CH4 + Cl2 → CH3Cl + HCl
CH4 Cl2: CH4 tác dụng với Cl2
CH4 + Cl2 → CH3Cl + HCl được VnDoc biên soạn là phương trình phản ứng hóa học khi cho metan tác dụng với Clo, ở điều kiện ánh sáng tỉ lệ 1:1 chúng ta thu được metyl clorua. Mời các bạn tham khảo phương trình chi tiết dưới đây.
>> Thêm khảo thêm một số tài liệu liên quan:
- CH4 và C2H4 có tính chất hóa học giống nhau là
- Trong phòng thí nghiệm có thể điều chế metan bằng cách nào sau đây
- Dãy nào sau đây chỉ gồm các chất thuộc dãy đồng đẳng của Metan
- Hoàn thành chuỗi phản ứng CH4 → C2H2 → C2H4 → C2H6 → C2H5Cl
1. Phương trình phản ứng giữa CH4 và Cl2
CH4 + Cl2 \(\overset{as,1:1}{\rightarrow}\) CH3Cl + HCl
2. Điều kiện phản ứng xảy ra giữa CH4 và Cl2
Điều kiện: ánh sáng
3. Cách thực hiện phản ứng
Khi có ánh sáng, khí metan (CH4) phản ứng với khí clo thu được metyl clorua (CH3Cl) và hiđro clorua (HCl – khí).
4. Tính chất hóa học của Metan
Metan có thể tham gia vào một số phản ứng hóa học như sau:
4.1. Tham gia phản ứng thế với halogen clo, brom
Metan phản ứng với Halogen cho ra dẫn xuất halogen và hidro halogenua.Ví dụ đối với Cl:
CH4 + Cl2 → CH3Cl + HCl
CH3Cl + Cl2 → CH2Cl2 + HCl
CH2Cl2 + Cl2 → CHCl3 + HCl
CHCl3 + Cl2 → CCl4 + HCl
4.2. Phản ứng với hơi nước tạo ra khí CO
CH4 + H2O = CO + H2O
(Điều kiện phản ứng: Nhiệt độ 1000, Chất xúc tác Ni).
4.3. Phản ứng cháy với oxi
Phản ứng cháy hoàn toàn:
CH4 + 2O2 → CO2 + 2H2O
Phản ứng cháy không hoàn toàn: Được dùng trong sản xuất fomanđehit, bột than, khí đốt,…
(đốt trong điều kiện thiếu không khí)
4.4. Phản ứng phân hủy tạo ra axetilen
Metan bị nhiệt phân bằng cách nung nóng nhanh metan với một lượng nhỏ oxi ở nhiệt độ khoảng 1500oC (ΔH = 397kJ/mol)
Oxi được dùng để đốt cháy 1 phần metan, cung cấp thêm nhiệt cho phản ứng.
5. Bài tập liên quan
Câu 1: Phản ứng hóa học đặc trưng của metan là:
A. Phản ứng thế.
B. Phản ứng cộng.
C. Phản ứng oxi hóa – khử.
D. Phản ứng phân hủy.
Phản ứng hóa học đặc trưng của metan là Phản ứng thế.
Câu 2: Các tính chất vật lí cơ bản của metan là:
A. Chất lỏng, không màu, tan nhiều tron nước
B. Chất khí, không màu, không mùi, nhẹ hơn không khí, tan ít trong nước
C. Chất khí không màu, tan nhiều trong nước
D. Chất khí không màu, không mùi, nặng hơn không khí, tan ít trong nước
Câu 3: Trong phòng thí nghiệm có thể thu khí CH4 bằng cách:
A. Đẩy không khí ( ngửa bình)
B. Đẩy axit
C. Đẩy nước (úp bình)
D. Đẩy bazo
CH4 không tan trong nước nên cần phải thu bằng phương pháp đẩy nước.
Câu 4: Để chứng minh sản phẩm của phản ứng cháy giữa metan và oxi có tạo thành khí cacbonic hay không ta cho vào ống nghiệm hóa chất nào say đây?
A. Nước cất
B. Nước vôi trong
C. Nước muối
D. Thuốc tím
Khi cho nước vôi trong Ca(OH)2 vào ống nghiệm thấy dung dịch bị vẩn đục chứng tỏ có khí CO2. CO2 phản ứng với Ca(OH)2 tạo kết tủa làm dung dịch bị vẩn đục
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O
Câu 5: Điều kiện để phản ứng giữa Metan và Clo xảy ra là:
A. Có bột sắt làm xúc tác
B. Có axit làm xúc tác
C. Có nhiệt độ
D. Có ánh sáng
Điều kiện để phản ứng giữa Metan và Clo xảy ra là Có ánh sáng
CH4 + Cl2 → CH3Cl + HCl
CH3Cl + Cl2 → CH2Cl2 + HCl
Câu 6. Cho các phát biểu sau:
1) Metan tác dụng với clo khi có ánh sáng.
2) Metan là chất khí, không màu, không mùi, nặng hơn không khí.
3) Metan cháy tỏa nhiều nhiệt nên được dùng làm nhiên liệu trong đời sống và trong sản xuất.
4) Hỗn hợp giữa metan và clo là hỗn hợp nổ.
5) Trong phân tử metan có bốn liên kết đơn C-H.
6) Metan tác dụng với clo ở điều kiện thường.
Những phát biểu nào không đúng?
A. 1, 3, 5.
B. 1, 2, 6.
C. 2, 4, 6.
D. 2, 4, 5
Các phát biểu không đúng: 2, 4, 6
2) Metan là chất khí, không màu, không mùi, nặng hơn không khí => Sai, khí metan nhẹ hơn không khí.
4) Hỗn hợp giữa Metan và Clo là hỗn hợp nổ => Sai.
6) Metan tác dụng với Clo ở điều kiện thường => Sai, phải có chiếu sáng thì phản ứng mới xảy ra
Câu 7. Dãy nào sau đây chỉ gồm các chất thuộc dãy đồng đẳng của Metan
A. C2H2, C3H4, C4H6, C5H8.
B. CH4, C2H6, C4H10, C5H12.
C. CH4, C2H2, C3H4, C4H10.
D. C2H6, C3H8, C5H10, C6H12
Câu 8. Đốt cháy hoàn toàn 11,2 lít khí metan. Biết các thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Thể tích khí oxi cần dùng và thể tích khí cacbonic tạo thành lần lượt là
A. 22,4 lít và 22,4 lít.
B. 11,2 lít và 22,4 lít.
C. 22,4 lít và 11,2 lít.
D. 11,2 lít và 22,4 lít
nCH4 = 11,2/22,4 = 0,5 mol
Phương trình phản ứng đốt cháy
CH4 + 2O2 → CO2 + 2H2O
0,5 → 1 → 0,5 mol
=> VO2 = 1.22,4 = 22,4 lít
VCO2 = 0,5.22,4 = 11,2 lít
..............................
Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: CH4 + Cl2 → CH3Cl + HCl. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Hóa học lớp 10, Giải bài tập Hóa học lớp 11, Thi thpt Quốc gia môn Văn, Thi thpt Quốc gia môn Lịch sử, Thi thpt Quốc gia môn Địa lý, Thi thpt Quốc gia môn Toán, đề thi học kì 1 lớp 11, đề thi học kì 2 lớp 11 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.
Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy và học tập môn học THPT, VnDoc mời các bạn truy cập nhóm riêng dành cho lớp 11 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 11 để có thể cập nhật được những tài liệu mới nhất.