Bài thuyết trình Làm đồ dùng dạy học sáng tạo
Bài thuyết trình Làm đồ dùng dạy học sáng tạo do giáo viên VnDoc tổng hợp giúp các cô có thêm tài liệu tham khảo cho bài thuyết trình đồ dùng đồ chơi khối mầm non của bản thân hoàn thiện, đạt kết quả cao trong hội thi.
Bài thuyết trình đồ dùng học tập
1. Bài thuyết trình Làm đồ dùng dạy học sáng tạo - Mẫu 1
Kính thưa: Ban giám khảo cùng toàn thể hội thi.
Trong sinh hoạt hằng ngày, có rất nhiều vật liệu bị loại bỏ sau khi sử dụng. Từ những phế liệu, vật liệu thiên nhiên đã qua sử dụng này chúng ta có thể biến chúng thành những đồ dùng, đồ chơi đẹp, ấn tượng để phục vụ cho công tác giảng dạy và hoạt động vui chơi của trẻ. Đó chính là những sản phẩm mang tính sáng tạo mà không tốn kém nhiều. Đây cũng là giải pháp tích cực xử lí đồ phế liệu, vật liệu thiên nhiên đã qua sử dụng mang lại lợi ích cho con người và môi trường sống.
Vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo và trang thiết bị mầm non là phương tiện giáo dục hữu hiệu nhất để giúp trẻ thực hiện hoạt động đó đồng thời cũng chính là cách để giúp trẻ tiếp thu và lĩnh hội những kiến thức ban đầu một cách hiệu quả nhất. Nhận thức được điều đó, tôi đã kết hợp cùng phụ huynh và trẻ lớp mầm tận dụng những nguyên liệu sẵn có ở gia đình và địa phương không những góp phần bảo vệ môi trường sạch đẹp mà từ nguyên phế liệu này, chúng tôi sáng tạo nhiều đồ dùng đồ chơi cho trẻ.
Hưởng ứng phong trào thi đua “Cô, trẻ và phụ huynh kết hợp làm đồ dùng dạy học, đồ chơi tự tạo, sáng tạo” năm học 20..-.20.... Lớp mầm chúng đem đến hội thi “Bộ đồ dùng góc âm nhạc, Hoạt động ngoài trời lối vào cổng: Bánh xe chữ cái ”
Bài thuyết trình đồ dùng dạy học môn âm nhạc mầm non
đồ dùng đồ chơi tự tạo góc âm nhạc
* Bộ dụng cụ âm nhạc:
Âm nhạc là một hoạt động nghệ thuật có sức hấp dẫn đặc biệt với trẻ mầm non. Thông qua hoạt động âm nhạc trẻ được thỏa sức thể hiện mình. Được đóng vai thành những ca sỹ – nghệ sỹ tài ba chính vì lẽ đó chúng tôi đã thiết kế bộ đồ dùng đồ chơi tự tạo góc âm nhạc nhằm thu hút sự hứng thú của trẻ đồng thời cũng tạo cơ hội cho trẻ được khám phá, trải nghiệm để hòa mình trong âm nhạc qua những chiếc trống, phách tre, gáo dừa, xắc xô, hoa múa, mũ múa, chống lắc, mũ chóp, quạt.
