Trong phòng thí nghiệm có thể điều chế metan bằng cách nào sau đây

Trong phòng thí nghiệm có thể điều chế metan bằng cách nào sau đây được VnDoc biên soạn hướng dẫn bạn đọc trả lời câu hỏi liên quan đến điều chế metan trong phòng thí nghiệm. Cũng như đưa ra các nội dung lý thuyết, câu hỏi liên quan đến điều chế metan. Mời các bạn tham khảo nội dung chi tiết dưới đây.

Trong phòng thí nghiệm có thể điều chế metan bằng cách nào sau đây

A. Nhiệt phân natri axetat với vôi tôi xút.

B. Crackinh butan.

C. Cho nhôm cacbua tác dụng với nước.

D. Nhiệt phân natri axetat với vôi tôi xút hoặc cho nhôm cacbua tác dụng với nước.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết 

Trong phòng thí nghiệm, CH4 được điều chế bằng cách nung natri axetat với vôi tôi xút.

Phản ứng muối natri axetat với xút tạo khí metan (nhiệt phân muối natri của axit carboxylic):

CH3–COONa + NaOH \overset{CaO, t^{o} }{\rightarrow} Na2CO3 + CH4

Điều chế CH4 từ nhôm cacbua:

Al4C3 + 12H2O → 4Al(OH)3 + 3CH4

Đáp án D

Điều chế Metan trong phòng thí nghiệm

1. Hóa chất và dụng cụ

CH3COONa, NaOH, CaO, H2O

Ống nghiệm, giá đỡ, chậu thủy tinh, nút cao su, ống dẫn khí bằng thủy tinh, đèn cồn.

2. Phương pháp thu khí

Sử dụng phương pháp đẩy nước, vì metan là chất khí ít tan được trong nước.

3. Phương trình hóa học

CH3COONa + NaOH → Na2CO3 + CH­4

4. Lưu ý khi điều chế khí Metan

Thu metan bằng phương pháp đẩy nước do metan không tan trong nước.

Phải dùng CaO mới, không dùng CaO đã rã, CH3COONa phải thật khan trước khi làm thí nghiệm. Nếu hỗn hợp phản ứng bị ẩm thì phản ứng xảy ra chậm.

Phải đun nóng bình cầu khí metan mới thoát ra không để ngọn lửa lại gần miệng ống thoát khí.
Khi ngừng thu khí, phải tháo rời ống dẫn khí rồi mới tắt đèn cồn tránh hiện tượng nước tràn vào ống nghiệm khi ngừng đun.

Khi tháo rời thiết bị nên làm trong tủ hút và tắt hết lửa xung quanh

Sử dụng glixerol để bôi trơn bề mặt tiếp xúc giữa thủy tinh và cao su

Câu hỏi vận dụng liên quan 

Câu 1. Có các phản ứng sau:

(a) Nung natri axetat với vôi tôi xút

(b) Crackinh butan

(c) Cho nhôm cacbua tác dụng với nước

(d) Cho C tác dụng với H2

Số phản ứng có thể dùng để điều chế metan trong phòng thí nghiệm là

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Xem đáp án
Đáp án B

Câu 2. Không thể điều chế CH4 bằng phản ứng nào?

A. Nung muối natri malonat với vôi tôi xút

B. Canxi cacbua tác dụng với nước

C. Nung natri axetat với vôi tôi xút

D. Điện phân dung dịch natri axetat

Xem đáp án
Đáp án B

Câu 3. Điều chế khí metan (CH4) trong phòng thí nghiệm, hãy chọn cách tiến hành nào sau đây?

A. Cho ancol etylic tác dụng với H2SO4 đặc (1700C).

B. Cho khi etilen đi vào dung dịch H2SO4 loãng, nóng.

C. Cho CaC2 (canxicacbua) tác dụng với nước.

D. Nung muối CH3COONa khan (natri axetat) với hỗn hợp vôi tôi xút (CaO và NaOH).

Xem đáp án
Đáp án D

Câu 4. Phương trình điều chế metan trong phòng thí nghiệm là:

A. C4H10 \overset{cracking}{\rightarrow} C3H6 + CH4

B. Al4C3 + 12H2O → 4Al(OH)3 + 3CH4.

C. CH3COONa + NaOH → CH4 + Na2CO3.

D. Đáp án B và C đúng

Xem đáp án
Đáp án D

Câu 4. Phát biểu nào dưới đây không phải ứng dụng của ankan?

A. Dùng làm dung môi

B. Dùng làm nhiên liệu động cơ (xăng, dầu,..)

C. Dùng làm chất đốt

D. Dùng làm nguyên liệu tổng hợp polime

Xem đáp án
Đáp án D

Ankan được dùng làm dung môi, nhiên liệu, chất đốt và nguyên liệu tổng hợp các chất khác,..

Câu 5. Nhận xét nào sau đây không đúng với ankan?

A. Nhiệt độ nóng chảy tăng dần theo chiều tăng của phân tử khối.

B. Không tan trong nước, tan nhiều trong các dung môi hữu cơ.

C. Làm mất màu dung dịch thuốc tím.

D. Phản ứng thế đặc trưng

Xem đáp án
Đáp án C

-----------------------------------

Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới bạn đọc Trong phòng thí nghiệm có thể điều chế metan bằng cách nào sau đây, mong rằng qua đây bạn đọc có thêm tài liệu ôn tập môn Hóa học lớp 11 nhé. Ngoài ra VnDoc.com mời bạn đọc cùng tham khảo thêm kiến thức các môn Toán 11, Ngữ văn 11, Tiếng Anh 11, đề thi học kì 1 lớp 11, đề thi học kì 2 lớp 11...

Mời bạn đọc cùng tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 11 để có thêm tài liệu học tập nhé.

Đánh giá bài viết
2 7.067
Sắp xếp theo

    Hóa 11 - Giải Hoá 11

    Xem thêm