Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Phản ứng hóa học của Kali (K) và Hợp chất của Kali - Cân bằng phương trình hóa học

Phản ứng hóa học của Kali (K) và Hợp chất của Kali

Phản ứng hóa học của Kali (K) và Hợp chất của Kali - Cân bằng phương trình hóa học được VnDoc sưu tầm và chọn lọc. Đây là Phản ứng hóa học của Kali (K) và Hợp chất của Kali nằm trong chương trình cấp 2, cấp 3. Hy vọng với tài liệu này sẽ giúp ích cho các bạn học sinh học tốt môn Hóa lớp 8. Mời các bạn tham khảo

Phản ứng hóa học: 2K + Cl2 \rightarrow\(\rightarrow\) 2KCl

Điều kiện phản ứng

- Nhiệt độ.

Cách thực hiện phản ứng

- Cho kali tác dụng với khí clo thu được muối kaliclorua.

Hiện tượng nhận biết phản ứng

Kali nóng chảy cháy sáng trong khí clo tạo muối màu trắng.

Bạn có biết

Kali cũng cho phản ứng với halogen (Cl2; Br2,…) phản ứng tỏa nhiều nhiệt tạo thành muối.

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Cách bảo quản K đúng nhất:

A. Để ngoài không khí

B. Ngâm trong rượu

C. Ngâm trong dầu hỏa

D. Ngâm trong nước tinh khiết

Đáp án C

Ví dụ 2: Cho 1,95 g Na đun nóng trong khí clo thu được m g muối. Giá trị của m là:

A. 7,45g B. 3,725g

C. 14,9g D. 1,49g

Đáp án B

Hướng dẫn giải:

Phương trình hóa học: 2K + Cl2 → 2KCl

NKCl = nK = 0,05 mol ⇒ mKCl = 0,05.74,5 = 3,725 g

Ví dụ 3: Cho K tác dụng với Clo nung nóng. Hiện tượng phản ứng xảy ra là:

A. Kali nóng chảy cháy sáng trong khí clo

B. Kali phản ứng dịu nhẹ với khí clo

C. Kali phản ứng tỏa nhiều nhiệt khi tác dụng với khí clo đun nóng.

D. Kali tác dụng mãnh liệt với khí clo khi tiếp xúc.

Đáp án A

2K + Br2 \rightarrow\(\rightarrow\) 2KBr

Điều kiện phản ứng

- Nhiệt độ 150 - 250oC.

Cách thực hiện phản ứng

- Cho Kali tác dụng với dung dịch Br2 trong CCl4 thu được muối kalibrommua.

Hiện tượng nhận biết phản ứng

Kali phản ứng êm dịu với dung dịch nước brom.

Bạn có biết

Kali cũng cho phản ứng với halogen (Cl2; Br2,…) tạo thành muối.

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Cho K tác dụng với dung dịch brom dư thu được 1,19 g muối. Khối lượng K tham gia phản ứng là

A. 0,39 g B. 3,9 g

C. 7,8 g D. 0,78 g

Đáp án A

Hướng dẫn giải:

Phương trình phản ứng: 2K + Br2 → 2KBr

NK = nKBr = 1,19/119 = 0,01 mol ⇒ mK = 0,01.39 = 0,39 g

Ví dụ 2: Cho Kali tác dụng với khí clo trong bình nhiệt độ cao. Phản ứng xảy ra với hiệu ứng nhiệt:

A. ΔH = 0 B. ΔH < 0

C. ΔH > 0 D. Không xác định

Đáp án B

Hướng dẫn giải:

Phản ứng đốt cháy K trong Cl2 tỏa nhiệt mạnh.

Ví dụ 3: Trong tự nhiên kali gồm ba đồng vị 39K chiếm 93,26% và đồng vị 40K chiếm 0,012% và đồng vị 41K. Brom là hỗn hợp hai đồng vị 79Br và 81Br với nguyên tử khối trung bình của brom là 79,92. Thành phần % khối lượng của 39K trong KBr là:

A. 30,56% B. 29,92%

C. 31,03% D. 30,55%

Đáp án D

Hướng dẫn giải:

%41K = 100% - (93,26% + 0,012%) = 6,728%

Khối lượng nguyên tử trung bình của K là MK = 39,13468

Phản ứng hóa học của Kali (K) và Hợp chất của Kali - Cân bằng phương trình hóa học

2K + I2 \rightarrow\(\rightarrow\) 2KI

Điều kiện phản ứng

- Nhiệt độ > 100oC

Cách thực hiện phản ứng

- Cho kali tác dụng với iot thu được muối kaliiotua.

Hiện tượng nhận biết phản ứng

- Kali nóng chảy cháy sáng trong iot.

Bạn có biết

Kali cũng cho phản ứng với halogen (Cl2; Br2, I2,…) phản ứng tỏa nhiều nhiệt tạo thành muối.

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Cho 3,9 g kim kiềm M tác dụng vừa đủ với 12,7 g iot đun nóng. Kim loại M là

A. Li B. Na

C. K D. Rb

Đáp án B

Hướng dẫn giải:

Phương trình phản ứng: 2M + I2 → 2MI

nM = 2.nI2 = 2. (12,7/254) = 2. 0,05 = 0,1 mol ⇒ M = 39 ⇒ M là K

Ví dụ 2: Muốn bảo quản kim loại kiềm, người ta ngâm kín chúng trong chất nào?

A. Nước tinh khiết

B. Dung dịch H2SO4

C. Dung dịch KOH

D. Dầu hỏa.

Đáp án D

Hướng dẫn giải:

Vì K không phản ứng với dầu hỏa

Ví dụ 3: Cho K tác dụng với I2. Điều kiện để phản ứng xảy ra là

A. Nhiệt độ phòng B. 0oC

C. > 100oC D. Nhiệt độ bất kì

Đáp án C

Phản ứng hóa học: 4K + O2 \rightarrow\(\rightarrow\) 2K2O

Điều kiện phản ứng

- Nhiệt độ.

Cách thực hiện phản ứng

- Cho Kali tác dụng với khí oxi thu được kalioxit

Hiện tượng nhận biết phản ứng

Kali cháy sáng trong oxi cho ngọn lửa màu tím, phản ứng xảy ra mãnh liệt.

Bạn có biết

Kali cũng cho phản ứng với nhiều phi kim phản ứng tỏa nhiều nhiệt .

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Cho 7,8 g Kali tác dụng hết với oxi. Toàn bộ sản phẩm thu được đem hòa tan hết với nước thì thu được 160g dung dịch A. Tính nồng độ phẩn trăm của dung dịch A.

A. 3,5% B. 7%

C. 9% D.14%

Đáp án B

Hướng dẫn giải:

Phương trình phản ứng: K + O2 → K2O

K2O + H2O → 2KOH

nKOH = nK = 0,2 mol ⇒ mKOH = 0,2.56 = 11,2 g

C%(KOH) = (11,2/160). 100% = 7%

Ví dụ 2: Cho 7,8 g kim loại K tác dụng hết với oxi. Thể tích oxi tham gia phản ứng (đktc)

A. 1,12 lít B. 11,2 lít

C. 2,24 lít D. 5,6 lít

Đáp án A

Hướng dẫn giải:

Phương trình phản ứng 4K + O2 → 2K2O

n_{O_2}=\frac{nK}{4}=\frac{0,2}{4}=0,05mol⇒V_{O_2}=0,05.22,4=1,12\(n_{O_2}=\frac{nK}{4}=\frac{0,2}{4}=0,05mol⇒V_{O_2}=0,05.22,4=1,12\) lít

Ví dụ 3: K không phản ứng với chất nào?

A. H2CO3 B. O2

C. H2O D. K

Đáp án D

Phản ứng hóa học: 2K + 2H2O \rightarrow\(\rightarrow\) 2KOH + H2

Điều kiện phản ứng

- Không cần điều kiện

Cách thực hiện phản ứng

- Cho kali tác dụng với nước thu được kalihidroxit

Hiện tượng nhận biết phản ứng

Mẫu K tan dần cho đến hết, có bọt khí H2 bay ra, phản ứng toả nhiều nhiệt.

Bạn có biết

Với lượng lớn Natri cũng cho phản ứng với nước có thể gây nổ rất nguy hiểm

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Cho 3,9 g K tác dụng với H2O thu được V lít khí đktc. Giá trị của V là

A. 1,12 lít B. 11,2 lít

C. 2,24 lít D. 5,6 lít

Đáp án A

Hướng dẫn giải:

Phương trình phản ứng: 2K + 2H2O → 2KOH + H2

nH2 = nK/2 = 0,05 mol ⇒ VH2 = 0,05.22,4 = 1,12 lít

Ví dụ 2: Cho dãy các kim loại: Na, Ca, Cu, Fe, K. Số kim loại trong dãy tác dụng với H2O tạo dung dịch bazơ là:

A. 4 B. 3

C. 2 D. 1

Đáp án B

Hướng dẫn giải:

Phương trình phản ứng: 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

2K + 2H2O → 2KOH + H2;

Ca + H2O → Ca(OH)2 + H2.

