Cu + HNO3 → Cu(NO3)2 + NO + H2O
Cu+ HNO3: Cu tác dụng HNO3 loãng
- 1. Phương trình phản ứng Cu tác dụng HNO3 loãng
- 2. Cân bằng phương trình phản ứng Cu + HNO3 → Cu(NO3)2 + NO + H2O
- 3. Điều kiện phản ứng Cu tác dụng với HNO3
- 4. Phương trình ion thu gọn Cu tác dụng HNO3 loãng
- 5. Cách tiến hành phản ứng cho Cu tác dụng HNO3
- 6. Hiện tượng cho Cu tác dụng HNO3 loãng
- 7. Tính chất hóa học của HNO3
- 8. Các bước cân bằng phương trình bằng phương pháp thăng bằng electron
- 9. Bài tập vận dụng liên quan
Cu + HNO3 → Cu(NO3)2 + NO + H2O là phản ứng oxi hóa khử, được VnDoc biên soạn, phương trình này sẽ xuất hiện trong nội dung các bài học: Cân bằng phản ứng oxi hóa khử Hóa học 10, tính chất Hóa học của Cu và tính chất hóa học HNO3.... cũng như các dạng bài tập.
1. Phương trình phản ứng Cu tác dụng HNO3 loãng
3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO↑ + 4H2O
2. Cân bằng phương trình phản ứng Cu + HNO3 → Cu(NO3)2 + NO + H2O
Xác định sự thay đổi số oxi hóa
Cuo + HN+5O3 → Cu+2(NO3)2 + N+2O + H2O
Vậy 3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O
Nhắc lại kiến thức: Các bước cân bằng phản ứng bằng phương pháp thăng bằng electron
Bước 1. Viết sơ đồ phản ứng với các chất tham gia xác định nguyên tố có số oxi hóa thay đổi
Bước 2. Viết phương trình:
Khử (Cho electron)
Oxi hóa (nhận electron)
Bước 3. Cân bằng electron: Nhân hệ số để
Tổng số electron cho = tổng số electron nhận
Bước 4. Cân bằng nguyên tố: nói chung theo thứ tự
Kim loại (ion dương)
Gốc axit (ion âm)
Môi trường (axit, bazo)
Nước (cân bằng H2O là để cân bằng hidro)
Bước 5. Kiểm tra số nguyên tử oxi ở hai vế (phải bằng nhau)
3. Điều kiện phản ứng Cu tác dụng với HNO3
Dung dịch HNO3 loãng dư
4. Phương trình ion thu gọn Cu tác dụng HNO3 loãng
3Cu + 8H+ + 2NO3- → 3Cu2+ + 2NO↑ + 4H2O
5. Cách tiến hành phản ứng cho Cu tác dụng HNO3
Cho đồng Cu tác dụng với dung dịch axit nitric HNO3
6. Hiện tượng cho Cu tác dụng HNO3 loãng
Kim loại Cu rắn đỏ dần tạo thành dung dịch màu xanh lam và khí không màu hóa nâu trong không khí thoát ra.
7. Tính chất hóa học của HNO3
7.1. Axit nitric thể hiện tính axit
Axit nitric có tính chất của một axit bình thường nên nó làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ.
Tác dụng với bazo, oxit bazo, muối cacbonat tạo thành các muối nitrat
2HNO3 + CuO → Cu(NO3)2 + H2O
2HNO3 + Mg(OH)2 → Mg(NO3)2 + 2H2O
2HNO3 + BaCO3 → Ba(NO3)2 + H2O + CO2
7.2. Tính oxi hóa của HNO3
- Axit nitric tác dụng với kim loại
Tác dụng với hầu hết các kim loại trừ Au và Pt tạo thành muối nitrat và nước .
