CH4 → C2H2 + H2

CH4 → C2H2 + H2 là phản ứng điều chế axetilen, được VnDoc biên soạn, phương trình này sẽ xuất hiện trong nội dung các bài học Hóa 11 Bài 25: Ankan, Hóa 11 Bài 32: Ankin .... cũng như các dạng bài tập liên quan đến metan, axetilen.

1. Phương trình CH4 ra C2H2

2CH4 → C2H2↑ + H2

2. Điều kiện phản ứng CH4 tạo ra C2H

Nhiệt độ: 1500°C Điều kiện khác: làm lạnh nhanh.

3. Cách tiến hành phản ứng CH4 tạo ra C2H

Phân hủy khí metan CH4 ở nhiệt độ cao 1500oC sau đó làm lạnh nhanh

5. Tính chất hóa học của Metan

Sản phẩm thu được là khí axetilen và khí H2

5.1. Tác dụng với oxi

Phản ứng cháy hoàn toàn

Khi đốt trong oxi, metan cháy tạo thành khí CO2 và H2O, tỏa nhiều nhiệt.

CH4 + 2O2 \overset{t^{o} }{\rightarrow}CO2 + 2H2O

Hỗn hợp gồm một thể tích metan và hai thể tích oxi là hỗn hợp nổ mạnh.

Phản ứng cháy không hoàn toàn: Được dùng trong sản xuất fomanđehit, bột than, khí đốt,…

(đốt trong điều kiện thiếu không khí)

2CH4 + 3O2 → 2HCOOH + 2H2O

5.2. Tác dụng với clo khi có ánh sáng

CH4 + Cl2 \overset{t^{o} }{\rightarrow}HCl + CH3Cl (metyl clorua)

CH3Cl + Cl2 → CH2Cl2 + HCl

CH2Cl2 + Cl2 → CHCl3 + HCl

CHCl3 + Cl2 → CCl4 + HCl

Ở phản ứng này, nguyên tử H của metan được thay thế bởi nguyên tử Cl, vì vậy được gọi là phản ứng thế. Đây là phản ứng đặc trưng của liên kết đơn.

5.3. Phản ứng với hơi nước tạo ra khí CO

CH4 + H2O → CO + H2O

(Điều kiện phản ứng: Nhiệt độ 1000, Chất xúc tác Ni)

5.4. Phản ứng phân hủy tạo ra axetilen

Metan bị nhiệt phân bằng cách nung nóng nhanh metan với một lượng nhỏ oxi ở nhiệt độ khoảng 1500oC (ΔH = 397kJ/mol)

2CH4  → C2H2 + 3H2

Oxi được dùng để đốt cháy 1 phần metan, cung cấp thêm nhiệt cho phản ứng.

6. Câu hỏi vận dụng liên quan

Câu 1. Phản ứng giữa Metan và khí Clo xảy ra cần điều kiện gì?

A. Axit làm xúc tác

B. Nhiệt độ cao

C. Bột sắt làm xúc tác

D. Có ánh sáng

Câu 2. Đốt cháy hoàn toàn 2,24 lít khí Metan trong V lít O2. Thể tích khí Oxi là:

A. 2,24 lít

B. 3.36 lít

C. 4,48 lít

D. 8,96 lít

Câu 3. Cặp chất nào gây nổ khi trộn với nhau

A. H2 và Cl2; CH4 và Cl2

B. Cl2 và O2; CH4 và H2

C. H2 và Cl2; Cl2 và O2

D. CH4 và O2; H2 và O2

Câu 4. Dãy các chất làm mất màu dung dịch Brom?

A. CH4, C2H2

B. C3H8, C2H4

C. C2H4, C3H4

D. C3H6, CH4

Câu 5. Chất nào dưới đây có liên kết ba trong phân tử

A. Metan

B. Butan

C. Etilen

D. Axetilen

Câu 6: Phản ứng hóa học đặc trưng của metan là:

A. Phản ứng thế.

B. Phản ứng cộng.

C. Phản ứng oxi hóa – khử.

D. Phản ứng phân hủy.

Câu 7: Các tính chất vật lí cơ bản của metan là:

A. Chất lỏng, không màu, tan nhiều tron nước

B. Chất khí, không màu, không mùi, nhẹ hơn không khí, tan ít trong nước

C. Chất khí không màu, tan nhiều trong nước

D. Chất khí không màu, không mùi, nặng hơn không khí, tan ít trong nước

Câu 8: Trong phòng thí nghiệm có thể thu khí CH4 bằng cách:

A. Đẩy không khí ( ngửa bình)

B. Đẩy axit

C. Đẩy nước (úp bình)

D. Đẩy bazo

Câu 9: Để chứng minh sản phẩm của phản ứng cháy giữa metan và oxi có tạo thành khí cacbonic hay không ta cho vào ống nghiệm hóa chất nào say đây?

