H2N-C3H5-(COOH)2 + HCl → H3NCl-C3H5-(COOH)2
H2N-C3H5-(COOH)2+ HCl: Axit glutamic tác dụng với HCl
H2N-C3H5-(COOH)2 + HCl → H3NCl-C3H5-(COOH)2 được VnDoc biên soạn hướng dẫn các bạn học sinh viết và cân bằng phương trình phản ứng hóa học Axit glutamic tác dụng với HCl. Cũng như đưa ra các nội dung lý thuyết câu hỏi liên quan đến axit glutamic.
>> Mời các bạn tham khảo thêm một số phản ứng liên quan:
- H2NCH2COOH + HCl → ClH3NCH2COOH
- NH2CH2COOH + NaOH → NH2CH2COONa + H2O
- NH2C3H5(COOH)2 + NaOH → NH2C3H5(COONa)2 + H2O
1. Phương trình phản ứng axit glutamic tác dụng với HCl
H2N-C3H5-(COOH)2 + HCl → H3NCl-C3H5-(COOH)2
2. Điều kiện phản ứng axit glutamic tác dụng với HCl
Nhiệt độ thường
3. Tính chất hóa học của Axit glutamic
3.1. Tác dụng với dung dịch bazơ (do có nhóm COOH)
Axit glutamic có tính axit nên nó làm đổi màu qùy tím
3.2. Tác dụng với dung dịch axit (do có nhóm NH2)
- Tác dụng với dung dịch bazơ (do có nhóm COOH)
NH2C3H5(COOH)2 + 2NaOH → NH2C3H5(COONa)2 + 2H2O
- Tác dụng với dung dịch axit (do có nhóm NH2)
H2N-C3H5-(COOH)2 + HCl → H3NCl-C3H5-(COOH)2
3.3. Phản ứng este hóa nhóm COOH
Tương tự axit cacboxylic, axit gultamic phản ứng được với ancol cho ra este
HOCOC3H5(NH2)COOH + C2H5OH → HOCOC3H5(NH2)COOC2H5 + H2O
4. Bài tập vận dụng liên quan
Câu 1. Cho m gam axit glutamic tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 3m-5,92 gam muối. Giá trị của m là bao nhiêu.
A. 3,38 gam
B. 11,75 gam
C. 6,76 gam
D. 10,56 gam
Phương trình phản ứng xảy ra
H2N-C3H5-(COOH)2 + HCl → H3NCl-C3H5-(COOH)2
Theo phương trình phản ứng ta thấy: naxit glutamic = nmuối → m/147= 3m−5,92/183,5
→ m = 3,38 gam
Câu 2. Công thức của axit glutamic là
A. H2NC3H5-(COOH)2.
B. H2NCH(CH3)COOH,
C. H2NCH2COOH.
D. C2H5NH2.
Công thức của axit glutamic là: H2NC3H5-(COOH)2.
Câu 3. Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím đổi thành màu xanh?
A. dung dịch alanin
B. dung dịch glyxin
C. dung dịch lysin
D. dung dịch glutamic
Loại A dung dịch alanin có công thức hóa học là C6H5NH2 không làm đổi màu quỳ tím vì lực bazo của nó rất yếu và yếu hơn amoniac. Đó là do ảnh hưởng của của gốc phenyl
Loại B vì dung dịch glyxin H2N-CH2-COOH có số gốc -H2N = -COOH nên không làm đổi màu quỳ tím
Đúng C. dung dịch lysin có công thức cấu tạo là NH2-(CH2)4-CH(NH2)-COOH số -H2N > -COOH nên có tính bazo mạnh hơn làm quỳ tím chuyển màu xanh
Loại D vì dung dịch glutamic có công thức câu tại là HOOC-CH(NH2)-(CH2)2-COOH số -H2N < -COOH nên tính axit mạnh hơn làm quỳ tím chuyển sang đỏ
Câu 4. Nhận định nào sau đây là chính xác?
A. Lysin có tính lưỡng nên dung dịch của nó luôn có pH = 7.
B. Nguyên nhân gây nên tính bazơ của amin là do nguyên tử N còn cặp eletron tự do nên phân tử amin có thể nhận proton.
C. Hợp chất tác dụng với nước brom tạo kết tủa trắng là Alanin
D. Phân tử có hai nhóm -CO-NH- được gọi là đipeptit, ba nhóm thì được gọi là tripeptit.
A Sai vì tính lưỡng tính không liên quan đến pH.
Lysin có công thức cấu tạo NH2-(CH2)4-CH(NH2)-COOH số -H2N > -COOH nên có tính bazo mạnh hơn là tính lưỡng tính nhưng có pH > 7
Đúng B. Chất hoặc ion có tính bazơ nếu nó có khả năng nhận proton. (Theo thuyết bonsted)
Do nguyên tử N còn cặp eletron tự do nên phân tử amin có thể nhận proton.
C Sai vì Alanin không tạo kết tủa trắng khi tác dụng với dung dịch brom
D. Sai vì đipeptit có 1 nhóm CO-NH; tripeptit có 2 nhóm CO-NH.
Câu 5. Ancol và amin nào sau đây cùng bậc?
A. (C6H5)2NH và C6H5CH2OH
B. C6H5NHCH3 và C6H5CH(OH)CH3
C. (CH3)3COH và (CH3)3CNH2
D. (CH3)2CHOH và (CH3)2CHNH2
Bậc của amin là số nhóm gắn vào N thế H trong phân tử NH3.
Bậc của ancol là số nguyên tử cacbon liên kết với nguyên tử cacbon liên kết với nhóm OH.
Câu 6. Hợp chất hữu cơ X đơn chức tác dụng với HNO2 trong HCl ở nhiệt độ thường thì thu được hợp chất hữu cơ Y. Y tác dụng với Na nhưng không tác dụng với NaOH. Vậy X có thể là
A. anilin.
B. metylamin.
C. phenol.
D. p-metylanilin.
Y tác dụng với Na nhưng không tác dụng với NaOH => Y là ancol
=> X là amin no, bậc I
Phương trình phản ứng minh họa
C2H5NH2 + HNO2 \(\overset{HCl}{\rightarrow}\) C2H5OH + N2 + H2O
C2H5OH + Na → C2H5ONa + 1/2H2
Câu 7. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Ở nhiệt độ thường, các aminoaxit là những chất lỏng.
B. Các aminoaxit thiên nhiên hầu hết là các β - aminoaxit.
C. Axit glutamic là thành phần chính của bột ngọt.
D. Aminoaxit thuộc loại hợp chất hữu cơ tạp chức.
-------------------------
Hy vọng sẽ giúp ích được cho các bạn trong quá trình học tập vận dụng trả lời các câu hỏi trong quá trình làm bài tập.
Trên đây VnDoc đã gửi tới bạn đọc tài liệu NH2N-C3H5-(COOH)2 + HCl → H3NCl-C3H5-(COOH)2. Các bạn có thể các em cùng tham khảo thêm một số đề thi thử các môn tại: Thi thpt Quốc gia môn Toán, Thi THPT Quốc gia môn Vật Lý,....
Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu ôn tập THPT Quốc gia miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 12 Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu, đề thi mới nhất.