Bộ dụng cụ âm nhạc gồm:
1. Trống con 2 bộ; trống rõ 1 cái, trang trí nhiều hình thức
– Nguyên liệu ( sưu tầm): hộp sữa, hộp bánh quy
– Nguyên liệu mua, cấp: Keo 502, bitis, decal, dây lụa
– Hiệu quả sử dụng: Bền đẹp, sử dụng cho tất cả các hoạt động, biểu diễn văn nghệ, lễ hội tại lớp, hoạt động góc các chủ đề
2. Bộ phách tre 10 bộ: sơn, trang trí
– Nguyên liệu (Sưu tầm, vận động phụ huynh): Ống tre
– Nguyên liệu mua: màu sơn, cọ
– Hiệu quả sử dụng: Bền đẹp, sử dụng cho hoạt động âm nhạc, biểu diễn văn nghệ, lễ hội tại lớp, hoạt động góc các chủ đề
3. Bộ gáo dừa 10 bộ: trang trí nhiều hình thức
– Nguyên liệu (Sưu tầm, vận động phụ huynh): Gáo dừa
– Nguyên liệu mua: màu sơn, cọ
– Hiệu quả sử dụng: Bền đẹp, sử dụng cho hoạt động âm nhạc, biểu diễn văn nghệ, lễ hội tại lớp, hoạt động góc các chủ đề
4. Xắc xô: 4 cái
– Nguyên liệu (Sưu tầm, vận động phụ huynh): lon bia, hạt châu
– Nguyên liệu mua: decal, bitis, keo 502
– Hiệu quả sử dụng: Bền, đẹp, sử dụng cho hoạt động âm nhạc, biểu diễn, hoạt động góc các chủ đề
7. quạt: 6 cái
– Nguyên liệu (Sưu tầm, vận động phụ huynh): Quạt giấy
– Nguyên liệu mua: decal, bitis, dây kim tuyến, keo 502
– Hiệu quả sử dụng: Bền, đẹp, sử dụng cho hoạt động âm nhạc, biểu diễn, lễ hội, hoạt động góc các chủ đề
8. Mũ chóp: 2 cái
– Nguyên liệu (Sưu tầm, vận động phụ huynh): giấy bitis
– Nguyên liệu mua: decal, bitis, keo 502
– Hiệu quả sử dụng: Bền, đẹp, sử dụng cho hoạt động trò chơi âm nhạc đoán tên bạn hát, tai ai tinh, nghe tiếng hát tìm đồ vật, ai đoán giỏi.…”
9. Hoa múa: 10 cái
– Nguyên liệu mua: bitis, keo 502
– Hiệu quả sử dụng: Bền, đẹp, sử dụng cho hoạt động âm nhạc, biểu diễn, lễ hội, hoạt động góc các chủ đề.
Bộ đồ chơi ngoài trời: Bánh xe chữ cái ”
bài thuyết trình đồ dùng dạy học môn âm nhạc
* Bộ đồ chơi ngoài trời: Bánh xe chữ cái ”
– Đây là những bánh xe được trang trí với nhiều màu sắc đẹp mắt, với những chữ cái quên thuộc cho trẻ tự tiềm tòi khám phá, kích thích trí tưởng tượng, tìm tòi học hỏi ở trẻ qua những bánh xe mang nhiều chữ cái khác nhau. Giúp trẻ khi bước vào cổng là thế giới bánh xe nhiều màu sắc mang nhiều chữ cái dễ thương. Do 2 cô lớp mầm và phụ huynh cùng phối hợp làm.
– Nguyên liệu (Sưu tầm, vận động phụ huynh): bánh xe
– Nguyên liệu mua: nước sơn, cọ, bao tay y tế, ốc dích
– Hiệu quả sử dụng: Bền, đẹp, dùng để tranh trí cho cổng trường thêm xinh đẹp, giúp kích thích, thu hút trẻ đến trường, đến lớp càng ngày càng nhiều hơn.
Trên đây là bài thuyết trình đồ dùng dạy học môn âm nhạc mầm non của tôi, rất mong sự đóng góp của ban giám khảo cũng như đồng nghiệp góp ý để tôi hoàn thiện hơn bộ đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho công việc dạy học vui chơi.
2. Bài thuyết trình Làm đồ dùng dạy học sáng tạo - Mẫu 2
- Nguyên liệu: Xốp màu, ống hút, bìa cát tông, chai, lọ nhựa, xốp, giấy màu, thép nhỏ, keo nến.......
