Phương trình điện li của FeCl3
Viết phương trình điện li của FeCl3
Phương trình điện li của FeCl3 được VnDoc biên soạn gửi tới bạn đọc phương trình điện li FeCl3 trong nước từ đó giúp các bạn học sinh biết cách viết cân bằng điện li FeCl3, cũng như vận dụng vào giải các dạng bài tập câu hỏi tương tự. Mời các bạn tham khảo.
– FeCl3 có tên gọi là Sắt(III) Clorua. Đây là một loại hợp chất muối axit của sắt, khi tan trong nước sẽ sinh ra nhiệt. Khi Sắt(III) Clorua ở dạng khan là những tinh thể có màu nâu đen.
– FeCl3 còn có nhiều tên gọi khác như Phèn sắt 3, Iron(III) Chloride, Ferric Chloride, Ferric Clorua, Phèn sắt (III) Clorua FeCl3 40%, FeCl3 96%.
– FeCl3 công nghiệp 30% còn được gọi là chất keo tụ, một hóa chất tạo bông được sử dụng rộng rãi trong các hệ thống xử lý nước thải.
1. Viết phương trình điện li của FeCl3
FeCl3 → Fe3+ + 3Cl−
2. FeCl3 là chất điện li yếu hay mạnh
FeCl3 là chất điện li mạnh
Các chất điện li mạnh
Chất điện li mạnh bao gồm: các axit mạnh HCl, HNO3, H2SO4,… các bazo mạnh như NaOH, KOH, Ba(OH)2, Ca(OH)2,… và hầu hết các muối của axit mạnh và bazơ mạnh như NaCl, KNO3, KCl, K2SO4,…
Phương trình điện li của chất điện li mạnh: dùng dấu mũi tên 1 chiều chỉ chiều của quá trình điện li.
3. Một số phương trình điện li quan trọng
Phương trình điện li
- Phương trình điện li của Na2HPO3
- Phương trình điện li KMnO4
- Phương trình điện li NH4Cl
- Phương trình điện li Al(OH)3
- Phương trình điện li HClO4
- Phương trình điện li NaHCO3
Xác định chất điện li
- K2S là chất điện li mạnh hay yếu
- Al2O3 là chất điện li mạnh hay yếu
- KHSO4 là chất điện li mạnh hay yếu
- Fe(OH)3 là chất điện li mạnh hay yếu
- Fe(OH)2 là chất điện li mạnh hay yếu
- HCOONa là chất điện li mạnh hay yếu
- CuCl2 là chất điện li mạnh hay yếu
- CH3COONH4 là chất điện li mạnh hay yếu
4. Bài tập vận dụng liên quan
Câu 1. Dãy gồm các chất vừa tác dụng được với dung dịch HCl, vừa tác dụng được với dung dịch NaOH là:
A. NaHCO3, ZnO, Mg(OH)2
B. Mg(OH)2, Al2O3, Ca(HCO3)2
C. NaHCO3, MgO, Ca(HCO3)2
D. NaHCO3, Ca(HCO3)2, Al2O3
Dãy gồm các chất vừa tác dụng được với dung dịch HCl, vừa tác dụng được với dung dịch NaOH là: NaHCO3, Ca(HCO3)2, Al2O3
Phương tình phản ứng minh họa:
NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2+ H2O
NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O
Ca(HCO3)2 + 2 NaOH → CaCO3 + Na2CO3 + 2 H2O
Ca(HCO3)2 + 2 HCl → CaCl2 + 2 CO2 + 2 H2O
Al2O3 + 6 HCl → 2 AlCl3 + 3 H2O
Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2OCâu 2. Chất nào sau đây là chất điện li yếu
A. CH3COOH
B. AgCl
C. HCl
D. FeCl3
Câu 3. Hidroxit nào sau đây là hidroxit lưỡng tính?
A. Ca(OH)2
B. Al(OH)3
C. Ba(OH)2
D. Cu(OH)2
Câu 4. Pha loãng dung dịch HCl có pH = 3 bao nhiêu lần để được dung dịch mới có pH = 4?
A. 5.
B. 4.
C. 9.
D. 10.
Câu 5. Cho các chất sau tan trong nước: Na2CO3, CH3COOCH3, HCOOH, MgCl2, HF. Số chất điện li mạnh và điện li yếu lần lượt là:
A. 2; 2.
B. 3; 2.
C. 1; 4.
D. 3: 1.
Chất điện li mạnh:
Na2CO3 → 2Na+ + CO32-
MgCl2 → Mg2+ + 2Cl-
Chất điện li yếu:
HCOOH ⇄ HCOO- + H+
HF ⇄ H+ + F-
Chất không điện li: CH3COOCH3
................................
Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Phương trình điện li của FeCl3. Để có thể nâng cao kết quả trong học tập mời các bạn tham khảo một số tài liệu: Hóa học lớp 10, Giải bài tập Hóa học lớp 11, đề thi học kì 1 lớp 11, đề thi học kì 2 lớp 11 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.