Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Chất nào sau đây là chất điện li yếu

Chất nào sau đây là chất điện li yếu được VnDoc biên soạn hướng dẫn các bạn hoàn thành câu hỏi bài tập về chất điện li, bên cạnh đó đưa ra các nội dung lý thuyết, bài tập về sự điện li để củng cố, nâng cao kĩ năng làm bài tập. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Chất nào sau đây là chất điện li yếu?

A. HCl

B. H2O.

C. NaCl

D. NaOH

Đáp án hướng dẫn giải 

Đáp án B

Chất điện li yếu là H2O.

Các chất HCl, NaCl, NaOH đều là các axit, bazo mạnh và muối tan do đó là chất điện li mạnh

Chất điện li

Chất điện ly mạnh là các chất khi tan trong nước phân li hoàn toàn ra ion

Các chất điện li mạnh

Các axit mạnh (HCl , HNO3, H2SO4,… ) bazơ mạnh (NaOH, KOH, Ba(OH)2, Ca(OH)2, LiOH…). Hàu hết các muối

Phương trình điện li 

Với dung dịch axit: HCl → H+ + Cl- 

Với dung dịch bazo: NaOH → Na+ + OH

Với dung dịch muối: Na2SO4 → 2Na+ + SO42-

Chất điện li yếu

Chất điện li yếu là chất khi tan trong nước, số phân tử hòa tan phân li một phần, phần còn lại vẫn tồn tại dưới dạng phân tử trong dung dịch.

Các axit yếu, bazơ yếu và một số muối là chất điện li yếu.

Những chất điện li yếu là

Các axit yếu như CH3COOH, HClO, H2S, HF, H2SO3, ...

Các bazơ yếu như: Bi(OH)2, Mg(OH)2, ...

VD: CH3COOH ↔ CH3COO- + H+

Sự phân li của chất điện li yếu là quá trình thuận nghịch, khi nào tốc độ phân li và tốc độ kết hợp các ion tạo lại phân tử bằng nhau, cân bằng cảu quá trình điện li được thiết lập.

Lưu ý: Các chất như AgCl, BaSO4, Fe(OH)3, ... thường được coi là không tan trong nước. Tuy nhiên thực tế vẫn có sự hòa tan một lượng rất nhỏ, phần bị hòa tan có thể phân li nên chúng vẫn được xếp vào các chất điện li. 

Bài tập vận dụng liên quan

Câu 1: Chất nào sau đây là chất điện li yếu?

A. CH3COOH

B. AgCl

C. HI

D. NH4Cl

Xem đáp án
Đáp án A

Phương trình điện li của các chất là:

HI → H+ + l-.

AgNO3 → Ag+ + NO3-.

CH3COOH ⇔ CH3COO + H+

NH4Cl → NH4+ + Cl-

Vậy chất điện li yếu là CH3COOH

Câu 2. Trong số các chất sau đây, chất nào là chất điện li yếu?

A. KCl.

B. BaCO3.

C. Ca(OH)2.

D. HF.

Xem đáp án
Đáp án D

Phương trình điện li của các chất là:

KCl → K+ + Cl-.

BaCO3  → Ba2+ + CO32-

Ca(OH)2→ Ca2+ + 2OH-.

HF ⇌ H+ + F-

Vậy chất điện li yếu là HF

Câu 3. Dãy gồm các chất đều là chất điện li yếu là

A. K2SO3, KOH, CaCl2, CH3COOH

B. H2S, H3PO4, CH3COOH, Cu(OH)2.

C. BaSO4, H2S, CaCO3, AgCl.

D. CuSO4, KCl, HCl, KOH.

Xem đáp án
Đáp án B

Dãy gồm các chất đều là chất điện li yếu là H2S, H3PO4, CH3COOH, Cu(OH)2.

Phương trình điện li minh họa

H2S ⇄ H+ + HS

HS ⇆ H+ +S2−

H3PO4 \rightleftharpoons\(\rightleftharpoons\) H+ + H2PO4

H2PO4\rightleftharpoons\(\rightleftharpoons\) H+ + HPO42−

HPO42- \rightleftharpoons\(\rightleftharpoons\)H+ + PO43-

CH3COOH ⇔ CH3COO + H+

Cu(OH)2⇔ OH + Cu2+

Câu 4. Chất nào sau đây là chất điện li yếu?

A. LiOH.

B. FeCl2.

C. HCOOH.

D. Na2CO3.

Xem đáp án
Đáp án C

Phương trình điện li các chất

LiOH → Li+ + OH-.

FeCl2 → Fe2+ + Cl-

COOH ⇆ H+ + HCOO−

Na2CO3 → 2Na+ + CO32- 

Câu 5. Dãy chất nào sau đây, trong nước đều là chất điện li mạnh?

