Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Phiếu khảo sát dành cho giáo viên Tiểu học

Phiếu sát giao viên Tiểu học

Phiếu khảo sát dành cho giáo viên Tiểu học nhằm đánh giá chất lượng giáo dục theo khung theo chương trình GDPT 2018 năm học mới. Mời các thầy tham khảo chi tiết.

PHIẾU KHẢO SÁT GIÁO VIÊN TIỂU HỌC

Kính gửi các thầy cô!

Nhằm góp phần nâng cao hiệu quả dạy học nội dung Giáo dục địa phương cấp tiểu học. Sở GDĐT tiến hành khảo sát nội dung được biên soạn trong tài liệu giáo dục địa phương theo khung theo chương trình GDPT 2018. Rất mong nhận được sự hỗ trợ của các thầy cô.

Trân trọng!

Xin thầy cô vui lòng đánh dấu “X” vào những ý đã chọn.

Phần 1: Thông tin cá nhân

- Họ và tên: .....................................................................................................

- Đơn vị công tác: ............................................................................................

- Đang dạy lớp:

Lớp 1 Lớp 2 □ Lớp 3 □ Lớp 4 □ Lớp 5 □

- Trình độ chuyên môn:

Trung cấp □ Cao đẳng □ Đại học □ Sau đại học □ Khác □

- Chuyên ngành được đào tạo: ..................................................................

- Thâm niên công tác:

Dưới 3 năm □ 3 – 5 năm □ 5 – 10 năm □ Trên 10 năm □

- Giới tính: Nam □ Nữ □

Phần 2: Nội dung khảo sát

1. Nội dung dạy học Giáo dục giáo dục địa phương cấp tiểu học được xây dựng trên những lĩnh vực nào sau đây:

1. Văn hóa, lịch sử truyền thống của địa phương □

2. Địa lí, kinh tế, hướng nghiệp của địa phương □

3. Chính trị - xã hội, môi trường của địa phương □

4. Cả 3 lĩnh vực trên □

2. Nội dung Giáo dục địa phương cấp tiểu học được dạy tích hợp trong Chương trình GDPT 2018 như thế nào?

1. Tích hợp trong Hoạt động trải nghiệm □

2. Tích hợp hoặc sử dụng trong dạy học các môn học góp phần hình thành và phát triển phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi của học sinh Tiểu học □

3. Tất cả nội dung trên □

3. Nội dung Giáo dục địa phương cấp tiểu học được cụ thể hóa như thế nào?

1. Cụ thể hóa thành 8 mạch nội dung □

2. Cụ thể hóa thành 8 mạch nội dung và 1 HĐTN ngoài nhà trường □

3. Tất cả nội dung trên □

4. Những nội dung nào được tích hợp trong hoạt động trải nghiệm?

1. Hoạt động hướng đến tự nhiên □

2. Hoạt động hướng đến bản thân □

3. Hoạt động xây dựng nhà trường □

4. Hoạt động hướng đến xã hội □

5. Hoạt động xây dựng cộng đồng □

6. Tất cả các hoạt động trên □

5. Nội dung giáo dục địa phương được dạy lồng ghép, tích hợp trong những môn học nào dưới đây:

1. Tiếng Việt □

2. Đạo đức □

3. Toán □

4. Tự nhiên – xã hội □

5. Lịch sử và địa lý □

6. Ý kiến khác: ..............................................................................................

6. Theo thầy cô, tài liệu địa phương biên soạn như thế nào để thuận tiện khi sử dụng?

1. Cho toàn cấp tiểu học □

2. Cho từng lớp 1, 2, 3, 4, 5 □

3. Ý kiến khác: ...............................................................................................

