Trình bày chu trình Cacbon trong tự nhiên
VnDoc xin giới thiệu bài Trình bày chu trình Cacbon trong tự nhiên được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Hóa học lớp 9. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Trình bày chu trình cacbon trong tự nhiên
Câu hỏi: Trình bày chu trình cacbon trong tự nhiên
- Chu trình cacbon là một chu trình sinh địa hóa,
- Trong đó cacbon được trao đổi giữa sinh quyển, thổ nhưỡng quyển, địa quyển và khí quyển của Trái Đất. Nó là một trong các chu trình quan trọng nhất của Trái Đất và cho phép cacbon được tái chế và tái sử dụng trong khắp sinh quyển và bởi tất cả các sinh vật của nó.
1. Khái niệm
- Chu trình sinh địa hóa (chu trình vật chất) trong hệ sinh thái chính là sự trao đổi liên tục của các nguyên tố hóa học giữa môi trường và quần xã sinh vật.
- Nhờ vào hoạt động quang hợp, cây xanh sẽ hấp thụ khí CO2, muối khoáng và nước, từ đó, tổng hợp thành carbonhydrat và các chất dinh dưỡng. Những hợp chất này được sinh vật tự dưỡng sử dụng làm thức ăn, cuối cùng lại được sinh vật phân giải, trả lại cho môi trường những chất đơn giản ban đầu.
- Các chu trình sinh địa hóa rất đa dạng nhưng được gộp lại thành 2 nhóm: chu trình các chất khí và chu trình các chất lắng đọng.
- Các chất tham gia vào chu trình chất khí có nguồn dự trữ trong khí quyển, sau khi đi qua quần xã sinh vật, ít bị thất thoát, phần lớn được hoàn lại cho chu trình. Ngược lại, những chất tham gia vào chu trình lắng đọng có nguồn dự trữ từ vỏ Trái Đất và sau khi đi qua quần xã, phần lớn chúng tách khỏi chu trình đi vào các chất lắng đọng, gây thất thoát nhiều hơn.
2. Chu trình nước
- Mỗi sinh vật trên Trái Đất đều rất cần nước để sống và phát triển thông qua quá trình trao đổi nước không ngừng giữa cơ thể và môi trường. Trong tự nhiên, nước luôn vận động tạo nên chu trình nước toàn cầu, không chỉ điều hòa khí hậu cho toàn hành tinh mà còn cung cấp nước cho sự phát triển của sinh giới.
- Lượng nước rơi xuống bề mặt lục địa rất ít, trong đó 2/3 lại bốc hơi đi vào khí quyển; nước mà sinh vật và con người sử dụng chủ còn 35.000 km3/năm. Trên lục địa, nước phân bố không đều, nhiều vùng rộng lớn, nhiều tháng trong năm không có đủ nước; nhiều nơi, nhiều tháng lại quá thừa nước, nhưng nước bị ô nhiễm không thể sử dụng. Bởi vậy, tiết kiệm nước và bảo vệ sự trong sạch của nước là nhiệm vụ của mọi ngành kinh tế, mọi quốc gia và của mỗi người.
3. Chu trình carbon
- Carbon tham gia vào thành phần cấu tạo của carbonhydrat, chất tiền thân để hình thành các hợp chất hữu cơ khác như protein, lipid, vitamin…
- Carbon đi vào chu trình dưới dạng CO2. Thực vật lấy CO2 từ khí quyển, nước và muối khoáng từ đất để tạo ra chất hữu cơ đầu tiên thông qua hoạt động quang hợp.
- Động vật ăn cỏ sử dụng thực vật làm thức ăn rồi lại chuyển các hợp chất chứa carbon cho động vật ăn thịt. Trong quá trình hô hấp của động, thực vật và sự phân giải của VSV, CO2 và nước được trả lại cho môi trường.
- Trong khí quyển, hàm lượng CO2 đã khá ổn định trong hàng trăm triệu năm. Song sau hơn 200 năm gần đây, do đốt quá nhiều nhiên liệu hóa thạch và thu hẹp diện tích rừng, con người đã làm hàm lượng CO2 tăng lên từ 295 ppm (1 phần triệu) lên 345 ppm. Sự gia tăng lượng CO2 trong khí quyển đã làm cho bức xạ nhiệt đến hành tinh không thoát ra được vào vũ trụ, nhiệt độ trên bề mặt Trái Đất tăng lên tương tự như tăng nhiệt độ trong nhà kính trồng rau, do đó, mực nước đại dương dâng cao, nhiều vùng đất thấp và các thành phố ven biển có nguy cơ ngập chìm trong nước biển. Đó là hiểm họa không mong muốn của nhân loại.
4. Chu trình nitơ
- Thực vật hấp thụ được nito dưới dạng Nitrat (NO3-) và muối amoni (NH4+) để tạo thành các hợp chất chứa gốc amin. Nitrat được hình thành bằng con đường vật lí (điện và quang hóa), hóa học và sinh học, nhưng con đường sinh học đóng vai trò quan trọng nhất.
- Trong đất, vi khuẩn nốt sần sống cộng sinh với các cây họ đậu tạo ra nốt sần, tham gia cố định Nito. Những loài có khả năng cố định nito trong nước cũng khá phong phú (một số vi khuẩn lam sống tự do hay cộng sinh với bèo hoa dâu).
-------------------------------
Ngoài Trình bày chu trình Cacbon trong tự nhiên đã được VnDoc giới thiệu, mời các bạn cùng tham khảo thêm Chuyên đề Hóa học lớp 9, Trắc nghiệm Hóa học 9, Lý thuyết môn Hóa học lớp 9 để hoàn thành tốt chương trình học THCS.
Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 9. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.