A. H2SO4, Fe(NO3)2, BaCl2, H2S.

B. HCl, H3PO4, Fe(NO3)3, KOH.

C. HNO3, CH3COONa, BaCl2, Mg(OH)2.

D. H2SO4, MgCl2, Al2(SO4)3, Ba(OH)2.

Xem đáp án
Đáp án D

Dãy chất sau trong nước đều là chất điện li mạnh là

H2SO4, MgCl2, Al2(SO4)3, Ba(OH)2.

Phương trình điện li các chất

H2SO4 → 2H+ + SO42-

MgCl2 → Mg2+ + 2Cl−

Al2(SO4)3 → 2Al3+ + 3SO42-

Ba(OH)2 → Ba2+ + OH-

Câu 6. Hãy cho biết tập hợp các chất nào sau đây đều là chất điện li mạnh?

A. Cu(OH)2, KCl, C2H5OH, HCl.

B. C6H12O6, K2SO4, KNO3, H2SO4.

C. KOH, KCl, K2SO4, HNO3.

D. CH3COOH, KOH, CH3COOK, Ba(OH)2.

Xem đáp án
Đáp án C

Tập hợp các chất đều là chất điện li mạnh là: KOH, KCl, K2SO4, HNO3.

Phương trình điện li minh họa:

KOH → K+ + OH-

KCl → K+ + Cl-

K2SO4 → K+ + SO42-

HNO→ H+ + NO3-

Câu 7. Cho các chất dưới đây: HClO4, HClO, HF, HNO3, H2S, H2SO3, NaOH, NaCl, CuSO4, CH3COOH. Số chất thuộc loại chất điện li mạnh là

A. 5.

B. 6.

C. 7.

D. 4.

Xem đáp án
Đáp án A:

Số chất thuộc loại chất điện li mạnh là 5 gồm các chất đó là: HClO4, HNO3, NaOH, NaCl, CuSO

Câu 8. Dãy gồm các axit 2 nấc là:

A. HCl, H2SO4, H2S, CH3COOH.

B. H2CO3, H2SO3, H3PO4, HNO3.

C. H2SO4, H2SO3, HF, HNO3.

D. H2S, H2SO4, H2CO3, H2SO3.

Xem đáp án
Đáp án D

Dãy gồm các axit 2 nấc là: H2S, H2SO4, H2CO3, H2SO3.

Phương trình điện li các chất

H2S ⇄ H+ + HS−

HS− ⇆ H+ +S2

H2SO4 ⇔ 2H+ + SO42-

H2CO3 ⇄ H+ + HCO3

HCO3− ⇄ H+ + CO32-

H2SO3 ⇄ H+ + HSO3

HSO3− ⇄ H+ + SO32-

Câu 9. Dãy nào dưới dây chỉ gồm chất điện li mạnh?

A. HF, Na2S, Cu(OH)2, K2CO3.

C. HNO3, HCl, KOH, Na2SiO3.

B. H2SO4, NaOH, NaCl, H2S.

D. Ba(OH)2, NaOH, CH3COOH, KCl.

Xem đáp án
Đáp án C

Dãy nào dưới dây chỉ gồm chất điện li mạnh là: HNO3, HCl, KOH, Na2SiO3.

Câu 10: Trong số các chất sau: HNO3, CH3COOH, KMnO4, C3H6, CH3COOH, HCOOCH3, C6H12O6, C2H5OH, CO2, N2, NaClO, CH4, NaOH, H2S. Số chất thuộc loại chất điện li là

A. 8.

B. 7.

C. 9.

D. 10.

Xem đáp án
Đáp án B

Số chất thuộc loại chất điện li là: HNO3, CH3COOH, KMnO4, CH3COOH, NaClO, NaOH, H2S.

Câu 11: Dãy chất nào sau đây, trong nước đều là chất điện li yếu?

A. HF, H2SO3, H2SO4.

B. H2CO3, H3PO4, CH3COOH, Ca(OH)2.

C. HF, CH3COOH, HClO.

D. H2SO3, H2CO3, HClO, Al2(SO4)3.

Xem đáp án
Đáp án C

Dãy các chất trong nước đều là chất điện li yếu: HF, CH3COOH, HClO.

Câu 12: Trong dung dịch axit nitric (bỏ qua sự phân li của H2O) có những phần tử nào?

A. H+, NO3-.

B. H+, NO3-, H2O.

C. H+, NO3-, HNO3.

D. H+, NO3-, HNO3, H2O.

Xem đáp án
Đáp án B

Axit nitric HNO3 là axit mạnh phân li hoàn toàn trong dung dịch

HNO3 → H+ + NO3-

Nên trong dung dịch axit nitric (bỏ qua sự phân li của H2O) gồm những phần tử: H+, NO3-, H2O.