Ví dụ 3: Khi cho K tác dụng với nước thu được dung dịch A. Nhúng quỳ tím vào dung dịch A, quỳ tím chuyển sang màu

A. màu xanh B. màu hồng

C. không màu D. màu tím.

Đáp án A

Hướng dẫn giải:

Phương trình hóa học: 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

bazo NaOH làm quỳ tím chuyển sang màu xanh

Phản ứng hóa học: 2K + S\rightarrow\(\rightarrow\) 2K2S

Điều kiện phản ứng

- Nhiệt độ

Cách thực hiện phản ứng

- Cho kali tác dụng với lưu huỳnh thu được kalisunfua.

Hiện tượng nhận biết phản ứng

K phản ứng với lưu huỳnh đun nóng tỏa nhiều nhiệt tạo chất rắn màu trắng.

Bạn có biết

K tham gia phản ứng mãnh liệt với các phi kim.

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Kim loại kali tác dụng với bao nhiêu chất sau: HCl, O2, Cl2, S, KOH?

A. 1 B. 2

C. 3 D.4

Đáp án D

Hướng dẫn giải:

Phương trình hóa học:

4K + O2 → 2K2O;

2K + Cl2 → 2KCl;

2K + S → 2K2S;

2K + 2HCl → 2KCl + H2

Ví dụ 2: Muối kalisunfua thu được khi cho kali tác dụng với S có tính chất gì?

A. Tan trong nước tạo thành dung dịch có pH = 7

B. Tan trong nước tạo thành dung dịch có pH > 7

C. Tan trong nước tạo thành dung dịch có pH < 7

D. Không tan trong nước

Đáp án B

Hướng dẫn giải:

K2S → 2K+ + S2-; S2- + H2O → HS- + OH-

Ví dụ 3: Cho 3,9 g K tác dụng với 1,6 g phi kim X thu được muối của K2X. X là

A. Cl2 B. Br2

C. S D. O2

Đáp án C

Hướng dẫn giải:

Phương trình phản ứng: 2K + S → Na2S

nX = nK/2 = 0,05 mol ⇒ MX = 1,6/0,05 = 32 g ⇒ X là S

Phản ứng hóa học: K + 2HCl \rightarrow\(\rightarrow\) KCl + H2

Điều kiện phản ứng

- Không cần điều kiện

Cách thực hiện phản ứng

- Cho natri tác dụng với axit clohidric tạo muối

Hiện tượng nhận biết phản ứng

K tan dần trong dung dịch HCl và có khí thoát ra.

Bạn có biết

K tham gia phản ứng với các axit như HCl, H2SO4.

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Hòa tan hoàn toàn a gam K vào 100 ml dung dịch HCl 1M, thấy thoát ra V lít khí (dktc). Giá trị của V là:

A. 1,12 lit B. 11,2 lít

C. 5,6 lít D. 2,24 lít

Đáp án A

Hướng dẫn giải:

Phương trình phản ứng: K + 2HCl → KCl + H2

nH2 = nHCl/2 = 0,1/2 = 0,05 mol ⇒ VH2 = 0,05.22,4 = 1,12 lít

Ví dụ 2: Cho a g K tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 2,24 lít khí đktc và m g muối. Giá trị của m là:

A. 0,585g B. 5,85g

C. 11,7g D. 1,17g

Đáp án C

Hướng dẫn giải:

Phương trình phản ứng: K + 2HCl → KCl + H2

nKCl = 2.nH2 = 2.0,1 = 0,2 mol ⇒ mKCl = 74,5.0,2 = 14,9 g

Ví dụ 3: Dãy nào sau đây chỉ gồm các kim loại tác dụng với dung dịch HCl:

A. Cu; Na, Ag B. Na, K, Fe

C. Cu, K, Na D. Na, Ag, Ca

Đáp án B

Hướng dẫn giải:

Phương trình phản ứng:

2Na + 2HCl → 2NaCl + H2;

2K + 2HCl → 2KCl + H2;

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2.

Phản ứng hóa học: K + 2H2SO4\rightarrow\(\rightarrow\) K2SO4 + H2

Điều kiện phản ứng

- Không cần điều kiện.

Cách thực hiện phản ứng

- Cho Kali tác dụng với axit sunfuric tạo muối.

Hiện tượng nhận biết phản ứng

K tan dần trong dung dịch H2SO4 và có bọt khí thoát ra.

Bạn có biết

K tham gia phản ứng với các axit như HCl, H2SO4

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Cho 3,9g K tác dụng với dung dịch axit sunfuric dư thu được m g muối. Giá trị của m là:

A. 17,4 g B. 34,8 g

C. 8,7 g D. 0,71 g

Đáp án C

Hướng dẫn giải:

Phương trình phản ứng: 2K + H2SO4 → K2SO4 + H2

nNa2SO4 = nNa/2 = 0,1/2 = 0,05 mol ⇒ mK2SO4 = 0,05.174 = 8,7 g

Ví dụ 2: Cho 3,9 g kim loại kiềm M tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch H2SO4 0,5M thu. Kim loại M là

A. Li B. Na

C. K D. Rb

Đáp án C

Hướng dẫn giải:

Phương trình phản ứng: 2K + H2SO4 → Na2SO4 + H2

nM = 2nH2SO4 = 2.0,05 = 0,1 mol ⇒ MM = 39 ⇒ M là K

Ví dụ 3: Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử kim loại K có số electron hoá trị là

A. 1e. B. 2e.

C. 3e. D. 4e.

Đáp án A

Hướng dẫn giải:

Na (Z = 19): 1s22s22p63s23p64s1

Phản ứng hóa học: 6K + 2H3PO4 \rightarrow\(\rightarrow\) 2K3PO4 + 3H2

Điều kiện phản ứng

- Không cần điều kiện.

Cách thực hiện phản ứng

- Cho kali tác dụng với axit sunfuric tạo muối.

Hiện tượng nhận biết phản ứng

Kali tan dần trong dung dịch H3PO4 và có khí thoát ra.

Bạn có biết

Na tham gia phản ứng với các axit như H3PO4 phản ứng theo từng nấc.

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Cho dãy các chất: Ag, K, Na2O, NaHCO3 và Al(OH)3. Số chất trong dãy không tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng là

A. 1 B. 2

B. 3 D. 4

Đáp án A

Hướng dẫn giải:

Phương trình phản ứng: K + H2SO4 → K2SO4 + H2

Na2O + H2SO4 → Na2SO4 + H2O

NaHCO3 + H2SO4 → Na2SO4 + H2O + CO2

Al(OH)3 + H2SO4 → Al2(SO4)3 + H2O

Ví dụ 2: K có tham gia phản ứng với mấy chất trong các chất dưới đây: NaOH khan, NaCl khan; H3PO4; H2O; HCl

A. 1 B. 2

C. 3 D. 4

Đáp án C

Hướng dẫn giải:

Phương trình phản ứng:

6K + 2H3PO4 → 2K3PO4 + 3H2

2K + 2H2O → 2KOH + H2

2K + 2HCl → 2KCl + H2

Ví dụ 3: Cho 2,3 K tác dụng với dung dịch axit photphoric thu được muối kaliphotphat và V lít khi đktc. Giá trị của V là

A. 1,12 lít B. 2,24 lít

C. 11,2 lít D. 5,6 lít

Đáp án A

Hướng dẫn giải:

Phương trình hóa học: 6K + 2H3PO4 → 2K3PO4 + 3H2

nH2 = nK/2 = 0,1/2 = 0,05 mol ⇒ VH2 = 0,05.22,4 = 1,12 lít

Phản ứng hóa học: 2K + H3PO4\rightarrow\(\rightarrow\) K2HPO4 + H2

Điều kiện phản ứng

- Không cần điều kiện

Cách thực hiện phản ứng

- Cho kali tác dụng với axit sunfuric tạo muối.

Hiện tượng nhận biết phản ứng

Kali tan dần trong dung dịch H3PO4 và có khí thoát ra.

Bạn có biết

Kali tham gia phản ứng với các axit như H3PO4 phản ứng theo từng nấc.

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Cho K tác dụng vừa đủ với 100 dung dịch H3PO4 0,1 M thu được muối kali hidrophotphat. Khối lượng muối thu được là:

A. 1,72 g B. 17,2 g

C. 3,44 g D. 0,86 g

Đáp án A

Hướng dẫn giải:

Phương trình hóa học: 2K + H3PO4 → K2HPO4 + H2

nK2HPO4 = nH3PO4 = 0,1.0,1 = 0,01 mol ⇒ mK2HPO4 = 0,01.174 = 1,74 g

Ví dụ 2: K không tham gia phản ứng với mấy chất trong các chất dưới đây: NaOH khan, Cu; H3PO4; H2O; HCl; Na; Cl2

A. 1 B. 2

C. 3 D. 4

Đáp án C

Hướng dẫn giải:

K không phản ứng với NaOH khan, Na, Cu.