- Cách làm: sử dụng xốp để cắt tỉa thành những bộ bàn ghế, cốc chén,giường, tủ lạnh. Bạn có thể dùng bìa cát tông, ống nhựa ghép lại thành ngôi nhà, ngoài ra chúng ta có thể sử dụng những vỏ chai để làm những bộ ấm chén trông thật bắt mắt.
- Tính năng sử dụng: với bộ đồ chơi chủ đề gia đình, chúng tôi có thể cho trẻ sử dụng trong hoạt động góc và lĩnh vực phát triển nhận thức, để trẻ được phám phá về những đồ dùng trong gia đình.
- Nguyên liệu: Giấy xốp màu, vỏ hộp váng sữa, keo nến.....
- Cách làm: sử dụng hộp váng sữa làm chóp mũ, dùng giấy xốp màu làm vành mũ sau đó dùng giấy xốp để cắt tỉa thành những bông hoa xinh xắn.
- Mục đích: sử dụng và trang trí
- Cách sử dụng: Những đồ dùng này giúp trẻ phân biệt được những trang phục nào là của bạn trai, trang phục nào là của bạn gái.
3. Bài thuyết trình Làm đồ dùng dạy học sáng tạo - Mẫu 3
– Kính thưa: Ban giám khảo cùng toàn thể hội thi.
Trong trường mầm non, vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ và đồ chơi là phương tiện giúp trẻ thực hiện hoạt động đó, đồng thời cũng chính là cách giúp trẻ tiếp thu bài học một cách sinh động, nhiệt tình hơn.
Đồ dùng, đồ chơi mầm non tự làm phải đảm bảo thực hiện theo mục tiêu giáo dục, mang tính thẩm mỹ, phải giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, kích thích cho trẻ tính độc lập, sáng tạo, đồng thời phải phù hợp với từng lứa tuổi và đảm bảo được sự an toàn cho trẻ. Hưởng ứng phong trào thi đua “Làm đồ dùng dạy học sáng tạo” năm học ...-... Trường mầm non ……………. chúng đem đến hội thi “Bộ đồ dùng kết hợp” (bàn tính học đếm, hàng rào xây dựng , xe lửa) giúp trẻ phát triển nhận thức, được sáng tạo từ những bàn tay khéo léo cùng với trí tưởng tượng phong phú của 2 cô giáo lớp 4 tuổi A. Sau đây, cho tôi xin phép được giới thiệu về bộ đồ dùng kết hợp
- Nguyên liệu
Chúng tôi đã tận dụng những nguyên phế liệu sẵn có trong gia đình và địa phương như: nắp chai nước giải khát, Gỗ, mút xốp mỏng, kéo, xốp khối , thép, nến dính, keo, vải dị băng gai, ống hút, ngòi bút bi hết mực…không những góp phần bảo vệ môi trường sạch đẹp mà từ những nguyên phế liệu này, chúng tôi đã sáng tạo được bộ đồ dùng, đồ chơi và tạo kết hợp
- Cách làm
Đế làm bằng miếng gỗ dài 20cm, rộng 5cm, cao 4cm, khoan 5 lỗ cách đều (1) nhau cắm vùa ống hút đầu trên 5 ống hút dính băng gai (2), dưới đế dính 4 ống hút 5cm đã cắt dọc. (3)
Mút xốp dày dài 20cm, rộng 5cm khoan 5 lỗ cách đều nhau cắm vùa ống hút (4)
