BaCl2 + Na2SO4 → BaSO4 + NaCl
BaCl2 ra BaSO4: BaCl2 Na2SO4 BaSO4 NaCl
BaCl2 + Na2SO4 → BaSO4 + NaCl được VnDoc biên soạn gửi tới bạn đọc là phương trình phản ứng trao đổi trong dung dịch muối BaCl2 với dung dịch muối Na2SO4 để tạo thành hợp chất mới. Sản phẩm thu được sau phản ứng là kết tủa BaSO4.
1. Phương trình phản ứng Na2SO4 ra BaSO4
BaCl2 + Na2SO4 → BaSO4↓ + 2NaCl
2. Điều kiện phản ứng BaCl2 tác dụng với Na2SO4
Nhiệt độ
3. Hiện tượng xảy ra sau phản ứng BaCl2 Na2SO4
Dung dịch xuất hiện chất kết tủa màu trắng chỉnh là BaSO4
4. Bài tập vận dụng liên quan
Câu 1. Để nhận ra sự có mặt của SO42- trong dung dịch, người ta thường dùng chất nào dưới đây?
A. quỳ tím.
B. dung dịch muối Mg2+ .
C. dung dịch chứa ion Ba2+
D. thuốc thử duy nhất là Ba(OH)2
Để nhận ra sự có mặt của ion SO42- trong dung dịch, người ta dùng dung dịch chứa ion Ba2+.
Câu 2. Có 3 bình riêng biệt đựng 3 dung dịch HCl, Ba(NO3)2 và H2SO4. Thuốc thử duy nhất có thể dùng để phân biệt các dung dịch trên là chất nào?
A. dung dịch NaCl
B. dung dịch AgNO3
C. dung dịch NaOH
D. quỳ tím
Sử dụng quỳ tím ta nhận biết được 2 nhóm chất:
Nhóm axit HCl, H2SO4 làm quỳ tím chuyenr màu đỏ
Không làm quỳ tím đổi màu là muối Ba(NO3)2
Sử dụng dung dịch Ba(NO3)2 để nhận biết nhóm axit
Mẫu thử nào xuất hiện kết tủa trắng thì dung dịch axit ban đầu là H2SO4
Ba(NO3)2 + H2SO4 → BaSO4 + 2HNO3
Không có hiện tượng gì là HCl
Câu 3. Cho dung dịch Na2SO4 vào dung dịch BaCl2 thấy
A. dung dịch chuyển đỏ.
B. có kết tủa trắng.
C. không có hiện tượng.
D. có bọt khí thoát ra
Phương trình phản ứng
BaCl2 + Na2SO4 → BaSO4↓ + 2NaCl
Câu 4. Cho các phản ứng sau
(1) BaCl2 + H2SO4;
(2) Ba(OH)2 + Na2SO4;
(3) BaCl2 + (NH4)2SO4
(4) Ba(OH)2 + (NH4)2SO4;
(5) Ba(OH)2 + H2SO4;
(6) Ba(NO3)2 + H2SO4
Số phản ứng có phương trình ion rút gọn: Ba2+ + SO42-→ BaSO4 là:
A. 4
B. 3
C. 5
D. 6
(1) BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 + 2HCl
Phương trình ion rút gọn:
Ba2+ + SO42- → BaSO4
(2) Ba(OH)2 + Na2SO4 → BaSO4 + 2NaOH
Phương trình ion rút gọn:
Ba2+ + SO42-→ BaSO4
(3) BaCl2 + (NH4)2SO4→ 2NH4Cl + BaSO4
phương trình ion rút gọn:
Ba2+ + SO42- → BaSO4
(4) Ba(OH)2 + (NH4)2SO4 → BaSO4 + 2NH3 + 2H2O
(5) Ba(OH)2 + H2SO4 → BaSO4 + 2H2O
(6) Ba(NO3)2 + H2SO4 → BaSO4 + 2HNO3
Câu 5. Phản ứng nào dưới đây là phản ứng trao đổi ion trong dung dịch?
A. Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2
B. BaCl2 + Na2SO4 → BaSO4↓ + 2NaCl
C. 2Fe(NO3)3 + 2KI → 2Fe(NO3)2 + I2 + 2KNO3
D. Zn + 2Fe(NO3)3 → Zn(NO3)2 + 2Fe(NO3)2
Câu 6. Khi cho dung dịch NaOH vào dung dịch muối nitrat nào thì không thấy kết tủa?
A. Cu(NO3)2.
B. Fe(NO3)3.
C. AgNO3.
D. Pb(NO3)2.
Chọn D vì Pb(OH)2 là hiđroxit lưỡng tính nên tan trong kiềm dư.
Pb(NO3)2 + 2NaOH → Pb(OH)2↓ + 2NaNO3
Pb(OH)2 + 2NaOH → Na2PbO2 + 2H2O
Câu 7. Cho 26,8 gam hỗn hợp X gồm CaCO3 và MgCO3 vào dung dịch HCl vừa đủ, thoát ra 3,36 lít khí (đktc) và dung dịch Y chứa m gam muối clorua. Giá trị của m là
A. 30,1.
B. 31,7.
C. 69,4.
D. 28,45.
2H+ + CO32- → CO2 + H2O
nCl- = nH+ = 2nCO2 = 0,3 mol
m = mX – mCO32- + mCl- = 26,8 – 0,15.60 + 0,3.35,5 = 28,45 gam
Câu 8. Có bao nhiêu chất tạo kết tủa với BaCl2 trong: KOH; Na2SO4; SO3; NaHSO4; K2SO4; Ca(NO3)2
A. 3
B. 6
C. 5
D. 4
Các chất đó là: SO3; NaHSO4; Na2SO4; K2SO4
BaCl2 + SO3 → BaSO3 + Cl2
BaCl2 + NaHSO4 → BaSO4 + NaCl + HCl
BaCl2 + Na2SO4 → BaSO4 + 2NaCl
BaCl2 + K2SO4 → BaSO4 + 2KCl
...............................
Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới các bạn phương trình hóa học BaCl2 + Na2SO4 → BaSO4 + NaCl, mong rằng qua bài viết này các bạn có thể học tập tốt hơn môn Hóa lớp 12. Mời các bạn cùng tham khảo thêm các môn Ngữ văn 12, Tiếng Anh 12, Thi thpt Quốc gia môn Toán, Thi THPT Quốc gia môn Vật Lý,....
Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THPT miễn phí trên Facebook: Tài Liệu Học Tập VnDoc.com. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.
Chúc các bạn học tập tốt.