Kim loại + HNO3 đặc → muối nitrat + NO + H2O ( to)
Mg + HNO3 đặc
Kim loại + HNO3 loãng → muối nitrat + NO + H2O
Kim loại + HNO3 loãng lạnh → muối nitrat + H2
Mg(rắn) + 2HNO3 loãng lạnh → Mg(NO3)2 + H2 (khí)
Nhôm, sắt, crom thụ động với axit nitric đặc nguội do lớp oxit kim loại được tạo ra bảo vệ chúng không bị oxy hóa tiếp.
- Axit nitric Tác dụng với phi kim
(Các nguyên tố á kim, ngoại trừ silic và halogen) tạo thành nito dioxit nếu là axit nitric đặc và oxit nito với axit loãng và nước, oxit của phi kim.
C + 4HNO3 đặc → 4NO2 + 2H2O + CO2
- Tác dụng với oxit bazo, bazo, muối mà kim loại trong hợp chất này chưa lên hóa trị cao nhất:
FeO + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO2 + 2H2O
FeCO3 + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO2 + 2H2O + CO2
3Fe(OH)2 + 10HNO3 → 3Fe(NO3)3 + NO + 8H2O
- Tác dụng với hợp chất
3H2S + 2HNO3 (>5%) → 3S ↓+ 2NO + 4H2O
Ag3PO4 tan trong HNO3, HgS không tác dụng với HNO3.
8. Các bước cân bằng phương trình bằng phương pháp thăng bằng electron
Cân bằng phương trình hóa học là quá trình điều chỉnh các hệ số phía trước các chất tham gia và sản phẩm trong một phản ứng hóa học để đảm bảo bằng nhau số lượng nguyên tử của mỗi nguyên tố và tổng số điện tích của các ion trong phản ứng trước và sau khi phản ứng diễn ra.
Các bước cân bằng phương trình hóa học bằng phương pháp thăng bằng electron bao gồm:
Bước 1: Xác định các chất tham gia và chất sản phẩm trong phản ứng hóa học.
Bước 2: Xác định số oxi hóa (số oxi hóa) của từng nguyên tố trong các chất tham gia và chất sản phẩm.
Bước 3: Viết phương trình phản ứng ban đầu, chỉ tập trung vào sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tố.
Bước 4: Cân bằng số electron bằng cách thêm các hệ số trước các chất chứa nguyên tố bị thay đổi số oxi hóa.
Bước 5: Cân bằng số nguyên tử của các nguyên tố khác trong phản ứng bằng cách điều chỉnh hệ số trước các chất tham gia và chất sản phẩm.
Bước 6: Kiểm tra lại phản ứng để đảm bảo số nguyên tử của các nguyên tố và số oxi hóa đã được cân bằng trên cả hai vế của phương trình.
Bước 7: Kiểm tra lại phản ứng để đảm bảo tính chất vật lý và hóa học của chất không thay đổi trong quá trình cân bằng.
Bước 8: Ghi lại phương trình cân bằng cuối cùng.
Trong quá trình hóa học, cân bằng phương trình bằng phương pháp thăng bằng electron là một bước quan trọng để đảm bảo tính chính xác và cân đối của phản ứng. Các bước cân bằng bao gồm xác định số oxi hóa, viết phương trình ban đầu, cân bằng số electron và số nguyên tử của các nguyên tố. Phương pháp thăng bằng electron cho phép chúng ta điều chỉnh số electron tham gia trong các quá trình khử (cho electron) và oxi hóa (nhận electron), đồng thời cân bằng số nguyên tử của các nguyên tố khác nhau trong phản ứng. Quá trình này đảm bảo rằng số oxi hóa và số nguyên tử được cân bằng trên cả hai vế của phương trình, đồng thời giữ nguyên tính chất vật lý và hóa học của các chất trong phản ứng.
Cân bằng phương trình bằng phương pháp thăng bằng electron là một kỹ năng quan trọng trong hóa học, giúp chúng ta hiểu rõ hơn về sự tương tác giữa các chất và đưa ra các phương trình cân bằng chính xác và hợp lý.
9. Bài tập vận dụng liên quan
Câu 1. Ứng dụng nào sau đây không phải của HNO3?
