Những oxit tác dụng với nước

Những oxit tác dụng với nước được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Hóa học lớp 9. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Các oxit tác dụng được với nước là

  1. PbO2, K2O, SO3
  2. BaO, K2O, SO2
  3. Al2O3, NO, SO2
  4. CaO, FeO, NO2

Trả lời

Đáp án đúng: B. BaO, K 2 O, SO 2

Giải thích

Các oxit tác dụng được với nước là BaO, K2O, SO2

BaO + H2O → Ba(OH)2

K2O + H2O → 2KOH

SO2 + H2O ⇆ H2SO3

Đáp án cần chọn là: B

1. Oxit là gì?

Định nghĩa: Oxit là hợp chất của hai nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxi.

Công thức tổng quát của oxit: RxOy (R có thể là kim loại hoặc phi kim).

2. Các loại oxit

Có 4 loại:

+ Oxit bazơ: CuO, MgO. FexOy, BaO, Na2O, ZnO…..

+ Oxit axit: CO2, SO2, SO3, P2O5, NO2,…

+ Oxit lưỡng tính: Al2O3, ZnO.

+ Oxit trung tính: CO, NO.

- Dấu hiệu nhận biết:

+ Oxit của kim loại: Thuộc oxit bazơ là chủ yếu, một số ít thuộc oxit lưỡng tính (trong chương trình THCS ta chỉ học 2 oxit Al2O3, ZnO.

+ Oxit của phi kim: Thuộc oxit axit là chủ yếu, một số ít thuộc oxit trung tính (trong chương trình THCS ta chỉ học 2 oxit CO, NO.

3. Tính chất hóa học của oxit bazơ

Tác dụng với nước:

- Chỉ có oxit bazơ của kim loại kiềm và kiềm thổ là tác dụng với nước. Cụ thể là 4 oxit sau: Na2O, CaO, K2O, BaO.

- Cách viết: R2On + nH2O -> 2R(OH)n (n là hóa trị của kim loại R) R(OH)n tan trong nước, dd thu được ta gọi là chung là dd bazơ hay dd kiềm

- Diễn đạt: Một số oxit bazơ tác dụng với nước tạo thành dd bazơ (hay còn gọi là dd kiềm)

- VD: BaO + H2O -> Ba(OH)2

Na2O + H2O -> NaOH

Tác dụng với axit

- Hầu hết các oxit bazơ tác dụng với axit tạo thành muối và nước

- Cách viết: oxit bazơ + Axit -> muối + H2O

-VD: CaO + HCl -> CaCl2 + H2O

-------Canxi oxit----axit clohidric----muối canxi clorua

Fe2O3 + 3H2SO4 -> Fe2(SO4)3 + 3H2O

Sắt(III)oxit---------axit sunfuric---------------sắt sunfat

Tác dụng với oxi axit

- Một số oxit bazơ tác dụng với oxit axit tạo thành muối

- Thông thường đó là các oxit tác dụng được với nước (Na2O, CaO, K2O, BaO)

- Cách viết: oxit bazơ + oxit axit -> muối

------------( Na2O, CaO, K2O, BaO)------(CO2, SO2)

4. Tính chất hoá học của oxit axit

Tác dụng với nước

Khi oxit axit tác dụng với nước sẽ tạo thành axit tương ứng

Cách viết: oxit axit + H2O → axit

Ví dụ: SO2 + H2O →H2SO3

CO2 + H2O → H2CO3

Tác dụng với bazơ

Chỉ có bazơ của kim loại kiềm và kiềm thổ mới tác dụng được với oxit axit. Cụ thể là 4 bazơ sau: NaOH, Ca(OH)2, KOH, Ba(OH)2.

Cách viết: oxit bazơ + bazơ -> muối + H2O

Ví dụ: CO2 + KOH → K2CO3 + H2O

SO2 + Ba(OH)2 → BaSO3 + H2O

Tác dụng với oxit bazơ

Một số oxit bazơ tác dụng với oxit axit tạo thành muối

Thông thường đó là các oxit tác dụng được với nước (Na2O, CaO, K2O, BaO)

Cách viết: oxit bazơ + oxit axit -> muối

5. Bài tập áp dụng tính chất của Oxit

Câu 1. Cho các từ & cụm từ: nguyên tố; oxi; hợp chất; oxit; hai. Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào các câu sau đây:

Oxit là …… của … nguyên tố, trong đó có một …… là …. Tên của oxit là tên … cộng với từ………

Đáp án: hợp chất – hai – oxi – nguyên tố – oxit.

Câu 2.

a) Lập CTHH của một oxit của photpho, biết photpho có hóa trị V.

Đáp án:

Gọi CTHH của oxit cần tìm là PxOy. Theo quy tắc hóa trị: V × x = II × y

⇒ x/y = 2/5. Vậy CTHH của oxit là P2O5.

b) lập CTHH của crom (III) oxit.

Đáp án:

Gọi CTHH của oxit cần tìm là CrxOy. Theo quy tắc hóa trị: III × x = II × y

⇒ x/y = 2/3. Vậy CTHH của oxit là Cr2O3.

Câu 3.

a) Viết CTHH của 2 oxit axit và 2 oxit bazơ.

b) Nhận xét về các thành phần trong công thức của các oxit đó.

c) Chỉ ra cách gọi tên của mỗi oxit.

Đáp án:

a) CTHH của 2 oxit axit và oxit bazơ

2 oxit axit: cacbon dioxit (CO2) và diphopho pentaoxit (P2O5)

2 oxit bazo: canxi oxit (CaO); Sắt (III) oxit (Fe2O3)

b) Nhận xét: Công thức hóa học của các oxit đều gồm 2 nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxi.

c) Cách gọi tên của từng oxit:

CO2: tên phi kim + oxit

P2O5: (tiền tố chỉ số nguyên tử) tên phi kim + (tiền tố chỉ số nguyên tử) oxit

CaO: tên kim loại + oxit

Fe2O3: tên kim loại (kèm theo hóa trị) + oxit

Câu 4. Cho các oxit với CTHH sau:

a) SO3

b) N2O2

c) CO2

d) Fe2O3

e) CuO

g) CaO

Những chất nào là oxit axit, những chất nào là oxit bazo?

Đáp án:

Những chất là oxit axit: SO3, N2Oc, CO2

Những chất là oxit bazơ: Fe2O3, CuO, CaO

Câu 5. Cho các CTHH sau:

Na2O, NaO, CaCO3, Ca(OH)2, HCl, CaO, Ca2O, FeO.

Những CTHH nào viết sai?

Đáp án: Những CTHH viết sai là: NaO và Ca2O.

-------------------------------

Ngoài Những oxit tác dụng với nước đã được VnDoc giới thiệu, mời các bạn cùng tham khảo thêm Chuyên đề Hóa học lớp 9, Trắc nghiệm Hóa học 9, Lý thuyết môn Hóa học lớp 9 để hoàn thành tốt chương trình học THCS.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 9. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Đánh giá bài viết
1 306
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Bảnh
    Bảnh

    😗😗😗😗😗

    Thích Phản hồi 19/09/22
    • Cu Bin
      Cu Bin

      🤗🤗🤗🤗🤗

      Thích Phản hồi 19/09/22
      • Nai Con
        Nai Con

        😛😛😛😛😛😛

        Thích Phản hồi 19/09/22

        Ôn tập Hóa 9

        Xem thêm