H2NCH2COOH + HCl → ClH3NCH2COOH
H2NCH2COOH HCl: Glyxin tác dụng với HCl
H2NCH2COOH + HCl → ClH3NCH2COOH được VnDoc biên soạn hướng dẫn các bạn viết và cân bằng chính xác phản ứng glyxin tác dụng HCl. Glyxin có tính chất lưỡng tính phản ứng được với axit vô cơ mạnh sinh ra muối và phản ứng với bazo mạnh sinh ra muối và nước.
>> Mời các bạn tham khảo thêm một số nội dung liên quan:
- Số đồng phân tripeptit tạo thành từ 1 phân tử Glyxin và 2 phân tử Alanin là
- Hỗn hợp X gồm glyxin alanin và axit glutamic
- Glyxin không tác dụng được với dung dịch nào sau đây
1. Phương trình phản ứng giữa Gly và HCl
H2NCH2COOH + HCl → ClH3NCH2COOH
2. Điều kiện phản ứng xảy ra Gly và HCl
Nhiệt độ thường
3. Tính chất hóa học của Glyxin
3.1. Tác dụng với dung dịch bazo
Glyxin phản ứng với dung dịch bazơ do có nhóm -COOH
H2N-CH2-COOH + KOH → H2N-CH2-COOK + H2O
3.2. Tác dụng với dung dịch axit
Do có nhóm -NH2 nên glyxin tác dụng được với cả dung dịch axit.
H2N-CH2-COOH + HCl → ClH3N-CH2-COOH
3.3. Phản ứng este hóa
Glyxin phản ứng với dung dịch bazơ do có nhóm –COOH
H2N-CH2-COOH + C2H5OH → ClH3NCH2COOC2H5 + H2O
3.4. Phản ứng glyxin + HNO2
Nhóm NH2 trong glyxin tác dụng với axit nitro
H2N-CH2-COOH + HNO2 → HO-CH2-COOH + N2 + H2O
4. Bài tập vận dụng liên quan
Câu 1. Công thức của glyxin là
A. CH3NH2.
B. H2NCH(CH3)COOH,
C. H2NCH2COOH.
D. C2H5NH2
Công thức của glyxin là H2NCH2COOH.
Câu 2. Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím chuyển màu xanh?
A. Glyxin.
B. Phenylamoni clorua.
C. Anilin.
D. Etylamin.
Loại A vì Glyxin có công thức hóa học là H2NCH2COOH => không làm quỳ tím hóa xanh.
Loại B. Phenylamoni clorua có công thức hóa học là C6H5NH3Cl => không làm quỳ tím hóa xanh.
Loại C (C6H5NH2) vì Do –NH2 gắn trực tiếp lên vòng benzen làm giảm mật độ electron ở nguyên tử N mạnh. ⇒ tính bazơ của anilin yếu hơn hẳn so với NH3
Loại D Etylamin có công thức hóa học là C2H5NH2 làm quỳ tím chuyển sang màu xanh
Câu 3. Amino axit X có chứa 1 nhóm -NH2 và 1 nhóm -COOH liên kết với gốc hiđrocacbon no, mạch hở. Trong phân tử X, cacbon chiếm 46,6% về khối lượng. Hãy cho biết X có bao nhiêu công thức cấu tạo?
A. 4
B. 6
C. 3
D. 5
Câu 4. Cho 11,25 gam glyxin tác dụng với lượng dư dung dịch HCl thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 18,745.
B. 14,9.
C. 16,725.
D. 16,575.
nglyxin = 11,25/75 = 0,15 mol
→ nHCl = nglyxin = 0,15mol
Bảo toàn khối lượng: mmuối = mglyxin + mHCl = 11,25 + 0,15.36,5 = 16,725 gam
Câu 5. Glyxin không phản ứng được với chất nào dưới đây?
A. Na2CO3.
B. HCl.
C. Cu.
D. KOH.
Glyxin (H2N-CH2-COOH) trong phân tử chứa đồng thời nhóm amino (NH2) và nhóm cacboxyl (COOH) nên nó vừa thể hiện tính axit và vừa thể hiện tính bazơ có thể tác dụng được với HCl, KOH, Na2CO3 nhưng không tác dụng với lại kim loại Cu
Câu 6. Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím đổi thành màu xanh?
A. dung dịch alanin
B. dung dịch glyxin
C. dung dịch lysin
D. dung dịch valin
Các chất trên đều là amino axit. Ala, Gly, Val đều có 1 nhóm −NH2 và 1 nhóm –COOH nên môi trường trung tính, không làm đổi màu quỳ
Lysin có 2 nhóm −NH2 và 1 nhóm –COOH nên làm đổi quỳ thành màu xanh(môi trường bazo)
Câu 7. Cho 0,2 mol H2NC3H5(COOH)2 (axit glutamic) vào 250 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch X. Cho một lượng vừa đủ dung dịch NaOH vào X để phản ứng xảy ra hoàn toàn số mol NaOH đã phản ứng là
A. 0,45.
B. 0,60.
C. 1,00.
D. 0,50.
Coi hôn hợp X gồm H2NC3H5(COOH)2 và HCl không phản ứng với nhau và đều phản ứng với NaOH
→ nNaOH phản ứng = ngốc COOH- + nHCl = 0,2.2 + 0,6 = 1 mol
Câu 8. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Ở nhiệt độ thường, các amino axit đều là chất lỏng.