A. Để điều chế phân đạm NH4NO3, Ca(NO3)2
B. Sản xuất dược phẩm
C. Sản xuất khí NO2 và N2H4
D. Để sản xuất thuốc nổ, thuốc nhuộm
Khi cho axit nitric tác dụng với axit clorua, ta được dung dịch cường toan có khả năng hòa tan và và bạch kim.
Axit nitric ứng dụng của axit HNO3 như chế tạo thuốc nổ (TNT, …), điều chế các hợp chất hữu cơ, sản xuất bột màu, sơn, thuốc nhuộm, …
⇒ Sản xuất khí NO2 và N2H4 không phải ứng dụng của HNO3.
Câu 2. Phát biểu nào sau đây đúng:
A. Dung dịch HNO3 làm xanh quỳ tím và làm phenolphtalein hóa đỏ.
B. Axit nitric được dùng để sản xuất phân đạm (NH4NO3, Ca(NO3)2), thuốc nổ (TNT), thuốc nhuộm, dược phẩm.
C. Trong công nghiệp, để sản xuất HNO3 người ta đun hỗn hợp (KNO3) với H2SO4 đặc
D. điều chế HNO3 trong phòng thí nghiệm người ta dùng khí amoniac (NH3)
Axit nitric được dùng để sản xuất phân đạm (NH4NO3, Ca(NO3)2), thuốc nổ (TNT), thuốc nhuộm, dược phẩm.
A Sai: dung dịch HNO3 chỉ làm xanh quỳ tím hóa đỏ.
C. Trong công nghiệp để sản xuất axit nitric, người ta thường đun nóng hỗn hợp natri nitrat rắn với dung dịch H2SO4 đặc
D. Để điều chế HNO3 trong phòng thí nghiệm người ta dùng NaNO3 và H2SO4 đặc
Câu 3. Trong các thí nghiệm với dung dịch HNO3 thường sinh ra khí độc NO2. Để hạn chế khí NO2 thoát ra từ ống nghiệm, người ta sử dụng biện pháp nhét bông có tẩm hóa chất và nút ống nghiệm. Hóa chất đó chính là
A. H2O
B. Dung dịch nước vôi trong
C. dung dịch giấm ăn
D. dung dịch muối ăn
Phương trình phản ứng minh họa
4NO2 + 2Ca(OH)2 → Ca(NO3)2 + 2H2O + Ca(NO2)2
Khí màu nâu đỏ NO2 bị hòa tan trong dung dịch, tạo thành chất rắn Ca(NO2)2 và Ca(NO3)2
Câu 4. Có 4 dung dịch muối riêng biệt: CuCl2, ZnCl2, FeCl3, AlCl3. Nếu thêm dung dịch KOH dư, rồi thêm tiếp dung dịch NH3 dư vào 4 dung dịch trên thì số chất kết tủa thu được là
A. 1
B. 3
C. 2
D. 4
Khi cho KOH dư
Cu2 + + 2OH - →Cu(OH)2↓
Zn2 + + 4OH - → 4Zn(OH)42 -
Fe3 + + 3OH - → Fe(OH)3↓
Al3 + + 4OH - →Al(OH)4 -
Thêm tiếp NH3 thì NH3 sẽ tạo phức với Cu2+, Zn2+
Zn(OH)2 + 4NH3 → [Zn(NH3)4](OH)2
Cu(OH)2 + 4NH3 → [Cu(NH3)4](OH)2
=> chỉ còn kết tủa Fe(OH)3
Câu 5. Cho 19,2 gam Cu tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3 loãng dư, sau phản ứng thu được V lít NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của V là:
A. 6,72 lít
B. 2,24 lít
C. 3,36 lít
D. 4,48 lít
Phương trình phản ứng hóa học
3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO↑ + 4H2O
2nCu = 3nNO
=> nNO = 0,2 mol
=> V = 4,48 lit
Câu 6. Cho các phản ứng:
