Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

12 Câu hiệu lệnh ổn định trật tự lớp học được giáo viên Tiểu học sử dụng nhiều

12 Câu hiệu lệnh ổn định trật tự lớp học được giáo viên tiểu học sử dụng nhiều nhất giúp các thầy các cô nhanh chóng ổn định lại trật tự lớp học, đạt hiệu quả cao khi giảng dạy trên lớp.

1. Câu hiệu lệnh: 1, 2, 3

Giáo viên hô 1: học sinh vừa giờ vừa xoay bàn tay giống múa thẳng lên trên đầu

Giáo viên hô 2: học sinh giơ 2 tay song song trước mặt

Giáo viên hô 3: học sinh vòng tay lên bàn

Thực hiện như vậy vài lần để học sinh quen và sau này cứ cô hô 1, 2, 3 thì học sinh lại làm các động tác như vậy.

2. Câu hiệu lệnh: việc ai - nấy làm, không làm việc riêng

Cô giáo hô: Việc ai

Học sinh đáp: nấy làm, không làm việc riêng

3. Câu hiệu lệnh: Người đầu tiên ra ngoài là....

Xem ra kiểu "dọa" đáng yêu: Người đầu tiên ra ngoài là.... cũng sẽ rất hữu ích cho các cô trong những lúc bối rối vì học sinh ồn ào. Không cần nói tên cụ thể, cô chỉ cần nói câu ngập ngừng này thì đảm bảo các bạn học sinh sẽ nhanh chóng im lặng vì sợ có thể người cô gọi ra khỏi lớp là mình.

4. Câu hiệu lệnh: Lưng - Thẳng; Tay - Khoanh; Mắt - Nhìn; Miệng - Im lặng

  • Lưng - Thẳng
  • Tay - Khoanh
  • Mắt - Nhìn
  • Miệng - Im lặng

Cũng là một câu hiệu lệnh khá thú vị để giúp cả lớp ổn định trật tự. Dưới hình thức đối đáp, câu hiệu lệnh Lưng - Thẳng; Tay - Khoanh; Mắt - Nhìn; Miệng - Im lặng, đảm bảo không chỉ khiến các em nhanh chóng ổn định trật tự mà còn rất thích thú.

  • Cô giáo hô: Lưng
  • Học sinh đáp: Thẳng
  • Cô giáo hô: Tay
  • Học sinh đáp: Khoanh
  • Cô giáo hô: Mắt
  • Học sinh đáp: Im lặng

5. Câu hiệu lệnh: Class class... - Yes yes

Cô giáo hô: Class class...

Học sinh đáp: Yes yes

Hoặc cũng có thể:

Cô giáo hô: hello hello

Học sinh đáp: Yes

6. Chơi trò chơi 123, 123

123;123;123....! Vỗ tay theo không đếm! Làm theo cô! Nhưng khi nào cô chỉ ngón tay vào lòng bàn tay là các em khoanh tay trật tự nhé! Một trò chơi thay vì các câu hiệu lệnh cũng khá hiệu quả, các thầy cô có thể áp dụng nhé!

7. Câu hiệu lệnh: Học sinh - im lặng

Cô giáo hô: Học sinh

Học sinh đáp: Im lặng

Trong một số các tiết học, học sinh mất trật tự không tập trung theo dõi bài giảng còn xảy ra rất nhiều, khiến không ít các giáo viên phải đau đầu. Và để đối phó trước tình trạng này, câu hiệu lệnh "học sinh - im lặng" đã được áp dụng. Tuy rằng đơn giản vậy thôi nhưng nhiều khi rất có tác dụng, sự ổn định nhanh chóng quay trở lại giúp các thầy cô yên tâm giảng bài.

Ngoài ra, còn một số câu hiệu lệnh tương tự như là: Học sinh - chăm ngoan, học sinh - trật tự, học sinh - ngồi ngay ngắn,... Hoặc đơn giản hơn, cô chỉ cần hô Học sinh thì học sinh sẽ ngoan và tự giác khoanh tay trên bàn.

8. Câu hiệu lệnh: 5-4-3-2-1

Cô giáo hô: 5-4-3-2-1 hoặc cũng có thể là 3-2-1

Cô giáo đếm 5-4-3-2-1 để thu hút sự chú ý của học sinh và ngữ điệu nhấn mạnh dần cho đến số 1 thì chắc chắn các bạn sẽ im lặng để nghe cô giảng bài thôi.

9. Câu hiệu lệnh: Cô mời cả lớp ngồi đẹp

Cô giáo bảo: Cô mời cả lớp ngồi đẹp. Bây giờ chúng ta thi đua xem tổ nào ngoan nhất nhé!

Sự nhẹ nhàng đôi khi cũng có ích trong trường hợp này. Không cần quát mắng, la to tiếng, cô giáo nhẹ nhàng bảo "cả lớp ngồi đẹp" thì cũng sẽ có tác dụng thôi. Kèm theo đó là một hình thức thi đua nữa như thi đua xem tổ nào ngon nhất, ngồi nghe cô giảng bài thì đảm bảo tiết học đó sẽ diễn ra suôn sẻ thôi.

10. Câu hiệu lệnh: Cô bảo cô bảo

Giáo viên hô: Cô bảo cô bảo

Học sinh đáp: bảo gì bảo gì

Giáo viên hô: cô bảo cả lớp im lặng

Đây cũng được xem là một trong những cách phổ biến được nhiều giáo viên áp dụng để ổn định trật tự cho lớp học. Ngắn gọn, dễ hiểu và hình thức giống như một trò chơi đối đáp cũng sẽ thu hút sự chú ý của các em. Dù ít dù nhiều thì cách này cũng tương đối có ích trong một vài trường hợp cả lớp ồn ào, không nghe cô giảng.