7. Chủ đề Quê hương em bao gồm những nội dung:

1. Bản làng, khu phố em ở □

2. Xã, phường, thị trấn em ở □

3. Huyện, thị xã, thàn phố em ở □

4. Tỉnh Hà Giang của em □

5. Tự hào Hà Giang quê hương em □

6. Tất cả các hoạt động trên □

8. Chủ đề Danh lam thắng cảnh bao gồm những nội dung:

1. Danh lam thắng cảnh tiêu biểu của Hà Giang □

2. Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì □

3. Công viên địa chất (Mã pí lèng) □

4. Công viên địa chất (hang Lùng Khúy, núi đôi (Quản Bạ) □

5. Công viên địa chất (hang Rồng- xã Sảng Tủng, huyện Đồng Văn) □

6. Tất cả các hoạt động trên □

9. Chủ đề Di tích lịch sử bao gồm những nội dung:

1. Di tích lịch sử tiêu biểu của Hà Giang □

2. Phố cổ Đồng Văn □

3. Dinh thự nhà Vương (Đồng Văn) □

4. Cột cờ Lũng Cú □

5. Tiểu khu Trọng Con □

6. Tất cả các hoạt động trên □

10. Chủ đề Phong tục tập quán bao gồm những nội dung:

1. Các dân tộc sinh sống ở Hà Giang □

2. Phong tục tập quán của người Mông □

3. Phong tục tập quán của người Pà Thẻn □

4. Phong tục tập quán của người Tày □

5. Phong tục tập quán của người Dao □

6. Tất cả các hoạt động trên □

11. Chủ đề Các loại hình nghệ thuật truyền thống bao gồm những nội dung:

1. Các loại hình nghệ thuật truyền thống tiêu biểu □

2. Nghệ thuật múa Khèn của người Mông □

3. Dân ca người Dao □

4. Nghệ thuật truyền thống của người Cờ Lao □

5. Nghệ thuật hát then, hát Sli, hát lượn của người Tày □

6. Tất cả các hoạt động trên □

12. Chủ đề Nghề/Làng nghề truyền thống bao gồm những nội dung:

1. Nghề đan lát (Vị Xuyên) □

2. Nghề chạm bạc/làm giấy bản của dân tộc Dao □

3. Làng nghề dệt lanh Lùng Tám □

4. Nghề rèn của dân tộc Tày □

5. Nghề làm khèn H’Mông □

6. Tất cả các hoạt động trên □

13. Chủ đề Lễ hội truyền thống bao gồm những nội dung:

1. Lễ hội tiêu biểu của Hà Giang □

2. Lễ hội Lồng Tồng (Tày, Nùng) □

3. Lễ hội Nhảy lửa (Pà Thẻn) □

4. Lễ hội cấp sắc (Dao) □

5. Lễ hội Gầu Tào (Mông) □

6. Tất cả các hoạt động trên □

14. Tìm hiểu thực tế (trải nghiệm ngoài nhà trường)

1. Tham quan cảnh đẹp quê hương em □

2. Tìm hiểu làng nghề truyền thống quê hương em □

3. Trải nghiệm một lễ hội của quê hương em □

4. Tìm hiểu một loại hình nghệ thuật truyền thống quê hương em □

5. Tìm hiểu di tích lịch sử quê hương em □

6. Tất cả các hoạt động trên □

15. Theo thầy cô lĩnh vực Văn hóa, lịch sử truyền thống của địa phương gồm những nội dung nào sau đây:

1. Lịch sử hình thành và phát triển, truyền thống quê hương □

2. Lễ hội, nghệ thuật truyền thống, di tích lịch sử danh nhân văn hóa □

3. Phong tục, tập quán địa phương □

4. Tất cả các nội dung trên □

16. Theo thầy cô lĩnh vực Địa lí, kinh tế, hướng nghiệp của địa phương gồm những nội dung nào sau đây:

1. Địa lí, dân cư □

2. Cảnh quan thiên nhiên, môi trường tự nhiên □

3. Ngành nghề, làng nghề truyền thống của địa phương □

4. Tất cả các nội dung trên □

17. Theo thầy cô lĩnh vực Chính trị - xã hội, môi trường của địa phương gồm những nội dung nào sau đây:

