Phương trình điện li HCN
HCN là chất điện li mạnh hay yếu
Phương trình điện li HCN được VnDoc gửi tới bạn đọc là phương trình điện li của HCN, xác định HCN là chất điện li mạnh hay yếu. Nội dung tài liệu hướng dẫn bạn đọc viết phương trình điện li HCl cũng như làm các dạng bài tập câu hỏi liên quan. Hy vọng thông qua nội dung tài liệu sẽ giúp bạn đọc nắm chắc nội dung kiến thức, cũng như rèn luyện kĩ năng giải bài tập thôn qua các nội dung bài tập. Mời các bạn tham khảo.
Mời các bạn tham khảo thêm phương trình điện li các chất sau:
- Phương trình điện li H2S
- Phương trình điện li của AgNO3
- Phương trình điện li KOH
- Phương trình điện li NaClO
- Phương trình điện li HNO2
- Phương trình điện li của NaHS
- Phương trình điện li NaHCO3
1. Viết phương trình điện li của HCN
HCN ⇆ H+ + CN−
2. HCN là chất điện li yếu
Hidro xyanua kí hiệu HCN có tên gọi là axit xianhiđric, muối của nó là muối xianua, là một loại axit rất độc, tất cả các muối của nó cũng rất độc. Đây là một loại axit rất yếu, yếu hơn axit silixic
Các axit yếu, bazơ yếu và một số muối là chất điện li yếu.
Những chất điện li yếu là:
Các axit yếu như CH3COOH, HCOOH, HClO, H2S, HF, HCN, H2CO3, ...
Các bazơ yếu như: Bi(OH)2, Mg(OH)2, Zn(OH)2, ....
3. Bài tập vận dụng liên quan
Câu 1. Dãy chất nào sau đây là chất điện li yếu?
A. CH3COOH, Sn(OH)2, H2S, HCN
B. HF, Pb(OH)2, CH3COONa, HCl
C. HCl, Zn(OH)2, NaCl, H2CO3
D. H2S, H2CO3, NaOH, HCN
Dãy chất sau đây là chất điện li yếu: CH3COOH, Sn(OH)2, H2S, HCN
Phương trình điện li
CH3COOH ⇔ CH3COO– + H+
Sn(OH)2 ⇆ Sn2+ + 2OH-
Hoặc H2SnO2 ⇆ 2H+ + SnO22-
H2S ⇄ H+ + HS−
HS− ⇆ H+ +S2−
HCN ⇆ H+ + CN−
Câu 2. Dãy các chất điện li mạnh?
A. NaCl, CH3COOK, HNO3, Na2SO4.
B. AgCl, CH3COOH, HCl, NaOH.
C. KCl, HF, HCl, Ba(OH)2.
D. BaSO4, H2S, H2SO4, NaOH.
Dãy các chất điện li mạnh là: NaCl, CH3COOK, HNO3, Na2SO4.
NaCl → Na+ + Cl-
CH3COOK →CH3COO− + K+
HNO3 → H++ NO3−
Na2SO4 → 2Na+ + SO42-
Câu 3. Dung dịch nào sau đây không điện li được?
A. CH3COONa
B. C12H22O11
C. H2SO4
D. FeSO4
Dung dịch nào sau đây không điện li được?
Loại A vì CH3COONa là chất điện li
CH3COONa →CH3COO− + Na+
B. C12H22O11
Loại C vì H2SO4 là chất điện li
H2SO4 → 2H+ + SO42-
Loại D vì FeSO4 là chất điện li
FeSO4 → Fe2+ + SO42-
Câu 4. Dãy các chất đều tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 là:
A. Ba(NO3)2, Mg(NO3)2, HCl, CO2, Na2CO3.
B. Mg(NO3)2, HCl, BaCO3, NaHCO3, Na2CO3.
C. NaHCO3, Na2CO3, Mg(NO3)2, Ba(NO3)2.
D. NaHCO3, Na2CO3, CO2, Mg(NO3)2, HCl.
Dãy các chất đều tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 là: NaHCO3, Na2CO3, CO2, Mg(NO3)2, HCl.
Ba(OH)2 + NaHCO3 → H2O + NaOH + BaCO3↓
Na2CO3 + Ba(OH)2 → 2NaOH + BaCO3(↓)
CO2+ Ba(OH)2 → BaCO3↓+ H2O
Ba(OH)2 + Mg(NO3)2 → Ba(NO3)2 + Mg(OH)2↓
Ba(OH)2 + 2HCl → BaCl2 + 2H2O
...................................
Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Phương trình điện li HCN. Để có thể nâng cao kết quả trong học tập mời các bạn tham khảo một số tài liệu: Hóa học lớp 10, Giải bài tập Hóa học lớp 11, Thi thpt Quốc gia môn Văn, Thi thpt Quốc gia môn Lịch sử, Thi thpt Quốc gia môn Địa lý, Thi thpt Quốc gia môn Toán, đề thi học kì 1 lớp 11, đề thi học kì 2 lớp 11 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.
Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy và học tập môn học THPT, VnDoc mời các bạn truy cập nhóm riêng dành cho lớp 11 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 11 để có thể cập nhật được những tài liệu mới nhất.