(1) Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
(2) 2NaOH + (NH4)2SO4 → Na2SO4 + 2NH3 + 2H2O
(3) BaCl2 + Na2CO3 → BaCO3 + 2NaCl
(4) 2NH3 + 2H2O + FeSO4 → Fe(OH)2 + (NH4)2SO4
Các phản ứng thuộc loại phản ứng axit - bazơ là
A. (2), (4)
B. (3), (4).
C. (2), (3).
D. (1), (2).
Các phản ứng thuộc loại axit – bazơ là phản ứng có chất cho proton và chất nhận proton mà ko có sự thay đổi số oxi hóa
(2) 2NaOH + (NH4)2SO4 → Na2SO4 + 2NH3 + 2H2O
(4) 2NH3 + 2H2O + FeSO4 → Fe(OH)2 + (NH4)2SO4
Câu 7. Thực hiện thí nghiệm sau: Nhỏ từ từ dung dịch NH3 cho đến dư vào ống nghiệm đựng dung dịch CuSO4. Hiện tượng quan sát đầy đủ và đúng nhất là:
A. Tạo kết tủa màu xanh lam không tan.
B. Chỉ thấy xuất hiện dung dịch màu xanh thẫm.
C. Lúc đầu có kết tủa màu xanh lam, sau đó kết tủa tan dần tạo thành dung dịch màu xanh thẫm.
D. Có kết tủa màu xanh lam tạo thành, có khí màu nâu đỏ thoát ra
Các phương trình phản ứng xảy ra
CuSO4 + 2NH3 + H2O → Cu(OH)2 ↓xanh lam + (NH4)2SO4
Cu(OH)2 + NH3 + H2O → [Cu(NH3)4](OH)2 (dd màu xanh thẫm)
Lúc đầu có kết tủa màu xanh lam, sau đó kết tủa tan dần tạo thành dung dịch màu xanh thẫm
Câu 8. Chỉ dùng 1 chất để phân biệt 3 kim loại sau: Al, Ba, Mg?
A. Dung dịch HCl
B. Nước
C. Dung dịch NaOH
D. Dung dịch H2SO4
Để phân biệt 3 kim loại Al, Ba, Mg ta dùng nước. Cho nước vào 3 mẫu kim loại, kim loại tốt trong nước và sủi bọt khí là Ba, 2 kim loại không tan trong nước là Al và Mg.
Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2 ↑
Lấy dung dịch Ba(OH)2 vừa thu được đổ vào mẫu 2 kim loại còn lại, kim loại nào tan, sủi bọt khí là Al, kim loại không có hiện tượng gì là Mg
2Al + Ba(OH)2 + 2H2O → Ba(AlO2)2 + 3H2 ↑
Câu 9. Cho mẩu Cu vào dung dịch FeCl3. Hiện tượng xảy ra là:
Kim loại Fe màu trắng bám vào Cu, dung dịch chuyển sang màu xanh.
Phản ứng hóa học xảy ra khi cho mẩu Cu vào dung dịch FeCl3:
Cu + 2FeCl3 → CuCl2 + FeCl2
nâu đỏ xanh
Sau phản ứng đồng tan ra, dung dịch từ màu nâu đỏ chuyển sang màu xanh.
Câu 10. Hiện tượng nào xảy ra khi cho mảnh đồng kim loại vào dung dịch HNO3 loãng
A. không có hiện tượng gì
B. dung dịch có màu xanh, H2 bay ra
C. dung dịch có màu xanh, có khí màu nâu bay ra
D. dung dịch có màu xanh lam, có khí không màu bay ra, bị hoá nâu trong không khí.
Phương trình hóa học xảy ra
Cu + 4HNO3 → Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O
→ Hiện tượng: khi cho mảnh đồng kim loại vào dung dịch HNO3 loãng thì dung dịch có màu xanh của Cu(NO3)2 và khí màu nâu đỏ NO2.
Câu 11. Hòa tan m gam Al vào dung dịch HNO3 loãng vừa đủ, thu được 17,92 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm N2O và N2 biết tỉ khối hơi của X so với H2 là 18 (không còn sản phẩm khử nào khác) và dd Y chứa a gam muối nitrat. Giá trị của m là.
