Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

NaCl + H2SO4 → NaHSO4 + HCl

NaCl + H2SO4 → NaHSO4 + HCl được VnDoc biên soạn là phương trình điều chế axit clohiric, khi cho muối ăn (NaCl rắn) tác dụng với axit sunfuric đặc ở nhiệt độ thích hợp tạo ra muối NaHSO4. Nội dung chi tiết mời các bạn tham khảo dưới đây.

>> Mời các bạn tham khảo chi tiết một số phương trình liên quan 

1. Phương trình phản ứng NaCl ra HCl

NaCl + H2SO4  \overset{< 250^{o} C}{\rightarrow} NaHSO4 + HCl

2. Điều kiện phản ứng H2SO4 ra HCl

Nhiệt độ < 250oC

3. Cách tiến hành phản ứng NaCl tác dụng H2SO4 đặc

Cho tinh thể NaCl tác dụng với H2SO4 đặc và đun nóng

4. Tính chất hóa học của NaCl

Khác với các muối khác, NaCl không phản ứng với kim loại, axit, bazơ ở điều kiện thường. Tuy nhiên, NaCl vẫn phản ứng với một muối:

NaCl + AgNO3 → NaNO3 + AgCl↓

Ở trạng thái rắn, NaCl phản ứng với H2SO4 đậm đặc (phản ứng sản xuất HCl, nhưng hiện nay rất ít dùng vì phương pháp tạo ra nhiều khí độc hại, gây nguy hiểm tới hệ sinh thái, ô nhiễm môi trường).

NaCl + H2SO4 → NaHSO4 + HCl

2NaCl + H2SO4 → Na2SO4 + 2HCl

Điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn xốp

2NaCl + 2H2O  → 2NaOH + H2 + Cl2

5. Bài tập vận dụng liên quan 

Câu 1. Khí hidro clorua có thể được điều chế bằng cách cho muối ăn (NaCl rắn) tác dụng với chất nào sau đây?

A. H2SO4 loãng.

B. H2SO4 đặc.

C. NaOH đặc

D. H2O.

Xem đáp án
Đáp án B

Khí HCl có thể được điều chế bằng cách cho tinh thể muối ăn tác dụng với axit H2SO4 đậm đặc

NaCl rắn + H2SO4 đặc → NaHSO4 + HCl

Câu 2. Dãy chất nào dưới đây phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng

A. Cu, NaOH, KCl

B. Fe, KOH, BaCl2

C. Ag, NaOH, NaCl

D. Mg, KOH, SO2

Xem đáp án
Đáp án B

Dãy chất nào dưới đây phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng

B. Fe, KOH, BaCl2

Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2

2KOH + H2SO4 → K2SO4 + 2H2O

BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 + 2HCl

Câu 3. Hòa tan hoàn toàn 2,55 gam hỗn hợp X gồm Fe, Mg và Zn bằng 1 lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 loãng, thu được 2,24 lít khí hidro (đktc) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là

A. 9,52

B. 10,27

C. 12,35

D. 12,15

Xem đáp án
Đáp án D

nH2 = 2,24/22,4 = 0,1 (mol) ⇒ nH2SO4 = nH2 = 0,1 mol

Bảo toàn khối lượng: 2,55 + 0,1.98 = m + 0,1.2

m = 12,15 gam

Câu 4. Phản ứng nào sau đây không đúng?

A. 2S + H2SO4 (đặc, nóng) → H2S + 2SO2

B. H2S + 4Cl2 + 4H2O → H2SO4 + 8HCl

C. H2S + O2 thiếu → 2S + 2H2O

D. 2H2S + 3O2 dư → 2SO2 + 2H2O

Xem đáp án
Đáp án A

A sai vì phản ứng đúng phải là

S + 2H2SO4 (đặc, nóng) → 2H2O + 3SO2

Chú ý C và D đều đúng vì ở đây đã có điều kiện khi oxi thiếu và khi oxi dư thì sẽ có sản phẩm tạo ra tương ứng như trong phương trình phản ứng.

Câu 5. Để điều chế HCl trong công nghiệp, người ta sử dụng phương pháp:

A. clo hoá các hợp chất hữu cơ.

B. phương pháp tổng hợp.

C. phương pháp sunfat.

D. phương pháp khác.

Xem đáp án
Đáp án B

Để điều chế HCl trong công nghiệp, người ta sử dụng phương pháp:

B. phương pháp tổng hợp.

Câu 6. Phản ứng dùng để điều chế HCl trong phòng thí nghiệm là:

A. H2 + Cl2 → HCl.

B. AgNO3 + HCl → AgCl + HNO3

C. NaCl(r) + H2SO4 (đ) → NaHSO4 + HCl.

D. BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 + HCl.

Xem đáp án
Đáp án C

Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế HCl bằng phương pháp cho NaCl tinh thể phản ứng với H2SO4 đặc, nóng:

NaCl(r) + H2SO4 (đ) → NaHSO4 + HCl.