Ví dụ 3: Cho 7,8 K tác dụng với dung dịch axit photphoric thu được muối kalihidrophotphat và V lít khi đktc. Giá trị của V là

A. 1,12 lít B. 2,24 lít

C. 11,2 lít D. 5,6 lít

Đáp án B

Hướng dẫn giải:

Phương trình hóa học: 2K + H3PO4 → K2HPO4 + H2

nH2 = nK/2 = 0,2/2 = 0,1 mol ⇒ VH2 = 0,1.22,4 = 2,24 lít

Phản ứng hóa học: 2K + 2H3PO4 \rightarrow\(\rightarrow\) 2KH2PO4 + H2

Điều kiện phản ứng

- Không cần điều kiện.

Cách thực hiện phản ứng

- Cho kali tác dụng với axit sunfuric tạo muối.

Hiện tượng nhận biết phản ứng

K tan dần trong dung dịch H3PO4 và có khí thoát ra.

Bạn có biết

K tham gia phản ứng với các axit như H3PO4 phản ứng theo từng nấc.

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Cho K tác dụng với dung dịch H3PO4 theo tỉ lệ 1:1 thu được muối X. muối X là:

A. KH2PO4 B. K2HPO4

C. K2PO4 D. K3PO4

Đáp án A

Hướng dẫn giải:

Phương trình hóa học: 2K + 2H3PO4 → 2KH2PO4 + H2

Ví dụ 2: K tham gia phản ứng với mấy chất trong các chất dưới đây: Glucozo, NaCl khan; H3PO4; H2O; H2SO4; Fe

A. 1 B. 2

C. 3 D. 4

Đáp án D

Hướng dẫn giải:

Phương trình phản ứng:

6K + 2H3PO4 → 2K3PO4 + 3H2

2K + 2H2O → 2KOH + H2

2K + 2H2SO4 → 2K2SO4 + H2

K + C6H12O6 → C6H6(OK)6 + 3H2

Ví dụ 3: Cho 3,9 K tác dụng với dung dịch axit photphoric thu được muối kalihidrophotphat. Khối lượng muối thu được là:

A. 6,8 g B. 13,6 g

C. 3,4 g D. 1,36 g

Đáp án B

Hướng dẫn giải:

nKH2PO4 = nK = 0,1 mol ⇒ mKH2PO4 = 0,1.136 = 13,6 g

Phản ứng hóa học: 2K + 2HF\rightarrow\(\rightarrow\) 2KF + H2

Điều kiện phản ứng

- Không cần điều kiện

Cách thực hiện phản ứng

- Cho K tác dụng với axit HF tạo muối.

Hiện tượng nhận biết phản ứng

K tan dần trong dung dịch HF và có khí thoát ra.

Bạn có biết

K tham gia phản ứng với các axit như HF.

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: K tác dụng lần lượt các chất dưới đây: Glucozo, HF; H3PO4; H2SO4; Fe, K. Số phản ứng xảy ra là:

A. 1 B. 2

C. 3 D. 4

Đáp án D

Hướng dẫn giải:

K + C6H12O6 → C6H6(OK)6 + 3H2

6K + 2H3PO4 → 2K3PO4 + 3H2

2K + 2H2SO4 → 2K2SO4 + H2

2K + 2HF → 2KF + H2

Ví dụ 2: Cho Na tác dụng với 100 mldung dịch axit HF 0,2 M thu được muối và V lít khi đktc. Giá trị của V là

A. 1,12 lít B. 4,48 lít

C. 0,224 lít D. 5,6 lít

Đáp án C

Hướng dẫn giải:

Phương trình phản ứng: 2Na + 2HF → 2NaF + H2

nH2 = nNa/2 = 0,02/2 = 0,01 mol ⇒ VH2 = 0,01.22,4 = 0,224 lít

Ví dụ 3: Cho m g K tác dụng với dung dịch HF dư thu được 5,8 g muối. Giá trị của m là:

A. 1,85 g B. 3,9 g

C. 7,8 g D. 0,78 g

Đáp án B

Hướng dẫn giải:

Phương trình phản ứng: 2K + 2HF → 2KF + H2

nK = nKF = 0,1 mol ⇒ mKF = 0,1.39 = 3,9 g

Phản ứng hóa học: 2K + CuSO4 + 2H2O\rightarrow\(\rightarrow\) K2SO4 + H2 + Cu(OH)2

Điều kiện phản ứng

- Không cần điều kiện.

Cách thực hiện phản ứng

- Cho kali tác dụng với dung dịch muối đồng sunfat.

Hiện tượng nhận biết phản ứng

Kali tan dần trong dung dịch muối đồng sunfat, có kết tủa màu xanh tạo thành và có khí thoát ra.

Bạn có biết

K tham gia phản ứng với các dung dịch muối sẽ tham gia phản ứng với nước trước tạo hidroxit.

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Khi cho kim loại K vào dung dịch CuSO4 thì sẽ không xảy ra hiện tượng

A. xuất hiện kết tủa xanh.

B. kết tủa tan dần.

C. có sủi bọt khí.

D. dd trong suốt.

Đáp án B

Ví dụ 2: Sản phẩm thu được khi cho K tác dụng với dung dịch muối đồng sunfat là:

A. K2SO4, Cu B. K2SO4, H2

C. K2SO4, H2, Cu(OH)2 D. K2SO4, Cu, H2

Đáp án C

Ví dụ 3: Cho kim loại 3,9g K tác dụng với dung dịch CuSO4 thu được m g kết tủa. Giá trị của m là:

A. 9,8 g B. 4,9 g

C. 2,45 g D. 0,49 g

Đáp án D

Hướng dẫn giải:

Phương trình phản ứng: 2K + CuSO4 + 2H2O → K2SO4 + H2 + Cu(OH)2

nCu(OH)2 = nK/2 = 0,1/2 = 0,05 mol ⇒ mCu(OH)2 = 0,05.98 = 0,49 g

Phản ứng hóa học: 2K + FeSO4 + 2H2O\rightarrow\(\rightarrow\) K2SO4 + H2 + Fe(OH)2

Điều kiện phản ứng

- Không cần điều kiện

Cách thực hiện phản ứng

- Cho kali tác dụng với dung dịch muối sắt(II)sunfat

Hiện tượng nhận biết phản ứng

K tan dần trong dung dịch muối sắt(II) sunfat, có kết tủa màu trắng xanh tạo thành và có khí thoát ra.

Bạn có biết

K tham gia phản ứng với các dung dịch muối sẽ tham gia phản ứng với nước trước tạo hidroxit.

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Khi cho K tác dụng với dung dịch muối sắt (II) sunfat. Phương trình phản ứng xảy ra là:

A. 2K + FeSO4 + 2H2O → K2SO4 + H2 + Fe(OH)2

B. 2K + FeSO4 → K2SO4 + Fe

C. 2K + FeSO4 + 2H2O → K2SO4 + H2 + Fe

D. 2K + FeSO4 → K2SO4 + Fe2(SO4)3

Đáp án A

Ví dụ 2: Khi cho K tác dụng với dung dịch muối sắt (II) sunfat thu được kết tủa X.

Kết tủa X thu được là:

A. Fe B. FeO

C. Fe2O3 D. Fe(OH)2

Đáp án D

Hướng dẫn giải:

2K + FeSO4 + 2H2O → K2SO4 + H2 + Fe(OH)2

Kết tủa trắng xanh là Fe(OH)2

Ví dụ 3: Cho 3,9 g K tác dụng với dung dịch FeSO4 thu được m gam muối. Giá trị của m là

A. 8,7 g B. 17,4 g

C. 1,74 g D. 0,87 g

Đáp án A

Hướng dẫn giải:

Phương trình hóa học: 2Na + FeSO4 + 2H2O → K2SO4 + H2 + Fe(OH)2

nK2SO4 = nK/2 = 0,1/2 = 0,05 mol ⇒ m = 0,05.174 = 8,7 g

Phản ứng hóa học: 6K + Al2(SO4)3 + 6H2O\rightarrow\(\rightarrow\) 3K2SO4 + H2 + 2Al(OH)3

Điều kiện phản ứng

- Không cần điều kiện.

Cách thực hiện phản ứng

- Cho kali tác dụng với dung dịch muối nhôm sunfat.

Hiện tượng nhận biết phản ứng

K tan dần trong dung dịch muối nhôm, có kết tủa màu trắng tạo thành và có khí thoát ra.

Bạn có biết

K tham gia phản ứng với các dung dịch muối như Cr3+; Al3+; Zn2+ thì nếu K dư sẽ hòa tan được kết tủa tạo thành.