A. Nước cất

B. Nước vôi trong

C. Nước muối

D. Thuốc tím

Câu 10: Điều kiện để phản ứng giữa Metan và Clo xảy ra là:

A. Có bột sắt làm xúc tác

B. Có axit làm xúc tác

C. Có nhiệt độ

D. Có ánh sáng

Câu 11: Cấu tạo phân tử axetilen gồm

A. hai liên kết đơn và một liên kết ba.

B. hai liên kết đơn và một liên kết đôi.

C. một liên kết ba và một liên kết đôi.

D. hai liên kết đôi và một liên kết ba.

Câu 12: Liên kết C=C trong phân tử axetilen có đặc điểm

A. một liên kết kém bền dễ đứt ra trong các phản ứng hóa học.

B. hai liên kết kém bền nhưng chỉ có một liên kết bị đứt ra trong phản ứng hóa học.

C. hai liên kết kém bền dễ đứt lần lượt trong các phản ứng hóa học.

D. ba liên kết kém bền dễ đứt lần lượt trong các phản ứng hóa học.

Câu 13: Phản ứng nào trong các phản ứng sau không tạo ra axetilen?

A. Ag2C2 + HCl →

B. CH4 \overset{1500^{o} C}{\rightarrow}

C. Al4C3 + H2O→

D. CaC2 + H2O→

Câu 14: Axetilen tham gia phản ứng cộng H2O (xúc tác HgSO4, thu được sản phẩm hữu cơ là:

A. C2H4(OH)2

B. CH3CHO

C. CH3COOH

D. C2H5OH

Câu 15: Khí axetilen không có tính chất hóa học nào sau đây?

A. Phản ứng cộng với dung dịch brom.

B. Phản ứng cháy với oxi.

C. Phản ứng cộng với hiđro.

D. Phản ứng thế với clo ngoài ánh sáng.

Câu 16. Trong các nhận xét dưới đây, nhận xét nào sai ?

A. Tất cả các ankan đều có công thức phân tử CnH2n+2.

B. Tất cả các chất có công thức phân tử CnH2n+2 đều là ankan.

C. Tất cả các ankan đều chỉ có liên kết đơn trong phân tử.

D. Tất cả các chất chỉ có liên kết đơn trong phân tử đều là ankan.

Câu 17. Phân tử CH4 không tan trong nư­ớc vì lí do nào sau đây?

A. Metan là chất khí.

B. Phân tử metan không phân cực.

C. Metan không có liên kết đôi.

D. Phân tử khối của metan nhỏ.

Câu 18. Trong các chất dư­ới đây, chất nào có nhiệt độ sôi thấp nhất?

A. C4H10.

B. C2H6.

C. CH4.

D. C3H8.

Câu 19. Có bao nhiêu đồng phân cấu tạo có công thức phân tử C5H12?

A. 3

B. 4

C. 5

D. 6

Câu 20. Hợp chất hữu cơ X có tên gọi là: 2 - clo - 3 - metylpentan. Công thức cấu tạo của X là:

A. CH3CH2CH(Cl)CH(CH3)2.

B. CH3CH(Cl)CH(CH3)CH2CH3.

C. CH3CH2CH(CH3)CH2CH2Cl.

D. CH3CH(Cl)CH3CH(CH3)CH3.

7. Đáp án trắc nghiệm Metan

1D2B3D4.C5D
6A7B8C9B10D
11A12C13C14B15D
16D17B18C19A20B

Câu 8. 

Điều chế Metan CH4 trong phòng thí nghiệm

Hóa chất và dụng cụ

Hóa chất: CH3COONa, NaOH, CaO, H2O

Dụng cụ: ống nghiệm, giá đỡ, chậu thủy tinh, nút cao su, ống dẫn khí bằng thủy tinh, đèn cồn.

Phương pháp thu khí

Sử dụng phương pháp đẩy nước, vì metan là chất khí ít tan được trong nước.

Điều kiện xảy ra phản ứng.

Điều kiện đun nóng hỗn hợp

Phương trình hóa học

CH3COONa + NaOH → CH4 + Na2CO3

Câu 9. 

Khi cho nước vôi trong Ca(OH)2 vào ống nghiệm thấy dung dịch bị vẩn đục chứng tỏ có khí CO2. CO2 phản ứng với Ca(OH)2 tạo kết tủa làm dung dịch bị vẩn đục.

Câu 15. 

Khí axetilen không có tính chất hóa học nào sau đây?

Khí axetilen có

Phản ứng cộng với dung dịch brom.

Phản ứng cháy với oxi.

Phản ứng cộng với hiđro.

Không có Phản ứng thế với clo ngoài ánh sáng.

Câu 19. 

Các đồng phân ankan có CTPT C5H12 là:

CH3-CH2-CH2-CH2-CH3

CH3-CH(CH3)-CH2-CH3

C(CH3)4

Câu 20. 

Vậy có tất cả 3 đồng phân.

2 - clo - 3 - metylpentan “Đánh số gần halogen trước” => Cl ở số 2 ; Metyl ở số 3 ;

pentan => Mạch chính có 5C

=> Công thức cấu tạo: 1CH32CH(Cl) – 3CH(CH3) – 4CH2 5CH3

.......................................

Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu liên quan 

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THPT miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 11. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Chúc các bạn học tập tốt.

Đánh giá bài viết
34 156.954
Sắp xếp theo

    Phương trình phản ứng

    Xem thêm