đều sinh ra Ag.

(d) Aldehyde no, đơn chức có công thức tổng quát là CnH2nO.

(e) Aldehyde no không tham gia phản ứng cộng.

Số phát biểu đúng là

A. 2

B. 4

C. 5

D. 3

Xem đáp án
Đáp án C

(a) sai, Aldehyde là hợp chất vừa có tính oxi hóa và tính khử.

(b) đúng

(c) đúng

(d) sai, vì Aldehyde no, đơn chức, mạch hở có công thức tổng quát là CnH2nO

(e) sai, Aldehyde no vẫn có phản ứng cộng vào nhóm -CHO

Vậy có 2 phát biểu đúng

Câu 3: Acetaldehyde không tác dụng được với

A. Na.

B. H2.

C. O2.

D. dung dịch AgNO3/NH3.

Xem đáp án
Đáp án A

Câu 4: Phản ứng nào sau đây không tạo Acetaldehyde?

A. Cho acetylene phản ứng với nước.

B. Oxi hóa không hoàn toàn ethylene.

C. Oxi hóa không hoàn toàn ethylic alcohol.

D. Oxi hóa không hoàn toàn Methanol.

Xem đáp án
Đáp án D: Oxi hóa không hoàn toàn Methanol thu được HCHO (formaldehyde)

Câu 5. Acetaldehyde thể hiện tính oxi hoá trong phản ứng nào sau đây?

A. CH3CHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O → CH3COONH4 + 2NH4NO3 + 2Ag

B. 2CH3CHO + 5O2→ 4CO2 + 4H2O.

C. CH3CHO + Br2 + H2O → CH3COOH + 2HBr.

D. CH3CHO + H2→ CH3CH2OH.

Xem đáp án
Đáp án D

Tính oxi hóa thể hiện khi có số oxi hóa giảm

A, B, C sai do số oxi hóa của C tăng

D đúng

Câu 6: Ứng dụng nào dưới đây không phải của formaldehyde

A. Dùng để sản xuất nhựa Phenol formaldehyde.

B. Dùng để sản xuất nhựa urea formaldehyde.

C . Dùng để tẩy uế, ngâm mẫu động vật.

D. Dùng để sản xuất acetic acid.

Xem đáp án
Đáp án D

Câu 7. Phản ứng nào sau đây dùng để điều chế Acetaldehyde trong công nghiệp

A. CH3-C≡N \overset{H^{+} , H_{2} O}{\rightarrow}H+,H2O CH3CHO

B. CH3CH2OH \overset{ H_{2}S O_{4} }{\rightarrow}H2SO4 CH3CHO

C. C2H5OH + CuO \overset{t^{o} }{\rightarrow}toCH3CHO + Cu + H2O

D. CH2=CH2 + O2 -\overset{PdCl2, CuCl2}{\rightarrow}PdCl2,CuCl2CH3CHO 

Xem đáp án
Đáp án D

Câu 8. Cho 1,84 gam hỗn hợp X gồm C2H2 và CH3CHO tác dụng vừa đủ với dung dịch AgNO3/NH3 thu được 11,28 gam chất rắn. Phần trăm theo khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp X có giá trị lần lượt là:

A. 60% và 40%

B. 28,26 % và 71,74%

C. 25% và 75%

D. 30,67% và 69,33%

Xem đáp án
Đáp án B

Gọi số mol C2H2, CH3CHO lần lượt là a, b

Theo đầu bài ta có: 26a + 44b = 1,84 (1)

Phương trình phản ứng:

C2H2 + Ag2O \overset{NH3, to}{\rightarrow}NH3,toC2Ag2 + H2O

a                          a

CH3CHO + Ag2O \overset{NH3, to}{\rightarrow}NH3,toCH3COOH+ 2Ag

b                                                           2b

Ta có:

m chất rắn = mC2Ag2 + mAg = 11,28 => 240a + 108.2b = 11,28 (2)

Từ (1) và (2) giải hệ phương trình ta có:

a = 0,02, b = 0,03

=> mC2H2 = 0,02.26 = 0,52 gam, mCH3CHO = 0,03.44 = 1,32 gam

%C2H2 = 0,52/1,84.100% = 28,26%

%CH3CHO = 100% - 28,26% = 71,74%

Câu 9. Cho sơ đồ phản ứng: Butane → X → Y → Z → T → acetone

Vậy X, Y, Z, T trong sơ đồ phản ứng trên theo thứ tự là:

A. C2H4, CH3CH2OH, CH3CHO, CH3COOH

B. C2H6, CH3CH2OH, CH3CHO, CH3COOH

C. C2H6, C2H4, CH3CH2OH, CH3COOH

D. Cả A và C đều đúng

Xem đáp án
Đáp án D

A.

C4H10 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow}t C2H4 + C2H6

C2H4 + H2O → CH3CH2OH

CH3CH2OH + CuO → CH3CHO + Cu + H2

CH3CHO + 1/2O2 → CH3COOH

2CH3COOH → (CH3)2CO + CO2 + H2O

C. 

C4H10 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow}t C2H4 + C2H6

C2H6  \overset{t^{\circ } }{\rightarrow}t C2H4 + H2

C2H4 + H2O \overset{H+,t^{\circ } }{\rightarrow}H+,tCH3CH2OH

CH3CH2OH + O2 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow}t CH3COOH + H2

2CH3COOH → (CH3)2CO + CO2 + H2O

.........................

Mời các bạn tham khảo thêm một số tài liệu liên quan 

Xem thêm các bài Tìm bài trong mục này khác:
Chia sẻ, đánh giá bài viết
6
Đóng Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
Đóng
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
Sắp xếp theo
🖼️

Gợi ý cho bạn

Xem thêm
🖼️

Từ điển Phương trình hóa học

Xem thêm
Chia sẻ
Chia sẻ FacebookChia sẻ TwitterSao chép liên kếtQuét bằng QR Code
Mã QR Code
Đóng