Vải dạ cắt hình hoa lá có đánh số mặt sau (5), nắp chai nhựa khoét lỗ xỏ vừa ống hút (con tính) (6) + 4 nắt khoét lỗ vừa ngòi bút bi (bánh xe) - (7)
Xốp khối cát các hình vuông, tam giác chữ nhật – đều khoét lỗ vừa ống hút (8)
Khi trẻ chơi hàng:
- Mục đích: Trẻ được làm quen với môi trường xung quanh, giúp trẻ phát triển nhận thức, khả năng tư duy lôgic,
- Cách sử dụng: Trẻ lắp ống hút vào miếng gỗ, lắp miếng xốp dày sau đó dính hoa, lá mặt trước. (2) -> (1) -> (4) -> (5)
- Trẻ tạo, chơi được hàng rào xây dựng
Khi chơi bàn tính :
- Mục đích: Trẻ được làm quen với toán giúp trẻ làm quen với tập hợp số lượng, số thứ tự và đếm, đồng thời giúp trẻ học cách so sánh só lượng giữa các nhóm
- Cách sử dụng: Trẻ lắp ống hút (2) vào miếng gỗ (1), luồn nắp chai – con tính (6), dính số ở mặt sau mỗi bông hoa (5) tương ứng với từng hàng tính. (2) -> (1) -> (6) -> (5)
- Trẻ tạo, chơi được bàn tính học đếm
Khi chơi xe lửa:
- Mục đích: Trẻ được làm quen với môi trường xung quanh, giúp trẻ phát triển nhận thức, khả năng tư duy lôgic, tư duy hình học, phân tích để lắp ghép các hình với, tính trật tự và luật khi tham gia giao thông
- Cách sử dụng: Trẻ lắp ống hút (2) vào miếng gỗ (1), luồn xốp khối cát các hình vuông, tam giác chữ nhật (8), lắp bánh xe (7). (2) -> (1) -> (8) -> (7)
- Trẻ tạo, chơi được xe lửa
Bộ đồ chơi kết hợp lắp ghép chữ số, tính toán, sẽ giúp bé nhận biết hình dạng, chữ số, màu sắc, đồ vật, đếm… tăng cường khả năng nhận thức tốt hơn ngay cả khi vui chơi. Ngoài ra bộ đồ chơi này còn giúp cho các cô tiết kiệm thời gian làm đồ dùng rất nhiều so với khi làm riêng lẻ từng loại đồ chơi. Tóm lại Bộ đồ chơi kết hợp nhằm góp phần giáo dục và phát triển toàn diện cho trẻ về nhận thức. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của Ban giám khảo để bộ đồ dùng - đồ chơi của chúng tôi được hoàn thiện hơn.
4. Bài thuyết trình Làm đồ dùng dạy học sáng tạo - Mẫu 4
Kính thưa: Các vị giám khảo cùng các đồng chí!
Mục đích chung: Từ những phế liệu như: vỏ chai nước giải khát, vỏ hộp sữa, chai nước rửa tay, ống nhựa, quả bóng bàn, các miếng gỗ nhỏ… chúng tôi biến chúng thành những đồ dùng, đồ chơi đẹp để phục vụ cho công tác giảng dạy và hoạt động vui chơi của trẻ. Đó chính là những sản phẩm mang tính sáng tạo mà không cần phải tốn kém nhiều. Đây cũng là một giải pháp tích cực xử lí đồ phế liệu, mang lại lợi ích cho con người và môi trường sống.
