H2S + H2SO4 → SO2 + H2O + S

H2S + H2SO4 → SO2 + H2O + S được VnDoc biên soạn hướng dẫn các bạn viết và cân bằng phương trình phản ứng giữa H2S và H2SO4, sau phản ứng thu được khí SO2 và kết tủa đen S. Mời các bạn tham khảo nội dung chi tiết dưới đây.

1. Phương trình phản ứng H2S tác dụng H2SO4 đặc

H2S + H2SO4 → SO2↑ + H2O + S↓

2. Điều kiện phản ứng H2S tác dụng H2SO4 đặc

Nhiệt độ thường

3. Hiện tượng phản ứng xảy ra 

Xuất hiện kết tủa vàng Lưu huỳnh (S) và khí mùi hắc Lưu huỳn dioxit (SO2)

4. Tính chất hóa học của H2S

4.1. Tính axit yếu

Hiđro sunfua tan trong nước tạo thành dung dịch axit rất yếu (yếu hơn axit cacbonic), có tên là axit sunfuhiđric (H2S).

Axit sunfuhiđric tác dụng với kiềm tạo nên 2 loại muối: muối trung hòa, như Na2S chứa ion S2- và muối axit như NaHS chứa ion HS−.

H2S + NaOH → NaHS + H2O

H2S + 2NaOH → Na2S + 2H2O

4.2. Tính khử mạnh

Là chất khử mạnh vì trong H2S lưu huỳnh có số oxi hoá thấp nhất (-2).

Khi tham gia phản ứng hóa học, tùy thuộc vào bản chất và nồng độ của chất oxi hóa, nhiệt độ,...mà nguyên tố lưu huỳnh có số oxi hóa −2 (S-2) có thể bị oxi hóa thành (S0), (S+4), (S+6).

Tác dụng với oxi có thể tạo S hoặc SO2 tùy lượng ôxi và cách tiến hành phản ứng.

2H2S + 3O2 dư  → 2H2O + 2SO2

2H2S + O2 → 2H2O + 2S

Ở nhiệt độ cao, khí H2S cháy trong không khí với ngọn lửa xanh nhạt, H2S bị oxi hóa thành SO2:

Tác dụng với clo có thể tạo S hay H2SO4 tùy điều kiện phản ứng.

H2S + 4Cl2 + 4H2O → 8HCl + H2SO4

H2S + Cl2 → 2HCl + S (khí clo gặp khí H2S)

5. Bài tập vận dụng liên quan 

Câu 1. Vì sao không thể sử dụng H2SO4 đặc làm khô khí H2S

A. Vì H2SO4 đặc phản ứng với H2S

B. Vì H2SO4 là chất oxi hóa mạnh

C. Vì H2SO4 không phản ứng với H2S

D. Vì H2SO4 là chất khử mạnh

Xem đáp án
Đáp án A

Nguyên tắc làm khô chất khí X: Chất làm khô không tác dụng với khí X

Vì H2SO4 đặc phản ứng với H2S nên không thể dùng để làm khô H2S

Phương trình hóa học: 2H2SO4 đặc + H2S → 3SO2 + 2H2O

Câu 2. Dẫn khí H2S vào dung dịch KMnO4 và H2SO4 loãng, hiện tượng quan sát được là:

A. Dung dịch không màu chuyển sang màu tím

B. Dung dịch màu tím bị vẩn đục màu vàng

C. Màu tím của dung dịch KMnO4 chuyển sang màu vàng

D. Màu tím của dung dịch KMnO4 chuyển sang không màu và có vẩn đục màu vàng

Xem đáp án
Đáp án D

Dẫn khí H2S vào dung dịch KMnO4 và H2SO4 loãng, màu tím của dung dịch KMnO4 chuyển sang không màu và có vẩn đục màu vàng

5H2S + 2KMnO4 + 3H2SO4 → 8H2O + 5S + 2MnSO4 + K2SO4

Câu 3. Khí SO2 (sinh ra từ việc đốt các nhiên liệu hóa thạch, quặng sunfua) là một trong những chất gây ô nhiễm môi trường, do SO2 trong không khí sinh ra:

A. mưa axit

B. hiện tượng nhà kính

C. lỗ thủng tầng ozon

D. nước thải gây ung thư

Xem đáp án
Đáp án A

Do trong không khí SO­2 kết hợp với O2 tạo ra SO3. Sau đó SO3 kết hợp với hơi nước có trong không khí sinh ra axit H2SO4 ⟹ gây ra hiện tượng mưa axit, ô nhiễm môi trường.

Câu 4. Để nhận biết SO2 và SO3 người ta dùng thuốc thử:

A. Nước Cl2

B. dung dịch Ca(OH)2

C. Dung dịch Br2

D. dung dịch NaOH

Xem đáp án
Đáp án C

Câu 5. Hấp thụ 4,48 lít SO2 (đktc) vào 150 ml dung dịch NaOH 2M, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là

A. 18,9

B. 25,2

C. 20,8

D. 23,0

Xem đáp án
Đáp án D

nSO2 = 0,2 mol; nNaOH = 2.0,15 = 0,3 mol

nNaOH/nSO2 =0,3/0,2 = 1,5 mol

Sau phản ứng tạo ra 2 muối Na2SO3 và NaHSO3

SO2 + NaOH → NaHSO3

a → a → a

SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O

b → 2b → b

a + b = 0,2 mol

x + 2b = 0,3 mol

Giải phương trình ta có: a = b = 0,1 mol

mNa2SO3 = 0,1.(23.2 + 32 + 48) = 12,6 gam

mNaHSO3 = 0,1.(23 + 1 + 32 + 48) = 10,4 gam

=> m = 23 gam

Câu 6. Phương trình nào sau đây thể hiện tính khử của SO2?