1. Một số nội dung về kinh tế, xã hội, chính sách an sinh xã hội □

2. Giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống, kĩ năng sống □

3. Xây dựng nếp sống văn minh, tôn trọng kỉ cương, pháp luật □

4. Bảo vệ môi trường tự nhiên tại địa phương □

5. Tất cả các nội dung trên □

18. Theo thầy cô dạy học tích hợp hoạt động trải nghiệm hướng đến tự nhiên cho học sinh gồm những nội dung nào:

1. Giới thiệu được với bạn bè, người thân về vẻ đẹp của cảnh quan thiên nhiên nơi mình sinh sống □

2. Biết bảo vệ vẻ đẹp của cảnh quan thiên nhiên nơi mình sinh sống □

3. Cả hai nội dung trên □

19. Theo thầy cô dạy học tích hợp hoạt động trải nghiệm hướng đến bản thân cho học sinh gồm những nội dung nào:

1. Thể hiện được một số biểu hiện cảm xúc □

2. Hành vi yêu thương phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp thông thường □

3. Cả hai nội dung trên □

20. Theo thầy cô dạy học tích hợp hoạt động trải nghiệm hướng đến xây dựng nhà trường (xã hội) cho học sinh gồm những nội dung nào:

1. Tham gia các hoạt động giáo dục của Sao Nhi đồng □

2. Các hoạt động chung của nhà trường □

3. Cả hai nội dung trên □

21. Theo thầy cô dạy học tích hợp hoạt động trải nghiệm hướng đến xã hội (xây dựng cộng đồng) cho học sinh gồm những nội dung nào:

1. Thăm hỏi gia đình bà mẹ VN anh hùng; thương binh, liệt sĩ; chăm sóc, quét dọn nghĩa trang liệt sĩ; đài, bia tưởng niệm ... □

2. Tham gia các hoạt động do xã, phường, thị trấn phát động □

3. Tham gia quét dọn khu vực ngoài trường học □

4. Tất cả các nội dung trên □

22. Theo thầy cô dạy học tích hợp hoạt động trải nghiệm hướng đến tự nhiên (bào vệ môi trường) cho học sinh gồm những nội dung nào:

1. Nhận biết được thế nào là môi trường sạch, đẹp và chưa sạch, đẹp □

2. Thực hiện được một số việc làm cụ thể phù hợp với lứa tuổi để bảo vệ môi trường xung quanh luôn sạch, đẹp □

3. Cả hai nội dung trên □

23. Theo thầy cô nội dung giáo dục địa phương được dạy ở cấp tiểu học như thế nào?

1. Dạy thường xuyên □

2. Dạy 3 tiết/tuần □

3. Dạy 1 tiết/tuần □

24. Theo thầy cô yêu cầu nào cần đạt khi học xong Chủ đề quê hương:

1. Trình bày được những nét khái quát về vị trí, điều kiện tự nhiên, lịch sử, văn hóa, kinh tế - xã hội, môi trường địa phương em □

2. Giới thiệu được những nét cơ bản về thiên nhiên, con người tỉnh Hà Giang □

3. Thể hiện tình yêu quê hương, đất nước bằng những việc làm cụ thể phù hợp với lứa tuổi □

4. Tất cả các nội dung trên □

25. Theo thầy cô yêu cầu nào sau đây cần đạt khi học xong Chủ đề Danh lam thắng cảnh:

1. Kể tên một số danh lam thắng cảnh tiêu biểu của địa phương □

2. Biết được vị trí một số danh lam thắng cảnh của địa phương □

3. Trình bày khái quát được đặc điểm, vai trò của một số danh lam thắng cảnh của địa phương □

4. Giới thiệu được một số danh lam thắng cảnh nơi em ở (nếu có) □

5. Thể hiện được những việc làm phù hợp để bảo vệ, giữ gìn danh lam thắng cảnh nói chung và danh lam thắng của địa phương nói riêng □