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Khi cho K vào 3 cốc dựng dung dịch FeCl3; ZnSO4; Al2(SO4)3 thì hiện tượng xảy ra ở 3 cốc là:

A. Có khí thoát ra B. Có kết tủa

C. Kết tủa tan D. không có hiện tượng

Đáp án A

Ví dụ 2: Cho m g K tác dụng với dung dịch Al2(SO4)3 thu được 0,71 g muối. Giá trị của m là:

A. 3,9 g B. 1,95 g

C. 0,39 g D. 19,5 g

Đáp án D

Hướng dẫn giải:

Phương trình phản ứng: 6K + Al2(SO4)3 + 6H2O → 3K2SO4 + H2 + 2Al(OH)3

nK = 2nK2SO4 = 0,05.2 = 0,1 mol ⇒ mK = 0,1.39 = 3,9 g

Ví dụ 3: Cho K tác dụng dung dịch muối nhôm sunfat thu được kết tủa trắng. Kết tủa thu được có công thức:

A. K B. Al

C. Al(OH)3 D. Al, Al(OH)3

Đáp án C

Hướng dẫn giải:

Phương trình phản ứng: 6K + Al2(SO4)3 + 6H2O → 3K2SO4 + H2 + 2Al(OH)3

Phản ứng hóa học: 2K + ZnSO4 + 2H2O \rightarrow\(\rightarrow\) K2SO4 + H2 + Zn(OH)2

Điều kiện phản ứng

- Không cần điều kiện.

Cách thực hiện phản ứng

- Cho kali tác dụng với dung dịch muối kẽm sunfat.

Hiện tượng nhận biết phản ứng

K tan dần trong dung dịch muối kẽm, có kết tủa màu trắng tạo thành và có khí thoát ra.

Bạn có biết

K tham gia phản ứng với các dung dịch muối như Cr3+; Al3+; Zn2+ thì nếu K dư sẽ hòa tan được kết tủa tạo thành.

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Khi cho Na tác dụng với dung dịch muối kẽm sunfat. Phương trình phản ứng xảy ra là:

A. 2K + ZnSO4 + 2H2O → K2SO4 + H2 + Zn(OH)2

B. 2K + ZnSO4 → K2SO4 + Zn

C. 2K + ZnSO4 + 2H2O → K2SO4 + H2 + Zn

D. 2K + ZnSO4 → K2SO4 + ZnSO4

Đáp án A

Ví dụ 2: Khi cho K tác dụng với dung dịch muối kẽm sunfat thu được kết tủa X.

Kết tủa thu được có màu:

A. Trắng B. Trắng xanh

C. Nâu đỏ D. Xanh

Đáp án A

Ví dụ 3: Khi cho K dư vào 3 cốc dựng dung dịch CrCl3; ZnSO4; Al2(SO4)3 thì hiện tượng xảy ra ở 3 cốc là:

A. Có khí thoát ra B. Có kết tủa

C. Kết tủa tan D. A và C

Đáp án D

Hướng dẫn giải:

Các kết tủa Cr(OH)3; Zn(OH)2; Al(OH)3 tan trong dung dịch KOH

Phản ứng hóa học: 2K + PbSO4 + 2H2O\rightarrow\(\rightarrow\) 3K2SO4 + H2 + Pb(OH)2

Điều kiện phản ứng

- Không cần điều kiện

Cách thực hiện phản ứng

- Cho kali tác dụng với dung dịch muối chì sunfat

Hiện tượng nhận biết phản ứng

Kali tan dần trong dung dịch muối chì, có kết tủa màu trắng tạo thành và có khí thoát ra.

Bạn có biết

Kali tham gia phản ứng với các dung dịch muối như Cr3+; Al3+; Zn2+, … thì nếu K dư sẽ hòa tan được kết tủa tạo thành.

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Kim loại nào sau đây có cấu hình 1s22s22p63s1:

A. Na B. K

C. Al D. Mg

Đáp án B

Ví dụ 2: Khi cho kim loại K dư vào dung dịch PbSO4 thì sẽ xảy ra hiện tượng

A. ban đầu có xuất hiện kết tủa trắng, sau đó kết tủa tan ra, dung dịch trong suốt.

B. ban đầu có sủi bọt khí, sau đó xuất hiện kết tủa xanh.

C. ban đầu có sủi bọt khí, sau đó có tạo kết tủa trắng, rồi kết tủa tan ra, dd trong suốt.

D. chỉ có sủi bọt khí.

Đáp án C

Hướng dẫn giải:

Phương trình hóa học: 2K + PbSO4 + 2H2O → 3K2SO4 + H2 + Pb(OH)2

Ví dụ 3: Cho K tác dụng với 100 ml dung dịch muối chì sunfat 0,1 M thu được kết tủa X. Khối lượng kết tủa thu được là:

A. 2,41 g B. 1,205 g

C. 0,241 g D. 4,82 g

Đáp án A

Hướng dẫn giải:

Phương trình hóa học: 2K + PbSO4 + 2H2O → 3K2SO4 + H2 + Pb(OH)2

nPb(OH)2 = nPbSO4 = 0,1.0,1 = 0,01 mol ⇒ mPb(OH)2 = 241.0,01 = 2,41 g

Phản ứng hóa học: 6K + Fe2(SO4)3 + 6H2O \rightarrow\(\rightarrow\) 3K2SO4 + H2 + 2Fe(OH)3

Điều kiện phản ứng

- Không cần điều kiện

Cách thực hiện phản ứng

- Cho kali tác dụng với dung dịch muối sắt (III) sunfat

Hiện tượng nhận biết phản ứng

Kali tan dần trong dung dịch muối sắt (III) sunfat có kết tủa màu nâu đỏ tạo thành và có khí thoát ra.

Bạn có biết

Kali tham gia phản ứng với các dung dịch muối sẽ tham gia phản ứng với nước trước tạo hidroxit và giải phóng H2.

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Nhóm các chất nào sau đây không tác dụng được với HCl thu được khí H2 là:

A. Na, K, Na2CO3.

B. Cu, Na2SO4, NaCl.

C. Fe, Na, (NH3)2CO3.

D. K, Fe , Ca, Zn.

Đáp án B

Ví dụ 2: Khi cho K vào 3 cốc dựng dung dịch FeCl3; Cu(NO3)2; AgNO3 thì hiện tượng xảy ra ở 3 cốc là:

A. Có khí thoát ra B. Có kết tủa

C. Kết tủa tan D. A và B

Đáp án D

Hướng dẫn giải:

Phương trình hóa học:

6K + 2FeCl3 + 3H2O → 6KCl + 2Fe(OH)3 + 3H2

2K + CuSO4 + 2H2O → K2SO4 + Cu(OH)2 + H2

2K + 2AgNO3 + H2O → Ag2O + 2KNO3 + H2

Ví dụ 3: Cho 3,9 K tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch Fe2(SO4)3. Nồng độ mol/l của dung dịch muối Fe2(SO4)3 là:

A. 0,25M B. 0,125M

C. 0,5M D. 0,1125M

Đáp án B

Hướng dẫn giải:

Phương trình phản ứng: 6K + Fe2(SO4)3 + 6H2O → 3K2SO4 + H2 + 2Fe(OH)3

nFe2(SO4)3 = nK/6 = 0,15/6 = 0,025 mol ⇒ CM (Fe2(SO4)3 = 0,025/0,2 = 0,125M

Phản ứng hóa học: 2K + CuCl2 + 2H2O \rightarrow\(\rightarrow\) 2KCl + H2 + Cu(OH)2

Điều kiện phản ứng

- Không cần điều kiện.

Cách thực hiện phản ứng

- Cho kali tác dụng với dung dịch muối đồng clorua.

Hiện tượng nhận biết phản ứng

Kali tan dần trong dung dịch muối đồng clorua, có kết tủa màu xanh tạo thành và có khí thoát ra.

Bạn có biết

Kali tham gia phản ứng với các dung dịch muối sẽ tham gia phản ứng với nước trước tạo hidroxit.

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Khi cho kim loại K vào dung dịch CuCl2 thì sẽ xảy ra hiện tượng

A. ban đầu có xuất hiện kết tủa xanh, sau đó kết tủa tan ra, dung dịch trong suốt.

B. ban đầu có sủi bọt khí, sau đó xuất hiện kết tủa xanh.

C. ban đầu có sủi bọt khí, sau đó có tạo kết tủa xanh, rồi kết tủa tan ra, dd trong suốt.

D. chỉ có sủi bọt khí.

Đáp án B

Hướng dẫn giải:

Phương trình hóa học: 2K + CuCl2 + 2H2O → 2KCl + H2 + Cu(OH)2

Ví dụ 2: Cho K tác dụng với các dung dịch sau: NaCl; H2O; HCl; CuCl2; Na2CO3.

Số phản ứng xảy ra tạo thành kết tủa là

A. 1 B. 2

C. 3 D. 4

Đáp án A

Hướng dẫn giải:

Phương trình hóa học: 2K + CuCl2 + 2H2O → 2KCl + H2 + Cu(OH)2

Ví dụ 3: Cho kim loại 1,15 g Na tác dụng với dung dịch CuCl2 thu được m g muối.

