H2O là oxit gì?
Chúng tôi xin giới thiệu bài H2O là oxit gì? được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Hóa học lớp 9. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
H2O là oxit gì?
Câu hỏi: H2O là oxit gì?
Trả lời:
H2O là một oxit lưỡng tính
+) Theo định nghĩa: Oxit là hợp chất của oxi với nguyên tố khác. Vậy nên H2O thỏa mãn điều kiện trên.
+) H2O còn có tên gọi là: đihiđro oxit
1. H2O là gì?
- Phân tử nước là hợp chất được tạo bởi 2 nguyên tố là H và O. Chúng đã hóa hợp với nhau theo tỉ lệ 2 phần khí hidro và 1 phần khí oxi. Công thức hóa học của nước là H2O.
- Sự phân hủy và tổng hợp nước:
2H2O (điện phân) → 2H2 + O2
2H2 + O2 (t°) → 2H2O
2. Tính chất vật lý và hoá học của nước
Tính chất vật lý
- Ở trạng thái lỏng, nước nguyên chất không có hình dạng nhất định, không màu, không mùi, không vị.
- Sôi ở 100oC, (ở áp suất khí quyển là 760 mmHg (1 atm)).
- Hoá rắn ở 0oC, gọi là nước đá, khác với nước đá khô là CO2 hóa rắn.
- Khối lượng riêng của nước (ở 4°C) là 1 g/ml (hoặc 1 kg/lít).
- Nước là một dung môi phân cực có thể hòa tan rất nhiều chất tan phân cực khác ở cả rắn lỏng khí như: đường, muối ăn, axit, khí hidroclorua, khí amoniac…
- Tính dẫn điện: Thực chất thì nước tinh khiết (nước cất) không dẫn điện. Nước thông thường thường chứa nhiều loại muối tan. Tính dẫn điện của nước thông thường phụ thuộc vào tổng lượng muối trong nước, tính chất các muối và nhiệt độ của nước. Nước khoáng hoá cao thường có tính dẫn điện mạnh.
- Tính dẫn nhiệt: nước có khả năng dẫn nhiệt tốt.
Tính chất hóa học
- Nước tác dụng với kim loại
- Các kim loại tính kiềm mạnh như Li, Na, K, Ba, Ca... tác dụng với nước dễ dàng ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch bazơ và khí H2: H2O + Kim loại → Bazơ + H2↑
2M + 2nH2O → 2M(OH)n + nH2↑
Ví dụ:
2Na + 2H2O → 2NaOH + H2
2K + 2H2O → 2KOH + H2
Ca + 2H2O → Ca(OH)2 + H2
Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2
- Kim loại Mg tan rất chậm trong nước nóng
- Một số kim loại trung bình như Mg, Al, Zn, Fe…phản ứng được với hơi nước ở nhiệt độ cao tạo oxit kim loại và hiđro
Ví dụ:
Mg + H2Ohơi →MgO + H2
3Fe + 4H2Ohơi → Fe3O4+ 4H2
Fe + H2Ohơi → FeO + H2
- Nước tác dụng với oxit bazơ
Nước tác dụng với oxit bazơ tạo thành dung dịch bazơ tương ứng.
H2O + Oxit bazơ→ Bazơ
Na2O + H2O → 2NaOH
Li2O +H2O→ 2LiOH
K2O +H2O→ 2KOH
CaO + H2O → Ca(OH)2
- Nước tác dụng với oxit axit
Nước tác dụng với oxit axit tạo thành axit tương ứng.
CO2 + H2O → H2CO3
SO2 + H2O → H2SO3
P2O5 + 3H2O → 2H3PO4
SO3 + H2O → H2SO4
N2O5 + H2O → 2HNO3
Ngoài ra, H2O còn tham gia rất nhiều phản ứng với các chất khác
Phản ứng với phi kim mạnh: Flo, Clo
Khi gặp H2O khi đun nóng thì flo bốc cháy
2F2 + 2H2O → 4HF + O2
2H2O + 2Cl2 →to 4HCl + O2
Một số phản ứng với muối natri aluminat.