6. Tất cả các nội dung trên □

26. Theo thầy cô yêu cầu nào sau đây cần đạt khi học xong Chủ đề Phong tục tập quán:

1. Kể tên các phong tục tập quán của địa phương □

2. Mô tả được những nội dung cơ bản/nghi lễ chính của các phong tục, tập quán chung và riêng của đồng bào dân tộc thiểu số ở địa phương □

3. Bày tỏ ý kiến cá nhân (tiến bộ, hạn chế) của các phong tục, tập quán □

4. Tôn trọng sự khác biệt về phong tục tập quán của các dân tộc khác nhau; giữ gìn, phát huy những phong tục tập quán tốt đẹp □

5. Tất cả các nội dung trên □

27. Theo thầy cô yêu cầu nào sau đây cần đạt khi học xong Chủ đề Các loại hình nghệ thuật truyền thống:

1. Nêu được tên, nguồn gốc lịch sử, giá trị của một số loại hình nghệ thuật truyền thống của địa phương □

2. Trình diễn ở mức độ đơn giản các loại hình nghệ thuật truyền thống đó □

3. Trân trọng, giữ gìn nét đẹp nghệ thuật truyền thống của địa phương □

4. Tất cả các nội dung trên □

28. Theo thầy cô yêu cầu nào sau đây cần đạt khi học xong Chủ đề Tìm hiểu thực tế (trải nghiệm ngoài nhà trường):

1. Giới thiệu được với bạn bè, người thân về vẻ đẹp của cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, làng nghề, nghệ thuật truyền thống của quê hương □

2. Biết bảo vệ vẻ đẹp của cảnh quan thiên nhiên nơi mình sinh sống □

3. Thực hiện được một số việc làm cụ thể phù hợp với lứa tuổi để bảo vệ các di tích lịch sử, làng nghề truyền thống, nghệ thuật truyền thống quê hương□

4. Tuyên truyền tới bạn bè, người thân về cảnh đẹp quê hương, các di tích lịch sử, làng nghề, nghệ thuật truyền thống quê hương □

5. Tất cả các nội dung trên □

29. Theo thầy cô yêu cầu nào sau đây cần đạt khi học xong Chủ đề Nghề/Làng nghề truyền thống:

1. Nêu được tên, vị trí, lịch sử một số nghề/ làng nghề truyền thống của địa phương

2. Trình bày được ở mức độ đơn giản ý nghĩa của nghề/ làng nghề (về kinh tế, văn hóa, xã hội) □

3. Giới thiệu được các nghề và làng nghề truyền thống của địa phương nơi em ở (nếu có) □

4. Bảo vệ và phát triển các nghề/ làng nghề truyền thống cũng như môi trường làng nghề qua những việc làm phù hợp với lứa tuổi □

5. Tất cả các nội dung trên □

30. Theo thầy cô yêu cầu nào sau đây cần đạt khi học xong Chủ đề Lễ hội truyền thống:

1. Kể tên một số lễ hội truyền thống tiêu biểu của địa phương □

2. Trình bày được thời gian, địa điểm, mục đích tổ chức lễ hội □

3. Mô tả được những hoạt động cơ bản trong lễ hội truyền thống địa phương.

4. Giới thiệu được một số lễ hội truyền thống nơi em ở (nếu có) □

5. Trân trọng và góp phần giữ gìn, phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của địa phương, đất nước bằng những việc làm cụ thể □

6. Tất cả các nội dung trên □

--------------------------------------

VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Phiếu khảo sát dành cho giáo viên Tiểu học. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm tài liệu hữu ích nhé. Sau khi tập huấn chương trình GDPT 2018 trực tuyến, các thầy cô phải làm Bài thu hoạch tập huấn chương trình giáo dục phổ thông mới. Sau đây là nội dung chi tiết:

Chia sẻ, đánh giá bài viết
12
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Văn bản giáo dục

    Xem thêm