Giá trị của m là:

A. 3,725 g B. 7,45g

C. 0,745 g D. 0,3725 g

Đáp án A

Hướng dẫn giải:

Phương trình phản ứng: 2K + CuCl2 + 2H2O → 2KCl + H2 + Cu(OH)2

nKCl = nK = 0,05 mol ⇒ mKCl = 0,05.74,5 = 3,725 g

Phản ứng hóa học: 2K + FeCl2 + 2H2O \rightarrow\(\rightarrow\) 2KCl + H2 + Fe(OH)2

Điều kiện phản ứng

- Không cần điều kiện

Cách thực hiện phản ứng

- Cho kali tác dụng với dung dịch muối sắt (II) clorua

Hiện tượng nhận biết phản ứng

Kali tan dần trong dung dịch muối sắt (II) clorua, có kết tủa màu trắng xanh tạo thành và có khí thoát ra.

Bạn có biết

Kali tham gia phản ứng với các dung dịch muối sẽ tham gia phản ứng với nước trước tạo hidroxit.

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Khi cho K tác dụng với dung dịch muối sắt (II) clorua. Phương trình phản ứng xảy ra là:

A. 2K + FeCl2 + 2H2O → 2KCl + H2 + Fe(OH)2

B. 2K + 2FeCl2 → KCl + FeCl3 + Fe

C. 2K + FeCl2 + 2H2O → 2KCl + H2 + Fe

D. 2K + FeCl3 → KCl + FeCl2

Đáp án A

Ví dụ 2: Khi cho K tác dụng với dung dịch muối sắt(II)clorua thu được kết tủa X. Nung kết tủa X trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn Z. Chất rắn Z là:

A. Fe3O4 B. Fe

C. FeO D. Fe2O3

Đáp án D

Hướng dẫn giải:

2K + FeCl2 + 2H2O → 2KCl + H2 + Fe(OH)2

2Fe(OH)2 + H2O + 1/2O2 → 2Fe(OH)3

2Fe(OH)3 → Fe2O3 + 3H2O

Ví dụ 3: Cho 3,9 g K tác dụng với dung dịch FeCl2 thu được V lít khí thoát ra đktc.

Giá trị của V là:

A. 2,24 lít B. 1,12 lít

C. 1,68 lít D. 0,56 lít

Đáp án B

Hướng dẫn giải:

Phương trình hóa học: 2K + FeCl2 + 2H2O → 2KCl + H2 + Fe(OH)2

nH2 = nK/2 = 0,1/2 = 0,05 mol ⇒ VH2 = 0,05.22,4 = 1,12 lít

Phản ứng hóa học: 6K + 2AlCl3 + 6H2O → 6KCl + 3H2 + 2Al(OH)3

Điều kiện phản ứng

- Không cần điều kiện

Cách thực hiện phản ứng

- Cho kali tác dụng với dung dịch muối nhôm sunfat.

Hiện tượng nhận biết phản ứng

Kali tan dần trong dung dịch muối nhôm, có kết tủa màu trắng tạo thành và có khí thoát ra.

Bạn có biết

K tham gia phản ứng với các dung dịch muối như Cr3+; Al3+; Zn2+ thì nếu K dư sẽ hòa tan được kết tủa tạo thành.

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Khi cho K dư vào cốc dựng dung dịch AlCl3 thì dung dịch thu được sau phản ứng gồm các chất:

A. KOH B. KCl

C. KAlO2 D. Cả A, B, C

Đáp án D

Hướng dẫn giải:

K + H2O → KOH;

3KOH + AlCl3 → 3KCl + Al(OH)3

Al(OH)3 + KOH → KAl(OH)4

Ví dụ 2: Cho 3,9 g K tác dụng với dung dịch AlCl3 thu được kết tủa X. Nung X đến khối lượng không đổi thu được m g chất rắn. Giá trị của m là:

A. 1,7 g B. 0,17g

C. 3,4 g D. 0,34 g

Đáp án C

Hướng dẫn giải:

Phương trình phản ứng: 6K + 2AlCl3 + 6H2O → 6KCl + 3H2 + 2Al(OH)3

2Al(OH)3 → Al2O3 + 3H2O

nAl2O3 = nK/3 = 0,1/3 = 0,033 mol ⇒ mAl2O3 = 0,033.102 = 3,4 g

Ví dụ 3: Cho K tác dụng dung dịch muối nhôm clorua thu được kết tủa trắng X. Cho X tác dụng với NaOH dư thu được dung dịch Y. Cho Y tác dụng với HCl thu được kết tủa Z. Kết tủa thu Z là:

A. Na B. Al

C. Al(OH)3 D. Al, Al(OH)3

Đáp án C

Phản ứng hóa học: 2K + ZnCl2 + 2H2O → 2KCl + H2 + Zn(OH)2

Điều kiện phản ứng

- Không cần điều kiện

Cách thực hiện phản ứng

- Cho kali tác dụng với dung dịch muối kẽm sunfat.

Hiện tượng nhận biết phản ứng

K tan dần trong dung dịch muối kẽm, có kết tủa màu trắng tạo thành và có khí thoát ra.

Bạn có biết

K tham gia phản ứng với các dung dịch muối như Cr3+; Al3+; Zn2+ thì nếu K dư sẽ hòa tan được kết tủa tạo thành.

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Khi cho K tác dụng với dung dịch muối kẽm sunfat. Phương trình phản ứng xảy ra là:

A. 2K + ZnCl2 + 2H2O → 2KCl + H2 + Zn(OH)2

B. 2K + ZnCl2 → 2KCl + Zn

C. 2K + ZnCl2 + 2H2O → 2KCl + H2 + Zn

D. Không xảy ra phản ứng

Đáp án A

Ví dụ 2: Khi cho K tác dụng với dung dịch muối kẽmclorua thu được khí X. Dẫn toàn bộ khí X đi qua CuO nung nóng. Khối lượng chất rắn sau phản ứng giảm đi 0,8 g. Khối lượng K tham gia phản ứng là:

A. 0,975 g B. 1,95 g

C. 3,9 g D. 0,39 g

Đáp án A

Hướng dẫn giải:

Phương trình phản ứng:

2K + ZnCl2 + 2H2O → 2KCl + H2 + Zn(OH)2

CuO + H2 → Cu + H2O

nH2 = nO = 0,8/16 = 0,05 mol

nK = 1/2 nH2 = 0,05/2 = 0,025 mol ⇒ mK = 0,025.39 = 0,975 g

Ví dụ 3: Khi cho K dư vào 3 cốc dựng dung dịch CrCl3; ZnCl2; Al2(SO4)3 thì hiện tượng xảy ra ở 3 cốc là:

A. Có khí thoát ra B. Có kết tủa

C. Kết tủa tan D. A và C

Đáp án D

Phản ứng hóa học: 3K + 2FeCl3 + 3H2O → 6KCl + 3H2 + 2Fe(OH)3

Điều kiện phản ứng

- Không cần điều kiện.

Cách thực hiện phản ứng

- Cho kali tác dụng với dung dịch muối sắt (III) sunfat.

Hiện tượng nhận biết phản ứng

Kali tan dần trong dung dịch muối sắt(III) sunfat có kết tủa màu nâu đỏ tạo thành và có khí thoát ra.

Bạn có biết

Kali tham gia phản ứng với các dung dịch muối sẽ tham gia phản ứng với nước trước tạo hidroxit và giải phóng H2.

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Nhóm các kim loại nào sau đây không tác dụng được với nước tạo dung dịch kiềm:

A. Na, K, Mg, Ca. B. Be, Mg, Fe, Zn.

C. Ba, Na, K, Ca. D. K, Na, Ca, Zn.

Đáp án B

Ví dụ 2: Khi cho K vào cốc dựng dung dịch FeCl3 thì kết tủa thu được có màu gì?

A. Màu trắng B. Màu xám

C. Màu nâu đỏ D. Màu xanh

Đáp án C

Hướng dẫn giải:

Phương trình phản ứng: 6K + 2FeCl3 + 6H2O → 6KCl + H2 + 2Fe(OH)3

Fe(OH)3 có màu nâu vàng

Ví dụ 3: Cho 3,9 g K tác dụng với dung dịch FeCl3 thu được kết tủa X. Nung X đến khối lượng không đổi thu được m g chất rắn Y. Giá trị của m là:

A. 16 g B. 1,6g

C. 10,67 g D. 0,8 g

Đáp án C

Hướng dẫn giải:

Phương trình phản ứng: 6K + 2FeCl3 + 6H2O → 6KCl + H2 + 2Fe(OH)3

2Fe(OH)3 → Fe2O3 + H2O

nFe(OH)3 = nK/3 = 0,1/3 mol ⇒ nFe2O3 = 2nFe(OH)3 = 0,2/3 mol ⇒ mFe2O3 = 0,2/3.160 = 10,67 g

Phản ứng hóa học: 6K + Cr2(SO4)3 + 6H2O → 3K2SO4 + H2 + 2Cr(OH)3

Điều kiện phản ứng

- Không cần điều kiện

Cách thực hiện phản ứng

- Cho kali tác dụng với dung dịch muối crom(III)sunfat

Hiện tượng nhận biết phản ứng

Kali tan dần trong dung dịch muối crom (III) sunfat, có kết tủa màu lục xám tạo thành và có khí thoát ra.

