Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Thực hiện các thí nghiệm sau

Thực hiện các thí nghiệm sau được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Hóa học lớp 9. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Thực hiện các thí nghiệm sau

(a) Cho dung dịch HCl vào dung dịch Fe(NO3)2.

(b) Cho FeS vào dung dịch HCl.

(c) Cho Al vào dung dịch NaOH.

(d) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch FeCl3.

(e) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch NaHCO3.

(g) Cho kim loại Cu vào dung dịch FeCl3.

Số thí nghiệm có xảy ra phản ứng là

  1. 5
  2. 4
  3. 6
  4. 3

Trả lời:

Đáp án đúng: C. 6

Giải thích:

a) 12HCl + 9Fe(NO3)2→ 4FeCl3+ 5Fe(NO3)3+ 3NO↑ + 6H2O

b) FeS + HCl → FeCl2+ H2S↑

c) Al + NaOH + H2O → NaAlO2+3/2 H2

d) 3AgNO3+ FeCl3 → 3AgCl↓ + Fe(NO3)3

e) NaOH + NaHCO3→ Na2CO3+ H2O

g) Cu + 2FeCl3→ CuCl2+ 2FeCl2

=> cả 6 thí nghiệm đều xảy ra phản ứng.

1. Định nghĩa phản ứng hóa học

Quá trình biến đổi từ chất này sang chất khác gọi là phản ứng hóa học.

Chất ban đầu bị biến đổi trong phản ứng gọi là chất phản ứng (hay chất tham gia).

Chất mới sinh ra là sản phẩm.

Phương trình chữ của một PƯHH:

Tên các chất phản ứng → Tên các sản phẩm

Trong đó:

+ Chất phản ứng (hay chất tham gia): là chất ban đầu, bị biến đổi trong phản ứng.

+ Sản phẩm: là chất mới sinh ra sau phản ứng.

Ví dụ:

Cacbon + Oxi → Khí cacbonic

2. Các loại phản ứng hóa học

Phản ứng hóa hợp

Khái niệm: Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học trong đó chỉ có một chất mới (sản phẩm) được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu.

Ví dụ phản ứng hóa hợp

4P + 5O2 → 2P2O5

3Fe + 2O2 → Fe3O4

CaO + H2O → Ca(OH)2

Na2O + H2O → 2NaOH

N2O5 + 3H2O → 2HNO3

2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3

SO3 + H2O → H2SO4

Phản ứng phân hủy

Định nghĩa: Phản ứng phân hủy là phản ứng hóa học trong đó một chất sinh ra hai hay nhiều chất mới

Ví dụ phản ứng phân hủy

KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2

KClO3 KCl + O2

CaCO3 CaO + CO2

2Fe(OH)3 Fe2O3 + H2O

Phản ứng oxi hóa khử

Định nghĩa: Phản ứng oxi hóa khử là phản ứng hóa học trong đó xảy ra đồng thời sự oxi hóa và sự khử

Phản ứng thế

Định nghĩa

Phản ứng thế là phản ứng hóa học giữa đơn chất và hợp chất, trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế nguyên tử của một nguyên tố khác trong hợp chất.

Ví dụ phản ứng thế

Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2

Fe + CuCl2 → FeCl2 + Cu

2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2

3. Diễn biến của một phản ứng hóa học

Khi các chất phản ứng với nhau thì chính là các phân tử của các chất đó phản ứng với nhau. Người ta nói: Phản ứng giữa các phân tử thể hiện phản ứng giữa các chất.

Sơ đồ hóa học tượng trưng cho phản ứng hóa học của khí hidro và khí oxi tạo ra nước.

Trước phản ứng

Trong quá trình phản ứng

Sau phản ứng

Số phân tử

1 phân tử oxi, 2 phân tử hidro.

Không có phân tử nào.

2 phân tử nước

Liên kết giữa các nguyên tử

2 nguyên tử H liên kết với nhau, 2 nguyên tử oxi liên kết với nhau.

Không có liên kết.

2 nguyên tử H liên kết với 1 nguyên tử oxi.

Số nguyên tử H, số nguyên tử O

4 nguyên tử H, 2 nguyên tử O.

4 nguyên tử H, 2 nguyên tử O.

4 nguyên tử H, 2 nguyên tử O.

Nhận xét: Trong phản ứng hóa học chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác, kết quả là chất này biến đổi thành chất khác. Còn số lượng các nguyên tử không thay đổi trước và sau phản ứng, tức không có nguyên tử nào tự nhiên mất đi và cũng không có nguyên tử mới nào tự nhiên sinh ra trong phản ứng hóa học (sự bảo toàn nguyên tố).

Chú ý: nếu có đơn chất kim loại tham gia phản ứng thì sau phản ứng nguyên tử kim loại phải liên kết với nguyên tử nguyên tố khác.

4. Khi nào phản ứng hóa học xảy ra

– Các chất phản ứng tiếp xúc với nhau. (Bề mặt tiếp xúc càng lớn, PƯHH xảy ra càng dễ).

Ví dụ: Ở dạng bột, sắt và lưu huỳnh sẽ phản ứng dễ dàng hơn.

– Đun nóng đến một nhiệt độ nhất định. (Có những PƯHH cần đun nóng đến một nhiệt độ nào đó, cũng có những PƯHH không cần đun nóng).

Ví dụ: Nhôm phản ứng với axit clohidric mà không cần đun nóng. Trong khi sắt và lưu huỳnh cần nhiệt độ để phản ứng xảy ra, tạo thành sắt (II) sunfua.

– Thêm chất xúc tác. (Chất xúc tác thúc đẩy phản ứng nhanh hơn và giữ nguyên sau PƯHH).

Ví dụ: Từ rượu muốn tạo thành giấm ăn cần có chất xúc tác là men.

5. Dấu hiệu nhận biết một phản ứng hóa học là gì?

– Dấu hiệu để nhận biết một phản ứng hóa học là có chất mới xuất hiện (khác với chất phản ứng).

– Chất mới tạo thành có thể nhận biết qua màu sắc, trạng thái, sự tỏa nhiệt, phát sáng…

-------------------------------

Ngoài Thực hiện các thí nghiệm sau đã được VnDoc giới thiệu, mời các bạn cùng tham khảo thêm Chuyên đề Hóa học lớp 9, Trắc nghiệm Hóa học 9, Lý thuyết môn Hóa học lớp 9 để hoàn thành tốt chương trình học THCS.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 9. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Bi
    Bi

    😜😜😜😜😜😜

    Thích Phản hồi 13/09/22
    • ๖ۣۜSིT_ lười nghĩ
      ๖ۣۜSིT_ lười nghĩ

      🖐🖐🖐🖐🖐🖐

      Thích Phản hồi 13/09/22
      • Vợ cute
        Vợ cute

        🤝🤝🤝🤝🤝🤝

        Thích Phản hồi 13/09/22
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Ôn tập Hóa 9

        Xem thêm