Câu 13. Dãy chất nào sau đây, trong nước đều là chất điện li yếu?

A. H2S, H2SO3, H2SO4.

B. H2CO3, H3PO4, CH3COOH, Ba(OH)2.

C. H2S, CH3COOH, HClO.

D. H2CO3, H2SO3, HClO, Al2(SO4)3.

Xem đáp án
Đáp án C

Dãy trong nước đều là chất điện li yếu là: H2S, CH3COOH, HClO.

Câu 14. Cho các chất dưới đây: HClO4, HClO, HF, HNO3, H2S, H2SO3, NaOH, NaCl, CuSO4, CH3COOH. Số chất thuộc loại chất điện li mạnh là

A. 5.

B. 6.

C. 7.

D. 4.

Xem đáp án
Đáp án A

Câu 15. Theo thuyết A-rê-ni-ut, kết luận nào sao đây là đúng?

A. Một hợp chất trong thành phần phân tử có hiđro là axit.

B. Một hợp chất trong thành phần phân tử có nhóm OH là bazơ.

C. Một hợp chất có khả năng phân li ra cation H+ trong nước là axit.

D. Một bazơ không nhất thiết phải có nhóm OH trong thành phần phân tử.

Xem đáp án
Đáp án C

Theo thuyết A-rê-ni-ut: Một hợp chất có khả năng phân li ra cation H+ trong nước là axit.

Câu 16. Đặc điểm phân li Al(OH)3 trong nước là

A. theo kiểu bazơ.

B. vừa theo kiểu axit vừa theo kiểu bazơ.

C. theo kiểu axit.

D. vì là bazơ yếu nên không phân li.

Xem đáp án
Đáp án B

Đặc điểm phân li Al(OH)3 trong nước là vừa theo kiểu axit vừa theo kiểu bazơ.

Phương trình điện li:

Al(OH)3  ⇆  Al3+ + 3OH-

Al(OH)3 ⇆ H+ + AlO2- + H2O

Câu 17. Cho các chất: H2O, HCl, NaOH, NaCl, CuSO4, CH3COOH. Các chất điện li yếu là:

A. H2O, CH3COOH, CuSO4.

B. CH3COOH, CuSO4.

C. H2O, CH3COOH.

D. H2O, NaCl, CH3COOH, CuSO4.

Xem đáp án
Đáp án C

Các chất điện li yếu là:H2O, CH3COOH.

Loại A vì CuSO4 là chất điện li mạnh

Loại B vì CuSO4 là chất điện li mạnh

C. H2O, CH3COOH.

Loại D vì NaCl,  CuSO4 là chất điện li mạnh

Câu 18. Dãy sắp xếp các dung dịch loãng có nồng độ mol/l như nhau theo thứ tự pH tăng dần là

A. KHSO4, HF, H2SO4, Na2CO3.

B. HF, H2SO4, Na2CO3, KHSO4.

C. H2SO4, KHSO4, HF, Na2CO3.

D. HF, KHSO4, H2SO4, Na2CO3.

Xem đáp án
Đáp án C

pH tăng dần tức tính axit giảm dần và tính bazơ tăng dần

+) Tính axit giảm dần khi nồng độ ion H+ trong dung dịch giảm dần => dung dịch HF có tính axit yếu nhất và dd H2SO4 có tính axit mạnh nhất

+) Dung dịch có pH cao nhất là dung dịch có tính bazơ => Na2CO3

Vậy dãy sắp xếp các dung dịch loãng có nồng độ mol/l như nhau theo thứ tự pH tăng dần là H2SO4, KHSO4, HF, Na2CO3.

Câu 19. Câu nào sau đây đúng khi nói về sự điện li?

A. Sự điện li là sự hòa tan một chất vào nước thành dung dịch

B. Sự điện li là sự phân li một chất dưới tác dụng của dòng điện

C. Sự điện li là sự phân li một chất thành ion dương và ion âm khi chất đó tan trong nước hay ở trạng thái nóng chảy

D. Sự điện li thực chất là quá trình oxi hóa - khử

Xem đáp án
Đáp án C

Câu đúng là: Sự điện li là sự phân li một chất thành ion dương và ion âm khi chất đó tan trong nước hay ở trạng thái nóng chảy.

Câu 20. Nước đóng vai trò gì trong quá trình điện li các chất tan trong nước?