Bạn có biết

Các hợp chất của Cr3+ phản ứng với dung dịch kiềm sẽ tạo thành kết tủa và kết tủa sẽ tan trong kiểm dư.

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Khi cho kim loại K dư vào dung dịch Cr2(SO4)3 thì sẽ xảy ra hiện tượng

A. ban đầu có xuất hiện kết tủa xanh, sau đó kết tủa tan ra, dung dịch trong suốt.

B. ban đầu có sủi bọt khí, sau đó xuất hiện kết tủa lục xám.

C. ban đầu có sủi bọt khí, sau đó có tạo kết tủa lục xám, rồi kết tủa tan ra, dd trong suốt.

D. chỉ có sủi bọt khí.

Đáp án C

Hướng dẫn giải:

6K + Cr2(SO4)3 + 6H2O → 3K2SO4 + H2 + 2Cr(OH)3

2Cr(OH)3 + KOH → K[Cr(OH)4]

Ví dụ 2: Chất nào sau đây có tính lưỡng tính?

A. CrCl3; Al; Al(OH)3

B. Zn; Al; NaCl

C. Cr2O3; AlCl3; Al2O3

D. CrCl3; BaCl2; CuSO4

Đáp án C

Hướng dẫn giải:

Các hợp chất của Al3+ và Cr3+ có tính lưỡng tính

Ví dụ 3: Khi cho K tác dụng với crom(III)sunfat thu được kết tủa X. Cho kết tủa X tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được dung dịch Z. Cho HCl tác dụng với dung dịch Z thu được kết tủa là:

A. Crom(II)oxit B. Crom(III)oxit

C. Crom(II)hidroxit D. Crom(III)hidroxit

Đáp án D

Hướng dẫn giải:

6K + Cr2(SO4)3 + 6H2O → 3K2SO4 + H2 + 2Cr(OH)3

2Cr(OH)3 + KOH → K[Cr(OH)4]

K[Cr(OH)4] + HCl → Cr(OH)3 + KCl + H2O

Phản ứng hóa học: 6K + 2CrCl3 + 6H2O → 6KCl + 3H2 + 2Cr(OH)3

Điều kiện phản ứng

- Không cần điều kiện

Cách thực hiện phản ứng

- Cho kali tác dụng với dung dịch muối crom(III)clorua.

Hiện tượng nhận biết phản ứng

K tan dần trong dung dịch muối crom(III)clorua, có kết tủa màu lục xám tạo thành và có khí thoát ra.

Bạn có biết

Các hợp chất của Cr3+ phản ứng với dung dịch kiềm sẽ tạo thành kết tủa và kết tủa sẽ tan trong kiểm dư.

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Kim loại nào sau đây không phải là kim loại kiềm

A. Na B. K

C. Ca D. Li

Đáp án C

Ví dụ 2: Khi cho K dư tác dụng với dung dịch CrCl3. Lấy dung dịch sau phản ứng cho phản ứng với dung dịch HCl thu được kết tủa X. Kết tủa X thu được là:

Đáp án C

Hướng dẫn giải:

6K + 2CrCl3 + 6H2O → 6KCl + 3H2 + 2Cr(OH)3

2Cr(OH)3 + KOH → K[Cr(OH)4]

K[Cr(OH)4] + HCl → Cr(OH)3 + KCl + H2O

Ví dụ 3: Cho K tác dụng vừa đủ với với 100 ml dung dịch CrCl3 thu được V lít khí H2 đktc. Dẫn toàn bộ H2 qua Fe2O3 nung nóng thấy khối lượng chất rắn giảm 0,8 g. Nồng độ dung dịch CrCl3 tham gia phản ứng là

A. 1 M B. 2,25 M

C. 2,5 M D. 1,5M

Đáp án B

Hướng dẫn giải:

Phương trình phản ứng:

6K + 2CrCl3 + 6H2O → 6KCl + 3H2 + 2Cr(OH)3

3H2 + Fe2O3 → 2Fe + 3H2O

Khối lượng chất rắn giảm là khối lượng của oxi: nH2 = 3nO = 3.0,05 = 0,15 mol

nH2 = 3.nCrCl3/2 = 3.0,15/2 = 0,225 mol ⇒ CM (CrCl3) = 0,225/0,1 = 2,25 M

Phản ứng hóa học: 2K + Cu(NO3)2 + 2H2O → 2KNO3 + H2 + Cu(OH)2

Điều kiện phản ứng

- Không cần điều kiện

Cách thực hiện phản ứng

- Cho kali tác dụng với dung dịch muối đồng (II) nitrat

Hiện tượng nhận biết phản ứng

K tan dần trong dung dịch muối đồng (II) nitrat, có kết tủa màu xanh tạo thành và có khí thoát ra.

Bạn có biết

K tham gia phản ứng với các dung dịch muối sẽ tham gia phản ứng với nước trước tạo hidroxit.

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Khi cho kim loại K vào dung dịch Cu(NO3)2 thu được 2,24 lít khí đktc. Khối lượng kim loại K tham gia phản ứng là:

A. 3,9 g B. 0,39 g

C. 7,8 g D. 0,78 g

Đáp án C

Hướng dẫn giải:

Phương trình hóa học: 2K + Cu(NO3)2 + 2H2O → 2KNO3 + H2 + Cu(OH)2

nK = 2nH2 = 2.0,1 = 0,2 mol ⇒ mK = 39.0,2 = 7,8 g

Ví dụ 2: Khi cho K tác dụng với dung dịch muối đồng(II)nitrat thu được khí X. Dẫn khí X qua các chất sau: ZnO; CuO; Fe; Fe2O3. X phản ứng được với bao nhiêu chất trên?

A. 1 B. 2

C. 3 D. 4

Đáp án B

Hướng dẫn giải:

Phương trình hóa học: 2K + Cu(NO3)2 + 2H2O → 2KNO3 + H2 + Cu(OH)2

Khí X là khí H2; H2 phản ứng được với các oxit kim loại nung nóng đứng sau Al

Ví dụ 3: Cho kim loại K tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch Cu(NO3)2 0,1 M thu được m g kết tủa. Giá trị của m là:

A. 0,98 g B. 4,9 g

C. 2,45 g D. 0,49 g

Đáp án D

Hướng dẫn giải:

Phương trình phản ứng: 2K + Cu(NO3)2 + 2H2O → 2KCl + H2 + Cu(OH)2

nCu(OH)2 = nK/2 = 0,01/2 = 0,005 mol ⇒ mCu(OH)2 = 0,005.98 = 0,49 g

Phản ứng hóa học: 2K + Fe(NO3)2 + 2H2O → 2KNO3 + H2 + Fe(OH)2

Điều kiện phản ứng

- Không cần điều kiện

Cách thực hiện phản ứng

- Cho kali tác dụng với dung dịch muối sắt(II) nitrat

Hiện tượng nhận biết phản ứng

K tan dần trong dung dịch muối sắt(II)nitrat, có kết tủa màu trắng xanh tạo thành và có khí thoát ra.

Bạn có biết

K tham gia phản ứng với các dung dịch muối sẽ tham gia phản ứng với nước trước tạo hidroxit.

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Khi cho K tác dụng với dung dịch muối sắt(II)nitrat. Phương trình phản ứng xảy ra là:

A. 2K + Fe(NO3)2 + 2H2O → 2KNO3 + H2 + Fe(OH)2

B. 2K + Fe(NO3)2 → KNO3 + Fe

C. 2K + Fe(NO3)2 + 2H2O → KNO3 + H2 + Fe

D. 2K + Fe(NO3)2 → KNO3 + Fe(NO3)3

Đáp án A

Ví dụ 2: Khi cho K tác dụng với 200 ml dung dịch muối sắt(II)nitrat thu được 9 g kết tủa. Nồng độ dung dịch sắt(II)nitrat là:

A. 1M B. 2M

C. 0,5M D. 0,25 M

Đáp án C

Hướng dẫn giải:

Phương trình phản ứng: 2K + Fe(NO3)2 + 2H2O → 2KNO3 + H2 + Fe(OH)2

nFe(NO3)2 = nFe(OH)2 = 9/90 = 0,1 mol ⇒ CM Fe(NO3)2 = 0,1/0,2 = 0,5 M

Ví dụ 3: Cho K tác dụng với dung dịch Fe(NO3)2 thu được V lít khí thoát ra đktc. Cho toàn bộ khí thoát ra tác dụng với Oxi dư thu được 1,8 g nước. Giá trị của V là:

A. 2,24 lít B. 1,12 lít

C. 5,6 lít D. 3,36 lít

Đáp án A

Hướng dẫn giải:

Phương trình hóa học:

2K + Fe(NO3)2 + 2H2O → 2KNO3 + H2 + Fe(OH)2

2H2 + O2 → 2H2O

nH2 = 2nH2O = 2 .0,1 = 0,2 mol

nH2 = nK/2 = 0,2/2 = 0,1 mol ⇒ VH2 = 0,1.22,4 = 2,24 lít

Phản ứng hóa học: 6K + 2Al(NO3)3 + 6H2O → 6KNO3 + 3H2 + 2Al(OH)3

Điều kiện phản ứng

- Không cần điều kiện

Cách thực hiện phản ứng

- Cho kali tác dụng với dung dịch muối nhôm nitrat.