Tính năng sử dụng: Tất cả 5 loại đồ dùng đồ chơi trên đều Có khả năng sử dụng rộng rải trong tất cả các trường mầm non, trong gia đình. Rất dể làm, dễ sử dụng, dễ tìm kiếm vật liệu có thể hướng dẫn cho trẻ cùng làm với cô trong các hoạt động, phổ biến để phụ huynh cùng làm cho trẻ chơi ở nhà và hỗ trợ cho lớp tăng thêm phần phong phú về đồ dùng đồ chơi
Tham gia phần thi này tôi đã tận dụng nguyên liệu, phế liệu để tạo thành 5 nhóm với nhiều loại đồ dùng đồ chơi:
1. Nhóm đồ dùng phát triển vận động: Gồm có những ngôi nhà làm từ hộp sữa đã qua sử dụng, đồ chơi bowlling
* Mục đích: Tận dụng nguồn phế liệu làm những loại đồ dùng không chỉ có độ bền cao, rẻ tiền, làm không tốn thời gian, hiệu quả sử dụng cao
* Nguyên vật liệu phế liệu sử dụng:
- Vận động phụ huynh mang vỏ sữa, những chai lavi
- Nguyên liệu mua: xốp, keo với số tiền : 10.000đ
* Hiệu quả sử dụng: Việc làm ngôi nhà từ hộp sữa được sử dụng vào các hoạt động Thể dục:
+ Đi, chạy qua đường Zizzac
+ Cho trẻ chơi TC củng cố như Về đúng nhà
+ HĐ cho trẻ làm quen với toán: Nhận biết To nhất- nhỏ hơn-Nhỏ nhất, phân biệt màu sắc. + Sử dụng kết hợp với đồ dùng khác để tạo mô hình minh họanội dung
+ Sử dụng để chơi ở hoạt động góc:
2. Nhóm cây, hoa, củ, quả: Với số lượng khá lớn bao gồm: cây xanh, cây ăn quả,chậu hoa, chậu xương rồng, củ dền, quả táo, chuối, cà rốt, cà chua
* Mục đích: Bổ sung thêm đồ dùng cho trẻ hoạt động, so với những đồ dùng được làm bằng xốp trước đây thì nhóm đồ dùng này có độ bền cao hơn, dễ bảo quản, sử dụng, rẻ tiền, hiệu quả sử dụng cao
* Nguyên vật liệu phế liệu sử dụng:
- Vải vụn, vỏ sữa, sữa chua, giấy bồi, chỉ..
* Hiệu quả sử dụng: Việc làm mô hình những đồ dùng này được sử dụng vào cáchoạt động:
+ Cho trẻ khám phá khoa học về một số cây, rau củ, quả
+ Sử dụng kết hợp với đồ dùng khác để tạo mô hình minh họanội dung + Sử dụng để chơi ở hoạt động góc:
* Đặc biệt với những mô hình cây xương rồng ngoài hiệu quả sử dụng trên chúng tôi có thể tích hợp dạy trẻ về những cây không nên sờ vào dễ gây nguy hiểm, cho trẻ biết đó là cây phù hợp với môi trường ít nước hoặc trên sa mạc
3. Một số con vật ngộ nghĩnh: Gồm mô hình có cá, công, lợn, rùa nhằm phong phú đồ dùng cho trẻ hoạt động
* Nguyên vật liệu phế liệu sử dụng:
- Nguyên phế liệu sưu tầm tìm kiếm: Vỏ chai nước , keo, xốp màu
- Nguyên liệu mua: keo nến, xốp. Với số tiền : 15.000đ
*Hiệu quả sử dụng: + Sử dụng vào các hoạt động KPKH chủ đề thế giới Động vật,. Với hoạt động LQVT cho trẻ đếm số lượng, thêm bớt, tách gộp, kích thước,, màu sắc.
+ Sử dụng để tạo mô hình để trẻ kể chuyện sáng tạo.
+ Dùng để làm mẫu cho các hoạt động tạo hình( vẽ, nặn…).
+ Sử dụng để chơi ở hoạt động góc
4. Nhóm đồ dùng âm nhạc: Gồm mũ múa, mic,…làm phong phú đồ dùng gócâm nhạc
*Nguyên vật liệu phế liệu sử dụng: Giấy bìa cứng, xốp màu
*Hiệu quả sử dụng: Sử dụng vào hoạt động âm nhạc
5. Những chiếc túi, đôi dép xinh xắn:
* Những nguyên vật liệu phế liệu sử dụng: xốp màu
* Hiệu quả sử dụng: Sử dụng vào các hoạt động KPKH chủ đề bản thân, mùa hè.
+ Với hoạt động LQVT cho trẻ đếm số lượng, thêm bớt, tách gộp, màu sắc.
+ Dùng để làm mẫu cho các hoạt động tạo hình( vẽ, cắt dán..)
+ Sử dụng để chơi ở hoạt động góc: Bán hàng, trang phục của bé.
Xin chân thành cảm ơn!