11. Câu hiệu lệnh: Các con ngoan nào

Ngày đầu tiên nhận lớp giáo viên quy định: Khi cô thấy lớp ồn giáo viên nói: CÁC CON NGOAN NÀO! Lúc đó tất cả vòng tay lên bàn. Bạn nào không vòng tay lên bàn thì bạn đó chưa ngoan. Giáo viên tập đi tập lại vài lần học sinh thuộc và cứ thế sử dụng khi cả chuyển tiết, khi giảng bài, khi yêu cầu, dặn dò lúc cần thiết.... vì khi cô nói câu đó tất cả học sinh mắt đều hướng lên nhìn cô, và nó trở thành thói quen cho đến hết năm học.

12. Câu hiệu lệnh: Trò ngoan - ngồi đẹp

Cũng giống như các câu hiệu lệnh vừa nhắc đến ở trên, cô hô: trò ngoan, học sinh đáp: ngồi đẹp. Nhẹ nhàng và đơn giản, không mấy phúc tạp, cách này có thể giúp cô ổn định trật tự và tiếp tục giảng bài.

13. 10 bí kíp giữ trật tự lớp học

Bên cạnh 12 Câu hiệu lệnh ổn định trật tự lớp học được giáo viên Tiểu học sử dụng nhiều thì hãy tham khảo 10 bí kíp giữ trật tự lớp học sau đây để biết cách giải quyết nhé:

1. Đặt nội quy ngay từ đầu

Nhiều giáo viên thường mắc lỗi bắt đầu một năm học mới với kế hoạch cho các quy tắc rất lỏng lẻo. HS nhanh chóng nắm bắt được các tình huống trong mỗi giờ học và nhận ra những gì chúng sẽ được cho phép, những lỗi nào được bỏ qua. Một khi GV “lờ” đi những sự quậy phá hoặc những nguyên tắc trong lớp học không đủ mạnh để chấn chỉnh, dập tắt các trò nghịch ngợm thì rất khó để bắt đầu hay tiếp tục điều khiển lớp tốt hơn. Vì vậy ngay từ đầu, GV phải đề ra nội quy rõ ràng và tuân thủ nó.

2. Công bằng là chìa khoá

HS hoàn toàn có thể phân biệt điều gì là công bằng và điều gì thì không. Vì thế, GV phải đối xử bình đẳng đối với tất cả HS nếu mong được HS tôn trọng.

3. Giải quyết những rắc rối với càng ít sự gián đoạn càng tốt

Nếu có một vài HS đang nói chuyện riêng và bạn đang đưa ra câu hỏi trong phần giới thiệu bài mới, gọi một trong các HS đó đứng dậy trả lời câu hỏi của bạn để thu hút HS quay trở lại bài học. Nếu bạn phải dừng mạch bài học để giải quyết rắc rối thì bạn đang “đánh cắp” thời gian quý báu học tại lớp của những HS hiếu học.

4. Tránh các vụ gây lộn trong lớp học

Bất cứ khi nào có đánh nhau, cãi vã giận dữ trong lớp học thì sẽ có một người thắng và một người thua. Dĩ nhiên với vai trò là một GV, bạn cần phải giữ trật tự và quy tắc trong lớp học. Tuy nhiên, nên giải quyết những vấn đề vi phạm kỉ luật mang tính cá nhân riêng tư (bên ngoài lớp học) tốt hơn là làm HS “mất mặt” trước bạn bè.

5. Ngừng sự phá rối với một chút hài hước

Đôi khi những tiếng cười lại giúp “kéo” mạch lớp học trở lại như cũ. Tuy nhiên, nhiều GV nhầm lẫn giữa những câu hỏi hài hước với lời châm chọc. Trong khi sự hóm hỉnh có thể nhanh chóng “hoá giải” tình huống sư phạm thì lời mỉa mai có thể làm tổn thường mối quan hệ của bạn với học trò tham gia vào. Hãy dùng việc đánh giá tối ưu nhất nhưng hãy nhận ra rằng có những điều học trò này nghĩ là trò vui, học trò kia lại nhận thấy bị xúc phạm.

6. Biến thành trò chơi

Thưởng điểm cho học sinh khi họ có hành vi tích cực và trừ điểm khi họ có vấn đề về hành vi. Bạn cũng có thể vẽ ra đường đua hoặc tạo bậc thang để tăng động lực. Mỗi khi lớp giữ trật tự, học sinh sẽ tiến lên trên bậc thang, và ngược lại, nếu có ai đó làm mất trật tự, cả lớp có thể bị lùi xuống.

Phương pháp này giúp học sinh thấy rõ vị trí của lớp trong 'cuộc đua', khiến họ hào hứng và thực hiện tốt hơn các yêu cầu của giáo viên. Nếu lớp đang tiến lên, học sinh sẽ hăng hái và nếu đang giảm đi, giáo viên có thể động viên để khôi phục tinh thần, giúp lớp tiếp tục leo lên bậc thang. Phương pháp này thu hút và tạo động lực cho học sinh trong quá trình học tập. Trẻ em thường rất thích thú với trò chơi, và nếu bạn tích hợp nó vào quá trình giảng dạy, học sinh sẽ chú ý và học tốt hơn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
8
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Mẹo dạy học hay

    Xem thêm