Hiện tượng nhận biết phản ứng

Kali tan dần trong dung dịch muối nhôm, có kết tủa màu trắng tạo thành và có khí thoát ra.

Bạn có biết

Na tham gia phản ứng với các dung dịch muối như Cr3+; Al3+; Zn2+ thì nếu Na dư sẽ hòa tan được kết tủa tạo thành.

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Khi cho K vào 3 cốc dựng dung dịch FeCl3; ZnSO4; Al(NO3)3 thì hiện tượng không xảy ra ở 3 cốc là:

A. Có khí thoát ra B. Có kết tủa

C. Kết tủa tan D. không có hiện tượng

Đáp án D

Ví dụ 2: Cho K tác dụng với 200 ml dung dịch Al(NO3)3 thu được 7,45 g muối X. Nồng độ mol/l của Al(NO3)3 là:

A. 1M B. 0,167M

C. 0,25M D.0,125M

Đáp án B

Hướng dẫn giải:

Phương trình phản ứng: 6K + 2Al(NO3)3 + 6H2O → 6KNO3 + H2 + 2Al(OH)3

nAl(NO3)3 = nKNO3/3 = 0,1/3 mol ⇒ CM (Al(NO3)3 = 0,1/0,6 = 0,167 M

Ví dụ 3: Cho K tác dụng dung dịch muối nhôm nitrat thu được kết tủa trắng X. Cho kết tủa X tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được muối Y. Muối Y có công thức là

A. KNO3 B. KAl(OH)4

C. Al(NO3)3 D. Al

Đáp án B

Hướng dẫn giải:

Phương trình phản ứng: 6K + 2Al(NO3)3 + 6H2O → 6KNO3 + H2 + 2Al(OH)3

KOH + 2Al(OH)3 → K[Al(OH)4]

Phản ứng hóa học: 2K + Zn(NO3)2 + 2H2O → 2KNO3 + H2 + Zn(OH)2

Điều kiện phản ứng

- Không cần điều kiện

Cách thực hiện phản ứng

- Cho kali tác dụng với dung dịch muối kẽm nitrat.

Hiện tượng nhận biết phản ứng

K tan dần trong dung dịch muối kẽm, có kết tủa màu trắng tạo thành và có khí thoát ra.

Bạn có biết

K tham gia phản ứng với các dung dịch muối như Cr3+; Al3+; Zn2+ thì nếu Na dư sẽ hòa tan được kết tủa tạo thành.

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Khi cho 3,9 g K tác dụng với 200 g dung dịch muối kẽm nitrat. Sau phản ứng thấy có khí thoát ra và chất kết tủa X. Khối lượng dung sau phản ứng là:

A. 202,3 g B. 200 g

C. 202,2 g D. 198,95 g

Đáp án D

Hướng dẫn giải:

Phương trình hóa học: 2K + Zn(NO3)2 + 2H2O → 2KNO3 + H2 + Zn(OH)2

nH2 = nK/2 = 0,1/2 = 0,05 mol ⇒ mH2 = 0,05.2 = 0,1 g

nZn(OH)2 = nK/2 = 0,05 mol ⇒ mZn(OH)2 = 0,05 .99 = 4,95 g

mdd = 3,9 + 200 – 0,1 – 4,95 = 198,95 g

Ví dụ 2: Khi cho K tác dụng vừa đủ với dung dịch muối kẽm nitrat thu được dung dịch A. Cô cạn dung dịch muối A thu được 1,01 g chất rắn. Khối lượng K tham gia phản ứng là:

A. 0,39 g B. 3,9 g

C. 1,95 g D. 0,195 g

Đáp án A

Hướng dẫn giải:

Phương trình hóa học: 2K + Zn(NO3)2 + 2H2O → 2KNO3 + H2 + Zn(OH)2

nK = nKNO3 = 0,01 mol ⇒ mK = 0,01.39 = 0,39 g

Ví dụ 3: Khi cho K dư vào 3 cốc dựng dung dịch FeCl3; Zn(NO3)2; Al2(SO4)3 thì hiện tượng xảy ra ở 3 cốc là:

A. Có khí thoát ra B. Có kết tủa

C. Kết tủa tan D. A và C

Đáp án A

Phản ứng hóa học: 2K + Pb(NO3)2 + 2H2O → 2KNO3 + H2 + Pb(OH)2

Điều kiện phản ứng

- Không cần điều kiện

Cách thực hiện phản ứng

- Cho kali tác dụng với dung dịch muối chì nitrat

Hiện tượng nhận biết phản ứng

kali tan dần trong dung dịch muối chì, có kết tủa màu trắng tạo thành và có khí thoát ra.

Bạn có biết

K tham gia phản ứng với các dung dịch muối như Cr3+; Al3+; Zn2+, … thì nếu kali dư sẽ hòa tan được kết tủa tạo thành.

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Các ion nào sau đây có cấu hình 1s22s22p63s23p6:

A. Na+ B. K+

C. Ba2+ D. Li+

Đáp án B

Ví dụ 2: Khi cho kim loại K vào dung dịch Pb(NO3)2 thì sẽ xảy ra hiện tượng

A. ban đầu có xuất hiện kết tủa trắng, sau đó kết tủa tan ra, dung dịch trong suốt.

B. ban đầu có sủi bọt khí, sau đó xuất hiện kết tủa màu trắng.

C. ban đầu có sủi bọt khí, sau đó có tạo kết tủa trắng, rồi kết tủa tan ra, dd trong suốt.

D. chỉ có sủi bọt khí.

Đáp án B

Hướng dẫn giải:

Phương trình hóa học: 2K + Pb(NO3)2 + 2H2O → 2KNO3 + H2 + Pb(OH)2

Pb(OH)2 + NaOH → K[Pb(OH)3]

Ví dụ 3: Cho K tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch muối chì nitrat 0,2M thu được kết tủa X. Nung kết tủa X trong không khí thu được m g chất rắn đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là:

A. 4,46 g B. 2,23 g

C. 0,446g D. 0,223 g

Đáp án A

Hướng dẫn giải:

Phương trình phản ứng: 2K + Pb(NO3)2 + 2H2O → 2KNO3 + H2 + Pb(OH)2

Pb(OH)2 → PbO + 2H2O

nPbO = nPb(NO3)2 = 0,02 = 0,02 mol ⇒ mPbO = 0,02.(207 + 16) = 4,46 g

Phản ứng hóa học: 6K + 2Fe(NO3)3 + 6H2O → 6KNO3 + 3H2 + 2Fe(OH)3

Điều kiện phản ứng

- Không cần điều kiện

Cách thực hiện phản ứng

- Cho kali tác dụng với dung dịch muối sắt (III) nitrat

Hiện tượng nhận biết phản ứng

K tan dần trong dung dịch muối sắt(III)nitrat có kết tủa màu nâu đỏ tạo thành và có khí thoát ra.

Bạn có biết

K tham gia phản ứng với các dung dịch muối sẽ tham gia phản ứng với nước trước tạo hidroxit và giải phóng H2.

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Khi cho K tác dụng với dung dịch Fe(NO3)3. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn lọc kết tủa đem nung trong không khí thu được chất rắn X. Chất rắn X là:

A. Fe B. FeO

C. Fe3O4 D. Fe2O3

Đáp án D

Hướng dẫn giải:

Phương trình phản ứng: 6K + 2Fe(NO3)3 + 6H2O → 6KNO3 + 2Fe(OH)3 + 3H2

2Fe(OH)3 → Fe2O3 + 3H2O

Ví dụ 2: Khi cho K lần lượt vào các dung dịch FeCl3; Fe(NO3)3; NaCl; AgNO3; KNO3; H2O thì số phản ứng xảy ra kết tủa là:

A. 1 B. 2

C. 3 D. 4

Đáp án C

Hướng dẫn giải:

6K + 2Fe(NO3)3 + 6H2O → 6KNO3 + 2Fe(OH)3 + 3H2

6K + 2FeCl3 + 6H2O → 6KCl + 2Fe(OH)3 + 3H2

2K + 2AgNO3 + H2O → 2KNO3 + Ag2O + H2

Ví dụ 3: Cho 5,85 g K tác dụng với dung dịch Fe(NO3)3 thu được kết tủa X. Nung X đến khối lượng không đổi thu được m g chất rắn. Giá trị của m là:

A. 16 g B. 1,6 g

C. 8 g D. 0,8 g

Đáp án A

Hướng dẫn giải:

Phương trình phản ứng: 6K + 2Fe(NO3)3 + 6H2O → 6KNO3 + 3H2 + 2Fe(OH)3

2Fe(OH)3 → Fe2O3 + 3H2O

nFe(OH)3 = nK/3 = 0,15/3 = 0,05 mol ⇒ nFe2O3 = 2nFe(OH)3 = 2.0,05 = 0,1 mol

mFe2O3 = 160.0,1 = 16 g

Phản ứng hóa học: 2K + 2C2H5OH → 2C2H5OK + H2

Điều kiện phản ứng

- Không cần điều kiện

Cách thực hiện phản ứng

- Cho kali tác dụng với rượu etylic

Hiện tượng nhận biết phản ứng

K tan dần trong và có khí thoát ra.