Câu 7. Dung dịch ZnSO4 có lẫn tạp chất là CuSO4. Dùng kim loại nào sau đây để làm sạch dung dịch ZnSO4?

A. Fe

B. Zn

C. Cu

D. Mg

Xem đáp án
Đáp án B

Dùng kẽm vì có phản ứng:

Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu ↓

Sau khi dùng dư Zn, Cu tạo thành không tan được tách ra khỏi dung dịch và thu được dung dịch ZnSO4 tinh khiết.

Không dùng Mg vì có phản ứng:

Mg + CuSO4 → MgSO4 + Cu ↓

Sau phản ứng có dd MgSO4 tạo thành, như vậy không tách được dung dịch ZnSO4 tinh khiết.

Câu 8. Dãy kim loại nào sau đây được sắp xếp đúng theo chiều hoạt động hóa học tăng dần?

A. K, Mg, Cu, Al, Zn, Fe.

B. Fe, Cu, K, Mg, Al, Zn.

C. Cu, Fe, Zn, Al, Mg, K.

D. Zn, K, Mg, Cu, Al, Fe.

Xem đáp án
Đáp án C

Dựa vào dãy hoạt động của kim loại

Dãy kim loại được sắp xếp theo chiều hoạt động hóa học tăng dần là: Cu, Fe, Zn, Al, Mg, K

Câu 9. Nhận xét nào sau đây không đúng về H2SO4?

A. H­­2SO4 tan tốt trong nước

B. Ở điều kiện thường H2SO4 là chất rắn.

C. H2SO4 có tính axit mạnh.

D. H2SO4 đặc có tính háo nước.

Xem đáp án
Đáp án B

Câu 10. Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Axit sunfuric loãng có tính chất chung của axit mạnh.

B. Axit sunfuric đặc nóng có tính oxi hóa rất mạnh và hấp thụ nước mạnh.

C. Axit sunfuric là chất lỏng sánh như dầu, không màu, không bay hơi, nặng gần gấp 2 lần nước.

D. Phải rót từ từ nước vào axit và khuấy nhẹ bằng đũa thủy tinh mà không được làm ngược lại.

Xem đáp án
Đáp án D

Câu 11. Nhỏ từ từ cho đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3 hiện tượng xảy ra là

A. Có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan.

B. Chỉ có kết tủa keo trắng.

C. Có kết tủa keo trắng và khí bay lên.

D. Không có kết tủa, có khí bay lên.

Xem đáp án
Đáp án A

Nhỏ từ từ cho đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3, ban đầu có kết tủa keo trắng xuất hiện.

3NaOH + AlCl3 → Al(OH)3 ↓ + 3NaCl

Sau đó kết tủa keo trắng tan trong NaOH dư tạo dung dịch trong suốt (vì Al(OH)3 có tính lưỡng tính tan được trong dung dịch axit dư, và kiềm dư)

NaOH + Al(OH)3 → NaAlO2 + 2H2O

Câu 12. Cho từ từ dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch AlCl3. Hiện tượng quan sát được:

A. có kết tủa keo trắng tan dần đến hết.

B. có kết tủa keo trắng rồi tan, sau đó lại có kết tủa.

C. có kết tủa keo trắng, không thấy kết tủa tan.

D. dung dịch trong suốt.

Xem đáp án
Đáp án C

Dẫn NH3 vào dung dịch AlCl3 có phản ứng hóa học sau:

AlCl3 + 3NH3 + 3H2O → Al(OH)3 + 3NH4Cl

Vì NH3 là bazo yếu nên không thể hòa tan được hidroxit Al(OH)3

=> Hiện tượng: Có kết tủa keo trắng không tan

----------------------------------------------

Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới các bạn phương trình hóa học NaCl+H2SO4 → NaHSO4+HCl, mong rằng qua bài viết này các bạn có thể học tập tốt hơn môn Hóa học. Mời các bạn cùng tham khảo thêm Hóa lớp 12, Hóa học lớp 11, Hóa học lớp 10.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THPT miễn phí trên Facebook: Tài Liệu Học Tập VnDoc.com. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Chúc các bạn học tập tốt.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
6
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Phương trình phản ứng

    Xem thêm