B. Axit glutamic là thành phần chính của bột ngọt,
C. Amino axit thuộc loại họp chất hữu cơ tạp chức.
D. Các amino axit thiên nhiên hầu hết là các p-amino axit.
Câu 9. Amino axit X chứa một nhóm -NH2. Cho 15 gam X tác dụng với axit HCl (dư), thu được 22,3 gam muối khan. Công thức cấu tạo thu gọn của X là
A. H2NCH2COOH.
B. CH3CH2CH(NH2)COOH.
C. H2NCH2CH2COOH.
D. CH3CH(NH2)COOH.
Câu 10. Cho 10,3 gam amino axit X tác dụng với HCl dư thu được 13,95 gam muối. Mặt khác, cho 10,3 gam amino axit X tác dụng với NaOH (vừa đủ) thu được 12,5 gam muối. Vậy công thức của amino axit là:
A. H2N − C3H6 − COOH
B. H2N − [ CH2]4CH(NH2) − COOH .
C. H2N − C2H4 − COOH .
D. HOOC − [CH2] 2 − CH(NH2 ) − COOH .
nHCl = nNH2= (mm′− mX): 36,5 = 0,1 mol
nNaOH =nCOOH = (mm′−mX): (23 − 1)= 0,1mol
→ số nhóm COOH bằng số nhóm NH2 trong X
Dựa vào 4 đáp án → X có 1 nhóm COOH và 1 nhóm NH2
→ nX = nHCl = nNaOH = 0,1 mol
→ MX = 103 (H2N-C3H6-COOH)
Câu 11. Cho các nội dung nhận định dưới đây:
(1) Glyxin làm quỳ tím hóa xanh.
(2) Axit glutamic làm quỳ tím hóa đỏ.
(3) Lysin làm quỳ tím hóa đỏ.
(4) Tơ nilon-6,6 được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng HOOC(CH2)4COOH và H2N(CH2)6NH2.
(5) Amino axit thuộc loại họp chất hữu cơ tạp chức.
Số nhận định đúng là:
A. 2
B. 5
C. 3
D. 4
(1) Sai vì Glyxin có công thức hóa học là H2NCH2COOH không làm quỳ tím hóa xanh.
(2) Đúng vì Axit glutamic có công thức hóa học là NH2C3H5(COOH)2 có nhóm -COOH > -NH2 => làm quỳ tím hóa đỏ.
(3) Sai vì Lysin có công thức hóa học là NH2-(CH2)4-CH(NH2)-COOH có nhóm -NH2 > -COOH => làm quỳ tím hóa xanh
(4) Đúng
(5) Đúng
Câu 12. Phát biểu nào sau đây là chính xác
A. Amino axit là loại hợp chất hữu cơ đa chức.
B. Các amin đều có khả năng làm hồng dung dịch phenolphtalein.
C. Chất béo là este của glixerol với axit cacboxylic.
D. Poliacrilonitrin và policaproamit là vật liệu polime hình sợi dài và mảnh với độ bền nhất định.
Các phát biểu khác sai vì:
+) Chất béo là trieste của glixerol với axit béo.
+) Amino axit thuộc loại hợp chất hữu cơ tạp chức
+) Anilin không làm đổi màu dd phenolphtalenin
Câu 13. Cho dãy các chất sau: glucozơ, saccarozơ, isoamyl axetat, phenylamoni clorua, poli(vinyl axetat), glyxylvalin (Gly–Val), glixerol, triolein. Số chất tác dụng với dung dịch NaOH đun nóng là:
A. 6
B. 7
C. 4
D. 5
Isoamyl axetat, phenylamoni clorua, poli(vinyl axetat), glyxylvalin (Gly-Val), triolein
+ isoamyl axetat: este nên bị thủy phân trong NaOH
+ phenylamoni clorua: tác dụng với NaOH tạo anilin
+ poli(vinyl axetat): polime nhưng vẫn còn nhóm COO (este) nên bị thủy phần trong NaOH
+ glyxylvalin (Gly-Val): peptit bị thủy phân trong NaOH tạo muối của các axit amin và nước
+ triolein: chất béo bị thủy phân trong NaOH tạo glixerol và muối natri của axit béo oleic
.................................
Ngoài ra tài liệu còn cung cấp các nội dung tài liệu liên quan đến tính chất hóa học của Glyxin, từ đó giúp bạn đọc củng cố nội dung kiến thức, vận dụng vào trả lời câu hỏi liên quan. Mời các bạn tham khảo tài liệu.
Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu liên quan
- C6H5NH2 + HCl → C6H5NH3Cl
- C6H5NH2 + Br2 → C6H2Br3NH2 + HBr
- H2NCH2COOH + HCl → ClH3NCH2COOH
- NH2CH2COOH + NaOH → NH2CH2COONa + H2O
- NH2C3H5(COOH)2 + NaOH → NH2C3H5(COONa)2 + H2O
- H2N-C3H5-(COOH)2 + HCl → H3NCl-C3H5-(COOH)2
Trên đây VnDoc đã gửi tới bạn đọc H2NCH2COOH + HCl → ClH3NCH2COOH. Các bạn có thể các em cùng tham khảo thêm một số tài liệu liên quan hữu ích trong quá trình học tập như: Giải bài tập Hóa 12, Giải bài tập Toán lớp 12, Giải bài tập Vật Lí 12 ,....
Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu ôn tập THPT Quốc gia miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 12 Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu, đề thi mới nhất.