C3H6+Br2 → C3H6Br2

 C3H6+Br2 → C3H6Br2 được VnDoc biên soạn hướng dẫn bạn đọc viết phương trình phản ứng propen tác dụng với dung dịch Br2. Cũng như đưa ra các nội dung lý thuyết câu hỏi liên quan. Hy vọng tài liệu sẽ giúp ích cho bạn đọc trong quá trình ghi nhớ kiến thức, ôn tập bổ sung kiến thức. Mời các bạn tham khảo.

1. Phương trình phản ứng Propen tác dụng với Br2

C3H6+Br2 → C3H6Br2

CH2=CH–CH3 + Br2 → CH2Br–CHBr–CH3

2. Điều kiện phản ứng xảy ra 

Nhiệt độ thường

3. Propen tác dụng với Br2 có hiện tượng gì

Dẫn khí propilen từ từ qua dung dịch brom thấy màu nâu đỏ của dung dịch nhạt dần.

4. Câu hỏi vận dụng liên quan 

Câu 1. Chất nào sau đây làm mất màu nước brom?

A. propan

B. metan

C. propen

D. cacbonđioxit

Xem đáp án
Đáp án C

Phương trình phản ứng hóa học

CH2=CH–CH3 + Br2 → CH2Br–CHBr–CH3

Câu 2. Cho các chất sau: propan, etilen, propin, buta-1,3-đien, stiren, glixerol, phenol, vinyl axetat, anilin. Số chất tác dụng được với nước Br2 ở điều kiện thường là

A. 8

B. 7

C. 9

D. 6

Xem đáp án
Đáp án B

Chất tác dụng được với nước Br2 ở điều kiện thường là: etilen, propin, buta-1,3-đien, stiren, phenol, vinyl axetat, anilin

C2H4 + Br2 → C2H4Br2

C3H4 + Br2→ C3H4Br2

CH2=CH−CH=CH2 + Br2→ CH2Br−CHBr−CH=CH2

C6H5-CH=CH2 + Br2 → C6H5-CHBr-CH2Br

Br2 + CH3COOCH=CH2 → CH3COOCH(Br)-CH2Br

C6H5NH2 + 3Br2 → C6H3Br3NH2 + 3HBr

Câu 3. Thực hiện các thí nghiệm sau:

(a) Cho anilin vào dung dịch nước brom

(b) Đun nóng tinh bột trong dung dịch H2SO4 loãng.

(c) Sục khí H2 vào nồi kín chứa triolein (xúc tác Ni), đun nóng.

(d) Nhỏ vài giọt nước brom vào dung dịch stiren.

(e) Cho dung dịch AgNO3/NH3 vào glucozo đun nóng

(g) Cho dung dịch metyl fomat vào dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng.

Số thí nghiệm xảy ra phản ứng là

A. 3

B. 5

C. 6

D. 4

Xem đáp án
Đáp án C

Các thí nghiệm xảy ra phản ứng là

(a) C6H5NH2 + 3Br2 → C6H3Br3NH2 + 3HBr

(b) (C6H10O5) \overset{H_{2} SO_{4} }{\rightarrow} nC6H12O6 (glucozo)

(c) 3H2 + (C17H33COO)3C3H5 \overset{Ni, t^{o} }{\rightarrow}(C17H35COO)3C3H5

(d) C6H5-CH=CH2 + Br2 → C6H5-CHBr-CH2Br

(e) C6H12O6 + 8AgNO3 + 4NH3 → 8Ag + 6CO2 + 6NH4NO3

(g) HCOOCH3 + 2AgNO3 + 2NH3 + H2O\overset{t^{o} }{\rightarrow} NH4OOCCH3 + 2Ag↓ + NH4NO3

=> cả 6 thí nghiệm đều xảy ra phản ứng

Câu 4. Hợp chất hữu cơ không làm mất màu brom trong CCl4

A. isobutilen.

B. ancol anlylic.

C. anđehit acrylic.

D. anđehit ađipic

Xem đáp án
Đáp án D

Câu 5. Chất nào sau đây không làm mất màu dung dịch Br2?

A. Metan.

B. Etilen.

C. Propilen.

D. Axetilen.

Xem đáp án
Đáp án A

Câu 6. Chất nào sau đây khi tác dụng với HBr chỉ cho một sản phẩm duy nhất?

A. But-1-en.

B. 2,3-đimetylbut-2-en.

C. propen.

D. 2-metylbut-2-en

Xem đáp án
Đáp án B

Câu 7. Hỗn hợp X gồm C3H8 và C3H6 có tỉ khối so với hiđro là 21,8. Đốt cháy hết 5,6 lít X (đktc) thì thu được bao nhiêu gam CO2 và bao nhiêu gam H2O?

A. 33 gam và 17,1 gam.

B. 22 gam và 9,9 gam.

C. 13,2 gam và 7,2 gam.

D. 33 gam và 21,6 gam.

Xem đáp án
Đáp án A

C3H6 + 9/2O2 → 3CO2 + 3H2O

C3H8 + 5O2 → 3CO2 + 4H2O

nX = 0,25 mol ⇒ nCO2 = 0,25.3 = 0,75 mol

mCO2 = 0,75.44 = 33 gam;

mX = mC + mH ⇔ 21,8.2.0,25 = 0,75.12 + 2.nH2O

⇒ nH2O = 0,95 mol; mH2O = 18.0,95 = 17,1 gam

---------------------------------

Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới bạn đọc C3H6+Br2 → C3H6Br2, mong rằng qua đây bạn đọc có thêm tài liệu ôn tập môn Hóa học lớp 11 nhé. Ngoài ra VnDoc.com mời bạn đọc cùng tham khảo thêm kiến thức các môn Toán 11, Ngữ văn 11, Tiếng Anh 11, đề thi học kì 1 lớp 11, đề thi học kì 2 lớp 11...

Mời bạn đọc cùng tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 11 để có thêm tài liệu học tập nhé.

Đánh giá bài viết
12 45.440
1 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Trần Hà Thu
    Trần Hà Thu

    oo

    Thích Phản hồi 05/04/22

    Phương trình phản ứng

    Xem thêm