A. 21,6
B. 97,2
C. 64,8
D. 194,4
Nhận thấy MX = (MN2 + MN2O)2 = (28 + 44)/2=36
=> nN2 = nN2O = 0,24 / 2 = 0,12 mol
Ta có: mAl(NO3)3= 213.m/27 = 7,89m < 8 => trong muối có NH4NO3
Bảo toàn e: 3nAl = 10nN2 + 8nN2O + 8nNH4NO3
=> 3.m/27 =10.0,12 + 8.0,12 + 8nNH4NO3
→ nNH4NO3 = m/72 − 0,27
Khối lượng muối tạo thành: mmuối = mAl(NO3)3 + mNH4NO3
=> 8m = 213.m/27 + 80.(m/72 – 0,27) => m = 21,6 gam
Câu 12. Nhận định đúng về phản ứng điều chế HNO3 trong phòng thí nghiệm bằng phản ứng
NaNO3 + H2SO4 → HNO3 + NaHSO4.
A. có thể dùng axit sunfuric loãng.
B. có thể thay thế natri nitrat bằng kali nitrat.
C. axit nitric thu được ở dạng lỏng không cần làm lạnh.
D. đây là phản ứng oxi hóa khử
A sai vì không thể dùng axit sunfuric loãng.
B đúng vì có thể thay thế natri nitrat bằng kali nitrat.
C sai vì axit nitric dễ bay hơi nên thu được hơi HNO3.
D sai vì đây là phản ứng trao đổi vì không làm thay đổi số oxi hóa.
Câu 13. Cho các mô tả sau:
(1). Hoà tan Cu bằng dung dịch HCl đặc nóng giải phóng khí H2
(2). Ðồng dẫn nhiệt và dẫn điện tốt, chỉ thua Ag
(3). Ðồng kim loại có thể tan trong dung dịch FeCl3
(4). Có thể hoà tan Cu trong dung dịch HCl khi có mặt O2
(5). Ðồng thuộc nhóm kim loại nhẹ (d = 8,98 g/cm3)
(6). Không tồn tại Cu2O; Cu2S
Số mô tả đúng là:
A. 1.
B. 2.
C. 3 .
D. 4.
1. Sai vì Cu không tác dụng với HCl.
2. Đúng
3. Đúng, Cu + 2FeCl3 → CuCl2 + 2FeCl2
4. Đúng, 2Cu + 4HCl + O2 → 2CuCl2 + 2H2O
5. Sai, đồng thuộc nhóm kim loại nặng
6. Sai, có tồn tại 2 chất trên
Câu 14. Nung 6,58 gam Cu(NO3)2 trong bình kín không chứa không khí, sau một thời gian thu được 4,96 gam chất rắn và hỗn hợp khí X. Hấp thụ hoàn toàn X vào nước để được 300 ml dung dịch Y. Dung dịch Y có pH bằng
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 1.
Phương trình phản ứng hóa học xảy ra
2Cu(NO3)2 → 2CuO + 4NO2 (4x) + O2 (x mol)
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng có:
mchất rắn ban đầu = mchất rắn sau + mkhí
→ 6,58 = 4,96 + 46.4x + 32x → x = 0,0075 mol
Dẫn khí X vào nước
Phương trình phản ứng minh họa
O2 (0,0075) + 4NO2 (0,03) + 2H2O → 4HNO3 (0,03 mol)
CM (HNO3) = 0,03 : 0,3 = 0,1 → pH = 1.
Câu 15. Nhúng một thanh sắt nặng 100 gam vào 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm Cu(NO3)2 0,2M và AgNO3 0,2M. Sau một thời gian lấy thanh kim loại ra, rửa sạch làm khô cân được 101,72 gam (giả thiết các kim loại tạo thành đều bám hết vào thanh sắt). Khối lượng sắt đã phản ứng là
A. 2,16 gam.
B. 0,84 gam.
C. 1,72 gam.
D. 1,40 gam.
Fe (0,01) + 2Ag+ → Fe2+ + 2Ag (0,02 mol) (1)
mtăng (1) = 0,02.108 – 0,01.56 = 1,6 gam
Theo bài ra mKL tăng = 101,72 – 100 = 1,72 gam.
