Tính chất vật lý của Clo

Tính chất vật lý của Clo được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Hóa học lớp 9. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Tính chất vật lý của Clo

Trả lời:

Clo có những tính chất vật lý sau:

– Clo có trạng thái khí, có màu vàng lục và mùi của clo vô cùng hắc trong điều kiện thường. Đây là một chất vô cùng độc hại.

– Khi Clo ở dạng phân tử, Clo có khối lượng = 71, chính vì vậy, Cl nặng hơn nhiều so với không khí. Khí clo tan vừa phải trong nước tạo thành nước clo có màu vàng nhạt và tan nhiều trong các dung môi hữu cơ.

– Khí Clo là một khí có khả năng phản ứng ngay lập tức gần như với mọi nguyên tố. Ở 10°C một lít nước hòa tan 3,10 lít clo và ở 30°C chỉ là 1,77 lít.

1. Clo là gì?

Clo là một nguyên tố hóa học thuộc chu kì 3 của bảng tuần hoàn, ký hiệu là Cl. Clo trong tự nhiên thường tồn tại dưới dạng nguyên tử ion clorua (Cl-). Nó khá phổ biến trong đời sống khi kết hợp với các nguyên tố khác tạo thành muối NaCl, hoặc các hợp chất khác. Các clorua này chính là thành phần tạo ra muối hòa tan trong biển, chiếm 1,9% khối lượng của nước biển hiện nay.

2. Tính chất hóa học của Clo

Clo là một phi kim nên có khả năng oxi hóa vô cùng mạnh. Trong các hợp chất, Clo thường có mức oxi hóa -1, trong hợp chất với F hoặc O các mức oxi hóa của Clo thường là +1, +3, +5 hay +7. Ngoài ra, trong một số trường hợp Clo có tính khử.

Khi Clo tác dụng với kim loại chúng sẽ tạo ra muối và tên muối này là halogenua. Đặc biệt, clo có thể tác dụng hầu hết với toàn bộ kim loại, ngoại trừ Au và Pt.

2Fe +3Cl2 --> 2FeCl3

Khi Clo tác dụng với Hidro chúng sẽ tạo ra một hợp chất khí (Nếu tỉ lệ số mol H2 và Cl2 là 1:1 → hỗn hợp nổ).

H2 + Cl2 --> 2HCl

Khi Clo tác dụng với nước sẽ tạo ra HCl và HCLO, đây được gọi là phản ứng 2 chiều.

H2O + Cl2 --> HCl + HClO

Khi Clo tác dụng với các hợp chất có tính khử. Tính chất hóa học của clo cũng có nhiều điểm tương đồng với tính chất hóa học của flo và tính chất hóa học của brom. Bởi đây cũng là những chất halogen hoạt động mạnh.

2FeCl2 + 2NaBr --> 2 NaCl + Br2

Tác dụng với dung dịch Natri Hiđroxit NaOH tạo dung dịch nước Javen:

Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O

3. Ứng dụng của Clo

Với 2 phương pháp điều chế trên, Clo sinh ra được ứng dụng trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau.

3.1. Ứng dụng của Clo trong ngành công nghiệp

Cụ thể là:

  • Sản xuất giấy, thuốc nhuộm sợi vải, thực phẩm, thuốc diệt trừ sâu bệnh hại, các loại sơn, công nghiệp hóa dầu, sản xuất chất dẻo dung môi và rất nhiều sản phẩm tiêu dùng khác.
  • Dùng làm thuốc thử cho ngành công nghiệp hóa chất
  • Sản xuất nước Javen, Clorua vôi, axit clorua….
  • Sản xuất Clorua, Clorofom, tetraclorua cacbon cũng như chiết xuất brom.
  • Điều chế nhiều loại dung môi công nghiệp như cacbon tetraclorua để sản xuất nhiều chất polime như nhựa PVC, cao su tổng hợp…
  • Dùng cho các phản ứng hóa học, phục vụ công tác giảng dạy, nghiên cứu

3.2. Ứng dụng của Clo trong xử lý nước bể bơi

Với tính chất hóa học của Clo như trên, Clo tham gia phản ứng thuận nghịch với nước. Khi sử dụng cho hệ thống bể bơi, hóa chất này có tác dụng khử trùng, cân bằng pH và diệt khuẩn, rêu tảo hiệu quả.