A. SO2 + KOH → KHSO3

B. SO2 + Br2 + 2H2O → H2SO4

C. SO2 + CaO → CaCO3

D. SO2 + 2KOH → K2SO3 + H2O

Xem đáp án
Đáp án B

Câu 7. Để nhận biết hai khí SO2 và O2 ta dùng

A. quỳ tím ẩm.

B. dung dịch Ca(OH)2.

C. dung dịch Ba(OH)2.

D. cả A, B, C đều đúng.

Xem đáp án
Đáp án D

Để nhận biết hai khí SO2 và O2 ta có thể dùng:

Qùy tím ẩm: SO2 làm quỳ chuyển đỏ, O2 không đổi màu

Dung dịch Ca(OH)2 hoặc Ba(OH)2: SO2 làm dung dịch xuất hiện vẩn đục, O2 không hiện tượng

Câu 8. Dẫn hỗn hợp khí gồm CO2, CO, SO2 lội qua dung dịch nước vôi trong (dư), khí thoát ra là:

A. CO

B. CO2

C. SO2

D. CO2 và SO2

Xem đáp án
Đáp án A

Dung dịch nước vôi trong là Ca(OH)2 là dung dịch bazơ

=> Oxit axit có thể tác dụng với dung dịch bazơ, đó là CO2 và SO2 và 2 khí này bị hấp thụ trong dd

CO không tác dụng vì CO là oxit trung tính.

=> Khí thoát ra là CO

Câu 9. Dẫn hỗn hợp khí gồm SO2, NO2, NO, CO qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư. Khí thoát ra là khí nào?

A. NO và CO

B. NO2 và CO2

C. NO2 và CO

D. N2O5 và SO

Xem đáp án
Đáp án A

Dẫn hỗn hợp khí gồm SO2, NO2, NO,CO qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư. Khí thoát ra là khí nào NO và CO

Nhận biết NO làm hóa nâu O2

Khí O2: Hóa nâu khi gặp O2

2NO + O2 → 2NO2↑ (màu nâu)

Khí CO:

Dung dịch PdCl2: Làm vẩn đục dung dịch PdCl2

CO + PdCl2 + H2O → Pd↓ + HCl

Câu 10. Hỗn hợp khí X gồm: O2, Cl2, CO2, SO2. Dẫn X từ từ vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư. Chất khí thoát ra khỏi dung dịch là

A. Cl2

B. CO2.

C. SO2.

D. O2

Xem đáp án
Đáp án D

Khí thoát ra khỏi dung dịch là O2 vì O2 không phản ứng với dd Ca(OH)2.

Cl2 + Ca(OH)2 → CaCl2 + CaOCl + H2O

CO2 + Ca(OH)2 dư → CaCO3↓ + H2O

SO2 + Ca(OH)2 dư → CaSO3↓ + H2O

Câu 11. Các đồ vật bằng bạc để lâu trong không khí thường bị xỉn màu đen. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này là do:

A. Bạc tác dụng với O2 trong không khí.

B. Bạc tác dụng với hơi nước.

C. Bạc tác dụng đồng thời với khí O2 và H2S trong không khí.

D. Bạc tác dụng với khí CO2.

Xem đáp án
Đáp án C

Trong không khí có chứa các chất O2, H2S, hơi nước… Vì vậy Ag tác dụng đồng thời với O2 và H2S tạo muối Ag2S màu đen gây ra hiện tượng xỉn màu.

4Ag + O2 + 2H2S → 2Ag2S + 2H2O

Câu 12. Khẳng định nào sau đây là đúng khi nói về tính chất hóa học của hiđro sunfua.

A. Tính axit mạnh và tính khử yếu.

B. Tính bazơ yếu và tính oxi hóa mạnh.

C. Tính bazơ yếu và tính oxi hóa yếu.

D. Tính axit yếu và tính khử mạnh.

Xem đáp án
Đáp án D

Tính chất hóa học của hiđro sunfua: Tính axit yếu và tính khử mạnh.

...................................

Mời các bạn tham khảo thêm một số tài liệu liên quan 

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn H2S + H2SO4 → SO2 + H2O + S. Để có thể học tốt các môn học trong chương trình lớp 10, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Bồi dưỡng học sinh giỏi Hóa học 10, Chuyên đề Vật Lí 10, Giải bài tập Sinh học 10, Chuyên đề Hóa học 10. Tài liệu học tập lớp 10 mà VnDoc tổng hợp biên soạn và đăng tải.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THPT miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 10 Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Chúc các bạn học tập tốt.

Đánh giá bài viết
9 14.567
Sắp xếp theo

    Phương trình phản ứng

    Xem thêm