Tiếp tục có phản ứng:
Fe (a) + Cu2+ → Fe2+ (a mol) + Cu
mtăng (2) = 64a – 56a = 1,72 – 1,6 → a = 0,015 mol
→ mFe = (0,01 + 0,015).56 = 1,4 gam.
Câu 16. Cho Cu và dung dịch H2SO4 loãng tác dụng với chất X (một loại phân bón hóa học), thấy thoát ra khí không màu hóa nâu trong không khí. Mặt khác, khi X tác dụng với dung dịch NaOH thì có khí mùi khai thoát ra. Chất X là
A. amophot.
B. ure.
C. natri nitrat.
D. amoni nitrat.
Cu và H2SO4 tác dụng với chất X có khí không màu, hóa nâu trong không khí là NO => Trong X có nhóm NO3-
Khi X tác dụng với dd NaOH → khí mùi khai → khí đó là NH3
Vậy công thức của X là NH4NO3: amoni nitrat
Phương trình hóa học: Cu + 4H2SO4 + 8NH4NO3 → 4(NH4)2SO4 + 3Cu(NO3)2 + 4H2O + 2NO↑
Phương trình phản ứng minh họa
NaOH + NH4NO3 → NaNO3 + NH3↑(mùi khai) + H2O
Câu 17. Nhúng một thanh Cu vào dung dịch AgNO3, sau một thời gian lấy ra, rửa sạch, sấy khô, đem cân thì khối lượng thanh đồng thay đổi thế nào?
A. Tăng.
B. Giảm.
C. Không thay đổi.
D. không xác định được.
Giả sử có 1 mol Cu tham gia phản ứng
Phương trình phản ứng minh họa
Cu (1) + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag↓ (2 mol)
→ khối lượng thanh đồng tăng = 2 × 108 - 64 = 152 gam.
húng một thanh Cu vào dung dịch AgNO3, sau một thời gian lấy ra, rửa sạch, sấy khô, đem cân thì khối lượng thanh đồng tăng
Câu 18. Hoà tan hoàn toàn 12 gam hỗn hợp Fe và Cu (tỉ lệ mol 1:1) bằng axit HNO3, thu được V lít (đktc) hỗn hợp khí X (gồm NO và NO2) và dung dịch Y (chỉ chứa hai muối và axit dư). Tỉ khối của X đối với H2 bằng 19. Giá trị của V là:
A. 2,24
B. 5,60
C. 3,36
D. 4,48
Như vậy đề bài cho axit dư nên 2 muối thu được là Fe3+ và Cu2+
Gọi x là số mol Fe và Cu ta có: 56x + 64 x = 12 ⇒ x = 0,1 mol
Mặt khác:
Đặt x, y là số mol của NO và NO2 thì 30x + 46 y = 38 (x+ y)
⇒ x = y
ne nhận = 3x + y = 4x, ne cho = 0,5 ⇒ 4x = 0,5 .