A. Môi trường điện li.

B. Dung môi không phân cực.

C. Dung môi phân cực.

D. Tạo liên kết hiđro với các chất tan.

Xem đáp án
Đáp án C

Trong phân tử H2O, liên kết O−H là liên kết cộng hóa trị có cực, cặp e chung lệch về phía oxi

=> oxi tích điện âm, ở H tích điện dương.

Khi quá trình điện li xảy ra tương tác giữa các phân tử nước có cực và các ion chuyển động không ngừng làm cho các chất điện li dễ dàng tan trong nước

=> nước đóng vai trò dung môi phân cực.

Câu 21. Hòa tan các chất sau vào nước để được các dung dịch riêng rẽ: NaCl, CaO, SO3, C6H12O6, CH3COOH, C2H5OH, Al2(SO4)3. Trong các dung dịch tạo ra có bao nhiêu dung dịch có khả năng dẫn điện?

A. 5

B. 6

C. 7

D. 8

Xem đáp án
Đáp án A

Các dung dịch có khả năng dẫn điện là các dung dịch tan trong nước phân li ra các ion

Đó là : NaCl; CaO; SO3; CH3COOH; Al2(SO4)3

CaO và SO3 tan vào nước xảy ra phản ứng:

CaO + H2O → Ca(OH)2; dung dịch Ca(OH)2 thu được là bazo mạnh nên dẫn được điện

SO3 + H2O → H2SO4; dung dịch H2SO4 thu được là axit mạnh nên dẫn được điện

Câu 22. Cho các nhận định sau:

(a) Nước đóng vai trò dung môi phân cực trong quá trình điện li các chất tan trong nước

(b) Chỉ có hợp chất ion mới có thể điện li được trong nước.

(c) Chất điện li phân li thành ion khi tan vào nước hoặc tại trạng thái nóng chảy.

(d) Nước là dung môi phân cực, có vai trò quan trọng trong quá trình điện li.

Số nhận định đúng là:

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Xem đáp án
Đáp án C

(a) Nước đóng vai trò dung môi phân cực trong quá trình điện li các chất tan trong nước

(c) Chất điện li phân li thành ion khi tan vào nước hoặc tại trạng thái nóng chảy.

(d) Nước là dung môi phân cực, có vai trò quan trọng trong quá trình điện li.

Câu 23. Tính thể tích dung dịch Ba(OH)2 0,5M có chứa số mol ion OH bằng số mol ion H+ có trong 100 ml dung dịch H2SO4 1M?

A. 0,2 lít

B. 0,1 lít

C. 0,4 lít

D. 0,8 lít

Xem đáp án
Đáp án A

nH2SO4 = 0,1 (mol)

H2SO4 → 2H+ + SO42-

nOH−= nH+= 2nH2SO4 = 2.0,1 = 0,2 (mol)

Ba(OH)2 → Ba2+ + 2OH

nBa(OH)2 = 1/2nOH−= 1/2.0,2 = 0,1 (mol)

=> VBa(OH)2 = n:CM = 0,1:0,5 = 0,2 (l)

Câu 24. Trộn 4g NaOH; 11,7 g NaCl; 10,4 gam BaCl2 H2O thành 200ml dung dịch B. Nồng độ mol/lít các ion có trong dung dịch B là:

A. [Na+] = 0,5 M; Ba2+ = 0,25 M; [OH-] = 1 M; [Cl-] = 1,5 M

B. [Na+] = 1,5 M; Ba2+ = 0,25 M; [OH-] = 0,5 M; [Cl-] = 1,5 M

C. [Na+] = 1 M; Ba2+ = 0,25 M; [OH-] = 0,5 M; [Cl-] = 0,5 M

D. [Na + ] = 1,5 M; Ba 2+ = 0,25 M; [OH - ] = 0,5 M; [Cl - ] = 0,5 M.

Xem đáp án
Đáp án B

nNaOH = 4/40 = 0,1 mol; nNaCl = 11,7/58,5 = 0,2 mol; nBaCl2 = 10,4/208 = 0,05 mol

nNa+ = 0,3 mol ⇒ [Na+] = 1,5 M; nBa2+ = 0,05 mol ⇒ [Ba2+] = 0,25 M;

nOH- = 0,1 mol ⇒ [OH-] = 0,5 M; nCl- = 0,3 mol ⇒ [Cl-] = 1,5 M.

-------------------------------------

Trên đây VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Chất nào sau đây là chất điện li yếu. Bài viết đã giúp bạn đọc có thể thấy được các chất có điện li yếu. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm tài liệu bổ ích nhé. Mời các bạn cùng tham khảo thêm mục Trắc nghiệm Hóa học 11...

>> Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu liên quan 

Chia sẻ, đánh giá bài viết
3
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Hóa 11 - Giải Hoá 11

    Xem thêm