3H2O + 2AlCl3 + 3Na2SO3→ 6NaCl + 2Al(OH)3 + 3SO2
H2O + NaAlO2 →NaAl(OH)4
2H2O + NaAlO2 + CO2 → Al(OH)3 + NaHCO3
4H2O + 2NaAlH4 →Na2O + Al2O3+ 8H2
3. Vai trò của nước
- Nước có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Có thể kể đến một số vai trò quan trọng của nước như:
- Hòa tan nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể sống
- Tham gia vào nhiều quá trình hóa học quan trọng trong cơ thể người, động thực vật.
- Nước phục vụ cho đời sống hàng ngày, cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải…
- Bảo vệ nguồn nước, sử dụng nước tiết kiệm là nghĩa vụ của mỗi chúng ta. Không vứt rác bừa bãi xuống ao, hồ, kênh rạch… xử lý nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp trước khi thải ra môi trường.
4. Bài tập ứng dụng
Câu 1. Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau đây, cho các từ và cụm từ sau: oxit axit, oxit bazơ, nguyên tố, hidro, oxi, kim loại.
Nước là hợp chất tạo bởi hai ………………. là ………………. và ………………. Nước tác dụng với một số ………………. ở nhiệt độ thường và một số ………………. tạo ra bazơ; tác dụng với nhiều ………………. tạo ra axit.
Trả lời:
Đáp án: nguyên tố – hidro – oxi – kim loại – oxit bazơ – oxit axit
Câu 2. Bằng những phương pháp nào có thể chứng minh được thành phần định tính và định lượng của nước. Viết các PTHH xảy ra.
Trả lời:
Có thể chứng minh thành phần định tính và định lượng của nước bằng những phương pháp:
- Phương pháp hóa học: dùng dòng điện tách nước, đốt bằng tia lửa điện, hay cho nước tác dụng với một số kim loại ở nhiệt độ thường.
2H2O (điện phân) → 2H2 + O2
2K + 2H2O → 2KOH + H2↑
- Phương pháp vật lí: dựa vào nhiệt độ sôi, nhiệt độ hóa rắn thành đá và tuyết, ta có thể chứng minh được thành phần định tính và định lượng của nước.
Câu 3. Tính thể tích khí H2 và O2 (đktc) cần tác dụng với nhau để tạo ra được 1,8 g nước.
Trả lời:
– Phương trình hóa học của phản ứng:
2H2 + O2 (t°) → 2H2O
– Ta có, số mol của H2O:
nH2O = 1,8 / 18 = 0,1 mol
– Theo PTHH, ta có:
nH2 = nH2O = 0,1 (mol)
nO2 = (1/2)nH2O = 0,05 (mol)
– Thể tích khí H2 và O2 (đktc) cần dùng là:
VH2 = 0,1 x 22,4 = 2,24 (lít)
VO2 = 0,05 x 22,4 = 1,12 (lít)
Câu 4. Tính khối lượng H2O ở trạng thái lỏng sẽ thu được khi đốt cháy hoàn toàn 112 lít khí H2 (đktc) với khí O2.
Trả lời:
– Phương trình hóa học của phản ứng:
2H2 + O2 (t°) → 2H2O
– Số mol của H2:
nH2 = 112 / 22,4 = 5 mol
– Theo PTHH, ta có:
nH2O = nH2 = 5 (mol)
– Khối lượng của nước thu được:
mH2O = 5 x 18 = 90 g
Câu 5. Viết PTHH của các phản ứng tạo ra bazơ và axit. Làm thế nào để nhận biết dung dịch axit và bazơ?
Trả lời:
– PTHH tạo ra bazơ:
Na2O + H2O → 2NaOH
CaO + H2O → Ca(OH)2
→ Nhận biết dung dịch bazơ bằng quỳ tím. Dung dịch bazơ làm quỳ tím hóa xanh.
– PTHH tạo ra xit:
SO2 + H2O → H2SO3
P2O5 + 3H2O → 2H3PO4
→ Nhận biết dung dịch axit bằng quỳ tím. Dung dịch axit làm quỳ tím hóa đỏ.
-------------------------------
Ngoài H2O là oxit gì? đã được VnDoc giới thiệu, mời các bạn cùng tham khảo thêm Chuyên đề Hóa học lớp 9, Trắc nghiệm Hóa học 9, Lý thuyết môn Hóa học lớp 9 để hoàn thành tốt chương trình học THCS.
Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 9. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.