Vậy x= 0,125 mol
V = 0,125.2. 22.4= 5,6 lít
Câu 19. Nung 8,4 gam Fe trong không khí, sau phản ứng thu được m gam chất rắn X gồm Fe, Fe2O3, Fe3O4, FeO. Hòa tan m gam hỗn hợp X vào dung dich HNO3 dư thu được 2,24 lít khí NO2 (đktc) là sản phẩm khử duy nhất. Giá trị của m là:
A. 11,2 gam
B. 10,2 gam
C. 7,2 gam
D. 6,9 gam
Đáp án A
Cách 1: Quy đổi hổn hợp X về hai chất FeO và Fe2O3
Phương trình phản ứng minh họa
FeO + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO2 + 2H2O
0,1 0,1
nFe = 8,4/ 56 = 0,15mol
Ta có:
2Fe + O2 → 2FeO
0,1 0,2
4Fe + 3O2 → 2Fe2O3
0,05 0,025 mol
⇒mH2X = 0,1.72 + 0,025.160 = 11,2 g
Cách 2: Quy hỗn hợp X về một chất FexOy:
Phương trình phản ứng tổng quát
FexOy + (6x - 2y) HNO3 → xFe(NO3)3 + (3x - 2y) NO2 + (3x -y) H2O
0,1/3x−2y 0,1mol
Áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố sắt:
Fe = 8,4/56 = 0,1.x/3x−2y ⇒ x/y = 6/7
Vậy công thức quy đổi là: Fe6O7 (M = 448) và
nFe6O7 = 0,13.6 − 2.7 = 0,025 mol
=> mX = 0,025 . 448 = 11,2g
Câu 20. Để nhận biết ion người ta thường dùng Cu và dung dịch HNO3 loãng và đun nóng, vì:
A. Phản ứng tạo ra dung dịch có màu vàng nâu
B. Phản ứng tạo ra dung dịch có màu xanh và khí không mùi làm xanh giấy quỳ ẩm
C. Phản ứng tạo ra kết tủa màu xanh
D. Phản ứng tạo dung dịch có màu xanh và khí không màu hoá nâu trong không khí.
Để nhận biết ion NO3- người ta thường dùng Cu và dung dịch H2SO4 loãng nhờ phản ứng tạo dung dịch màu xanh và khí không màu hóa nâu trong không khí.
Phương trình phản ứng ion
3Cu + 8H+ + 2NO3- → 3Cu2+ + 2NO + 4H2O
Câu 21. Thể tích dung dịch HNO3 1M (loãng) ít nhất cần dùng để hoà tan hoàn toàn một hỗn hợp gồm 0,3 mol Fe và 0,3 mol Cu là (biết phản ứng tạo chất khử duy nhất là NO)
A. 1,0 lít
B. 1,6 lít
C. 0,8 lít
D. 1,2 lít
Lượng HNO3 tối thiểu cần dùng khi:
Fe → Fe2+ , Cu → Cu2+
Sơ đồ cho nhận e:
Fe – 2e → Fe2+
0,3 → 0,6
Cu – 2e → Cu2+
0,3 → 0,6
N+5 + 3e → N+2
3x x
Theo định luật bảo toàn mol e: 0,6 + 0,6 = 3x → x = 0,4 mol
Bảo toàn nguyên tố N: Số mol HNO3 = 0,6 + 0,6 + 0,4 = 1,6 mol
VHNO3 = 1,6 /1 = 1,6 lit
Câu 22. Trường hợp nào sau đây có phản ứng tạo sản phẩm là chất kết tủa màu xanh?
Các phương trình xảy ra như sau:
Al + 3HCl → AlCl3 + 3/2 H2 ↑
Zn + 2AgNO3 → Zn(NO3)2 + 2Ag
3KOH + FeCl3 → Fe(OH)3 ↓ nâu đỏ + 3KCl
NaOH + CuSO4 → Cu(OH)2 ↓ xanh + Na2SO4
Cho dung dịch NaOH vào dung dịch CuSO4 thu được sản phẩm là chất kết tủa màu xanh.
Câu 23. Chỉ dùng 1 hóa chất nào sau đây để nhận biết các dung dịch: NH4Cl, NaOH, NaCl, H2SO4, Na2SO4, Ba(OH)2?