Trên thực tế, Clo tồn tại khá lâu trong môi trường nước với mức giá thành thấp. Đây là phương án khử trùng nước hồ bơi hiệu quả và tiết kiệm. Bạn có thể xử lý nước bể bơi bằng Clo thông qua 2 phương pháp phổ biến sau đây:

  • Sử dụng trực tiếp Clo dạng viên nén hoặc dạng bột.
  • Dùng phương pháp điện phân muối

4. Clo có độc không?

Như chúng ta đã biết thì mọi người thường rất thích đến các hồ bơi vào mùa hè nắng nóng và để nước trong hồ được sạch khuẩn, tránh ô nhiễm thì người ta thường sử dụng Clo ở dạng axit hipocloro để xử lý nước. Khi ở trong nước, nếu Clo tác dụng với nước tiểu và mồ hôi, nó sẽ tạo ra các sản phẩm phụ. Đây cũng chính là nguyên nhân gây ra bệnh hen suyễn và ung thư bàng quang.

Bên cạnh đó, khi dùng Clo khử trùng nước, nước đầu nguồn sẽ có hàm lượng Clo cao còn nước cuối nguồn sẽ không được khử khuẩn triệt để do đã cạn kiệt Clo. Do đó, nếu không biết cách phân bố lượng Clo phù hợp thì sức khỏe con người sẽ bị ảnh hưởng một cách tiêu cực.

Theo như ước tính thì có đến 79% dân số của các nước phát triển tiếp xúc và sử dụng nước có chứa Clo và hầu hết các nhà máy cấp nước tại Việt Nam dùng Clo để khử trùng nước cấp. Điều này đồng nghĩa với việc nước chúng ta dùng trong sinh hoạt và ăn uống hàng ngày đều có chứa Clo.

Để đảm bảo ngăn ngừa sự tái nhiễm khuẩn của vi khuẩn trong quá trình phân phối và vận chuyển, lưu trữ nước tại nhà, các nhà máy xử lý nước luôn để lại một lượng dư Clo nhất định. Nếu hàm lượng Clo có trong nước ăn uống sinh hoạt đảm bảo mức cho phép, tức là dưới 0,3 - 0,5mg/lít nước thì sẽ không gây hại đến sức khỏe mà chỉ có mùi hơi hắc. Còn nếu hàm lượng Clo vượt mức an toàn, nó sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe con người, cụ thể như sau:

- Tác hại bên ngoài: Da thường xuyên tiếp xúc với nước dư Clo sẽ có hiện tượng kích ứng da, khô da, ngứa, viêm da, tổn hại giác mạc, khô tóc...Clo dư thừa càng nhiều thì những triệu chứng này càng nặng và rõ ràng.

- Tác hại bên trong: Khi đi vào cơ thể qua đường ăn uống, Clo tác dụng với nước có sẵn trong hệ tiêu hóa và tạo ra axit, gây ra các bệnh như đau dạ dày, rối loạn chức năng gan và làm suy yếu hệ miễn dịch. Nếu dư lượng Clo lớn và tác dụng với các chất hữu cơ trong nước thì còn có thể tạo ra chất THM’s gây ung thư. Phụ nữ mang thai nếu dùng nước dư Clo thường xuyên thì có nguy cơ sảy thai cao hoặc trẻ sinh ra bị dị tật bẩm sinh.

Nồng độ Clo đạt chuẩn được phép sử dụng để khử trùng nước là 1 – 1,6mg/l và nếu vượt quá mức này sẽ gây ngộ độc. Tùy nồng độ Clo và thời gian tiếp xúc mà mức độ ảnh hưởng của Clo gây ra cũng khác nhau.

-------------------------------

Ngoài Tính chất vật lý của Clo đã được VnDoc giới thiệu, mời các bạn cùng tham khảo thêm Chuyên đề Hóa học lớp 9, Trắc nghiệm Hóa học 9, Lý thuyết môn Hóa học lớp 9 để hoàn thành tốt chương trình học THCS.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 9. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Đánh giá bài viết
1 10
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Hằng Nguyễn
    Hằng Nguyễn

    😛😛😛😛😛😛

    Thích Phản hồi 13/09/22
    • Bờm
      Bờm

      💯💯💯💯💯

      Thích Phản hồi 13/09/22
      • Nguyễn Sumi
        Nguyễn Sumi

        🤙🤙🤙🤙

        Thích Phản hồi 13/09/22

        Ôn tập Hóa 9

        Xem thêm