Bạn có biết

K tham gia phản ứng rượu giải phóng H2 tương tự nước nhưng phản ứng yếu hơn nước.

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Khi cho rượu etylic tác dụng với kali. Chất không tạo thành sau phản ứng là:

A. H2 B. C2H5ONa

C. H2O D. K

Đáp án D

Hướng dẫn giải:

Phương trình phản ứng: 2K + 2C2H5OH → 2C2H5OK + H2

Ví dụ 2: Cho K tác dụng lần lượt các dung dịch sau: FeCl3; NaOH; C2H5OH; Zn(NO3)2. Số phản ứng xảy ra không thu được muối là

A. 1 B. 2

C. 3 D. 4

Đáp án A

Hướng dẫn giải:

Phương trình phản ứng:

2K + 2C2H5OH → 2C2H5OK + H2

6K + 2FeCl3 + 6H2O → 6KCl + 2Fe(OH)3 + 3H2

2K + Zn(NO3)2 + 2H2O → 2KNO3 + Zn(OH)2 + H2

2K + 2H2O → 2KOH + H2

Ví dụ 3: Cho K tác dụng vừa đủ với 4,6 g C2H5OH thu được V lít khí đktc. Giá trị của V là:

A. 5,6 lít B. 2,24 lít

C. 1,12 lít D. 3,36 lít

Đáp án C

Hướng dẫn giải:

Phương trình phản ứng: 2K + 2C2H5OH → 2C2H5OK + H2

nH2 = nC2H5OH/2 = 0,1/2 = 0,05 mol ⇒ VH2 = 0,05.22,4 = 1,12 lít

Phản ứng hóa học: 2K + 2CH3OH → 2CH3OK + H2

Điều kiện phản ứng

- Không cần điều kiện

Cách thực hiện phản ứng

- Cho kali tác dụng với rượu methanol.

Hiện tượng nhận biết phản ứng

K tan dần trong và có khí thoát ra.

Bạn có biết

K tham gia phản ứng rượu giải phóng H2 tương tự nước nhưng phản ứng yếu hơn nước.

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Phản ứng nào xảy ra có tạo thành khí là:

A. K + CH3OH →

B. CH3COOH + Na →

C. CH3COOH + KHCO3

D. Cả A, B, C đều đúng

Đáp án D

Hướng dẫn giải:

K + CH3OH → CH3OK + H2

CH3COOH + Na → CH3COONa + H2

CH3COOH + KHCO3 → CH3COOK + H2O + CO2

Ví dụ 2: Cho K tác dụng với các chất sau: H2O; CH3OH; CH3COOH; Na2SO4; KOH; Fe; K. Số phản ứng cho sản phẩm là chất khí là:

A. 1 B. 2

C. 3 D. 4

Đáp án D

Hướng dẫn giải:

2K + H2O → 2KOH + H2

2K + 2CH3OH → CH3OK + H2

2K + 2CH3COOH → 2CH3COOK + H2

Ví dụ 3: Cho K tác dụng với dung dịch CH3OH thu được 22,4 lít khí đktc. Khối lượng CH3OH tham gia phản ứng là:

A. 6,4 g B. 3,2 g

C. 1,6g D. 12,8g

Đáp án A

Hướng dẫn giải:

Phương trình hóa học: 2K + 2CH3OH → 2CH3OK + H2

nH2 = 2nCH3OH = 2.0,1 = 0,2 mol ⇒ mCH3OH = 0,2.32 = 6,4 g

Phản ứng hóa học: 2K + 2CH3COOH → 2CH3COOK + H2

Điều kiện phản ứng

- Không cần điều kiện.

Cách thực hiện phản ứng

- Cho kali tác dụng với axit axetic.

Hiện tượng nhận biết phản ứng

K tan dần trong và có khí thoát ra.

Bạn có biết

K tham gia phản ứng cả axit vô cơ và axit hữu cơ.

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Có bao nhiêu phản ứng hóa học có thể xảy ra khi cho CH3COOH tác dụng lần lượt với từng chất: Fe, NaOH, Na2CO3, Cu, K?

A. 1 B. 2

C. 3 D.4

Đáp án D

Hướng dẫn giải:

K + CH3COOH → CH3COOK + H2;

NaOH + CH3COOH → CH3COONa + H2O;

Fe + 2CH3COOH → (CH3COO)2Fe + H2;

Na2CO3 + 2CH3COOH → CO2 + H2O + 2CH3COONa.

Ví dụ 2: Cho K tác dụng với 100 gam dung dịch CH3COOH. Kết thúc phản ứng thấy khối lượng H2 sinh ra là 0,1g. Vậy C% dung dịch muối thu được là:

A. 8,11% B. 9,52%

C. 0,952 % D. 0,82%

Đáp án B

Hướng dẫn giải:

Phương trình hóa học: 2K + 2CH3COOH → 2CH3COOK + H2

nK = 2nH2 = 0,05.2 = 0,1 mol ⇒ mK = 0,1.39 = 3,9 g

nCH3COOK = 2nH2 = 0,1 mol ⇒ mCH3COOK = 0,1.98 = 9,8 g

mdd = 3,9 + 100 – 1 = 102,9 g ⇒ C% = 9,8/102,9 = 9,52%

Ví dụ 3: Cho 3,9 g K tác dụng với 100 ml dung dịch CH3COOH 1M. Dung dịch sau phản ứng nhỏ vài giọt phenolphtalein. Dung dịch sẽ thu được sẽ thay đổi như thế nào?

A. Từ trắng sang không màu

B. Không màu sang màu hồng

C. Màu hồng sang không màu

D. Màu đỏ sang màu trắng

Đáp án B

Hướng dẫn giải:

2K + 2CH3COOH → 2CH3COOK + H2

nK = nCH3COOH ⇒ sau phản ứng chỉ có muối CH3COOK

CH3COOK là muối tạo bởi bazo mạnh và axit yếu nên có môi trường bazo ⇒ phenophtalein chuyển sang màu hồng.

Phản ứng hóa học: 2K + 2C6H5OH → 2C6H5OK + H2

Điều kiện phản ứng

- Không cần điều kiện.

Cách thực hiện phản ứng

- Cho kali tác dụng với phenol.

Hiện tượng nhận biết phản ứng

K tan dần trong và có khí thoát ra.

Bạn có biết

Phenol có tính axit yếu có phản ứng với các kim loại kiềm, dung dịch bazo

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Ở dạng lỏng, phenol và ancol benzylic đều phản ứng với

A. dung dịch NaCl.

B. dung dịch NaHCO3.

C. dung dịch NaOH.

D. kim loại K.

Đáp án D

Hướng dẫn giải:

Phương trình hóa học:

2K + 2C6H5OH → 2C6H5OK + H2

2C6H5CH2OH + 2K → 2C6H5CH2OK + H2

Ví dụ 2: Phenol phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây?

A. H2SO4; NaOH; NaHCO3.

B. K; Br2; CH3COOH.

C. K; NaOH; (CH3CO)2O.

D. Br2; HCl; KOH.

Đáp án B

Hướng dẫn giải:

Phương trình hóa học:

2K + 2C6H5OH → 2C6H5OK + H2

2NaOH + 2C6H5OH → 2C6H5ONa + H2O

C6H5OH + (CH3CO)2O → C6H5OCOCH3 + CH3COOH

Ví dụ 3: Cho m g K tác dụng với 9,4 g phenol phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là:

A. 3,9 g B. 0,39 g

C. 1,95 g D.0,195 g

Đáp án A

Hướng dẫn giải:

Phương trình hóa học: 2K + 2C6H5OH → 2C6H5OK + H2

nK = nC6H5OH = 0,1 mol

Khối lượng muối: m = 0,1.39 = 3,9 g

Phần phương trình hóa học của Kali (K) và Hợp chất của Kali sẽ tổng hợp tất cả các phản ứng hóa học của Kali (K) và Hợp chất của Kali đã học trong chương trình Cấp 2, Cấp 3 giúp bạn dễ dàng cân bằng phương trình hóa học và học tốt môn Hóa hơn.

............................................

Ngoài Phản ứng hóa học của Kali (K) và Hợp chất của Kali - Cân bằng phương trình hóa học. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo các đề thi học kì 1 lớp 8, đề thi học kì 2 lớp 8 các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với tài liệu lớp 8 sẽ giúp các bạn ôn tập tốt hơn. Chúc các bạn học tập tốt

Chia sẻ, đánh giá bài viết
11
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Từ điển Phương trình hóa học

    Xem thêm