A. Dung dịch phenolphtalein.
B. Dung dịch AgNO3.
C. Dung dịch quỳ tím.
D. Dung dịch BaCl2.
Để nhận biết các dụng dịch trên ta dùng dung dịch quỳ tím ta chia thành 3 nhóm
Nhóm (I): quỳ tím hóa đỏ : NH4Cl, H2SO4
Nhóm (II) quỳ tím hóa xanh: NaOH, Ba(OH)2
Nhóm (III): quỳ tím không đổi màu: NaCl, Na2SO4
Cho lần lượt từng chất ở nhóm (II) vào từng chất ở nhóm (I)
NH4Cl | H2SO4 | |
NaOH | Khí mùi khai | Không hiện tượng |
Ba(OH)2 | Khí mùi khai | Kết tủa trắng |
Phương trình phản ứng minh họa
NH4Cl + NaOH → NH3 + H2O + NaCl
2NH4Cl + Ba(OH)2 \(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) BaCl2 + 2NH3 ↑ + 2H2O
Ba(OH)2 + H2SO4 → BaSO4+ 2H2O
Cho Ba(OH)2 nhận biết được vào từng chất ở nhóm (III), chất tạo kết tủa trắng là Na2SO4, chất không hiện tượng là NaCl
Phương trình phản ứng minh họa
Ba(OH)2 + Na2SO4 → BaSO4 + 2 NaOH
Câu 24. Sự khác biệt nhất trong tính chất hóa học của H2SO4 đặc so với H2SO4 loãng là
A. Tác dụng được với oxit bazơ
B. Tác dụng được với bazơ
C.Tác dụng được với muối
D. Khả năng hút nước mạnh (tính háo nước)
Axit sunfuric đặc có những tính chất hóa học riêng so với H2SO4 loãng
+ Tác dụng với hầu hết kim loại (trừ Au và Pt)
Thí dụ: H2SO4 đặc phản ứng được với đồng, còn H2SO4 loãng không phản ứng được với đồng
Phương trình phản ứng minh họa
Cu + 2H2SO4 → CuSO4+ SO2↑ + 2H2O
+ Tính háo nước
C 12 H 22 O 11 \(\overset{H_{2} SO_{4} }{\rightarrow}\) 11H 2 O + 12C
Câu 25. Chất nào dùng làm thuốc thử để phân biệt hai dung dịch axit clohidric và axit sunfuric?
A. AlCl3.
B. BaCl2.
C. NaCl.
D. MgCl2
Dùng BaCl2 để phân biệt dung dịch HCl và dung dịch H2SO4
Cho dung dịch BaCl2 lần lượt vào 2 dung dịch trên
+ Dung dịch xuất hiện kết tủa trắng là H2SO4, còn lại không có hiện tượng gì là HCl
Phương trình hóa học
BaCl2 + H2SO4 → BaSO4↓ + 2HCl
Câu 26. Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Nung nóng Cu(NO3)2.
(b) Cho Fe(OH)2 vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư).
(c) Sục khí CO2 vào dung dịch Ba(OH)2 dư.
(d) Cho dung dịch KHSO4 vào dung dịch NaHCO3.
(e) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch HCl loãng.
(g) Cho mẩu sắt vào dung dịch H2SO4 loãng.
Sau khi các phản ứng xảy ra, số thí nghiệm sinh ra chất khí là
A. 4.
B. 5.
C. 6.
D. 2
(a) 2Cu(NO3)2 →2CuO + 4NO2↑ + O2↑
(b) 2Fe(OH)2 + 4H2SO4 đặc → Fe2(SO4)3 + SO2↑ + 6H2O
(c) CO2 + Ba(OH)2 dư → BaCO3 + H2O
(d) 2KHSO4 + 2NaHCO3 → K2SO4 + Na2SO4 + 2H2O + 2CO2↑
(e) 9Fe(NO3)2 + 12HCl → 5Fe(NO3)3 + 4FeCl3 + 3NO↑ + 6H2O
(g) Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2↑
Có 5 phản ứng sinh ra khí là: a, b, d, e, g
.......................................
Trên đây VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Cu + HNO3 → Cu(NO3)2 + NO + H2O. Bài viết đã gửi tới bạn đọc phương trình phản ứng với Cu, hướng dẫn cách cân bằng phương trình phản ứng. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm tài liệu bổ ích nhé.
>> Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu liên quan