Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Độ dinh dưỡng của phân đạm được đánh giá bằng hàm lượng phần trăm

Chúng tôi xin giới thiệu bài Độ dinh dưỡng của phân đạm được đánh giá bằng hàm lượng phần trăm được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Hóa học lớp 9. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Độ dinh dưỡng của phân đạm được đánh giá bằng hàm lượng phần trăm

Trắc nghiệm: Độ dinh dưỡng của phân đạm được đánh giá bằng hàm lượng phần trăm:

  1. NO có trong phân
  2. P2O5 có trong phân
  3. N có trong phân
  4. NH3 có trong phân

Trả lời:

Đáp án đúng: C. N có trong phân

Phân đạm => có nito

=> hàm lượng dinh dưỡng của phân sẽ được tính bằng % khối lượng của N trong phân đó

I. Phân bón hóa học là gì

Khái niệm

- Phân bón hóa học là những hợp chất hóa học chứa các nguyên tố dinh dưỡng, được bón cho cây nhằm nâng cao năng suất cây trồng.

- Các nguyên tố dinh dưỡng cần cho cây trồng như: N, K, P, Ca, Mg, B, Cu, Zn,…

Thành phần của thực vật

- Nước 90%

- Chất khô 10% gồm C, H, O, N, K, Mg, S và các nguyên tố vi lượng B, Cu, Zn, Fe, Mn.

Vai trò của các nguyên tố hóa học đối với thực vật

- Nguyên tố C, H, O: tạo nên gluxit (đường, tinh bột, xenlulozơ) của thực vật nhờ quá trình quang hợp.

- Nguyên tố N: kích thích cây trồng phát triển mạnh

- Nguyên tố P: kích thích sự phát triển bộ rễ thực vật.

- Nguyên tố K: kích thích cây trồng ra hoa, làm hạt, giúp cây tổng hợp nên chất diệp lục.

- Nguyên tố S: tổng hợp nên protein.

- Nguyên tố Ca và Mg: giúp cây sinh sản chất diệp lục.

- Nguyên tố vi lượng cần thiết cho sự phát triển của thực vật (dùng thừa hoặc thiếu nguyên tố vi lượng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của cây).

II. Những phân bón hóa học thường dùng

Có ba loại phân bón hóa học chính thường dùng là phân đạm, phân lân và phân kali.

Phân đạm

- Phân đạm cung cấp nitơ hóa hợp cho cây dưới dạng ion nitrat NO3 và ion amoni NH+. Phân đạm có tác dụng kích thích các quá trình sinh trưởng, làm tăng tỉ lệ của protein thực vật giúp cho cây phát triển nhanh, cho nhiều hạt, củ, quả.

- Độ dinh dưỡng của phân đạm được đánh giá theo tỉ lệ phần trăm về khối lượng của nguyên tố nitơ.

Phân đạm amoni

- Là các muối amoni NH4Cl, (NH4)2SO4, NH4NO3, ... được điều chế khi cho amoniac tác dụng với axit tương ứng.

Phân đạm nitrat

- Là các muối nitrat: NaNO3, Ca(NO3)2, ... được điều chế bằng phản ứng giữa axit nitric và muối cacbonat.

Urê

- Urê (NH2)2CO (chứa khoảng 46%N), là loại phân đạm tốt nhất, được điều chế bằng cách cho amoniac tác dụng với CO2 ở nhiệt độ 180 - 200oC, dưới áp suất khoảng 200 atm.

- Là chất rắn màu trắng, tan tốt trong nước.

- Trong đất, dưới tác dụng của vi sinh vật, urê bị phân hủy cho thoát ra amoniac, hoặc chuyển dần thành muối cacbonat khi tác dụng với nước.

- Các loại phân đạm trên đây bị chảy nước do hút hơi ẩm từ khí quyển, nên cần phải bảo quản ở nơi khô ráo.

- Urê được sản xuất tại nhà máy phân đạm Bắc Giang và nhà máy phân đạm Phú Mỹ.

Phân lân

- Cung cấp photpho cho cây dưới dạng ion photphat, cần cho cây ở thời kì sinh trưởng, thúc đẩy các quá trình sinh hóa, trao đổi chất và trao đổi năng lượng của cây.

- Độ dinh dưỡng của phân lân được đánh giá theo tỉ lệ phần trăm khối lượng P2O5 tương ứng với lượng P có trong thành phần của nó. Nguyên liệu để sản xuất phân lân là quặng photphorit và apatit.

- Những loại phân lân thường dùng là: supephotphat, phân lân nung chảy,...

Supephotphat

Có hai loại supephotphat:

* Supephotphat đơn

- Chứa 14 - 20% P2O5 được sản xuất bằng cách cho bột quặng photphorit hoặc apatit tác dụng với axit sunfuric đặc.

Ca3(PO4)2 + 2H2SO4(đặc)→ Ca(H2PO4)2+ 2CaSO4

- Gồm 2 muối Ca(H2PO4)2 và CaSO4. Cây trồng chỉ đồng hóa được muối dễ tan Ca(H2PO4)2 ; còn CaSO4 không tan trong nước làm rắn đất.

- Supephotphat đơn được sản xuất tại nhà máy supephotphat và hóa chất Lâm Thao, Phú Thọ.

* Supephotphat kép

- Chứa hàm lượng P2O5 40 - 50% vì chỉ có Ca(H2PO4)2 được sản xuất qua hai giai đoạn: điều chế axit photphoric và cho axit này tác dụng với photphorit hoặc apatit.

Ca3(PO4)2+ 3H2SO4→ 2H3PO4+ 3CaSO4

Ca3(PO4)2 + 4H3PO4→ 3Ca(H2PO4)2

Phân lân nung chảy

- Để sản xuất phân lân nung chảy, người ta nung hỗn hợp bột quặng apatit, đá xà vân (thành phần chính là magie silicat) và than cốc ở nhiệt độ trên 1000oC trong lò đứng. Sản phẩm nóng chảy từ lò ra được làm nguội nhanh bằng nước, sau đó sấy khô và nghiền thành bột.

- Thành phần chính là hỗn hợp photphat và silicat của canxi và magie (chứa 12 - 14% P2O5). Các muối này không tan trong nước, nên chỉ thích hợp cho loại đất chua.

- Được sản xuất ở Văn Điển (Hà Nội) và một số địa phương khác.

Phân kali

- Phân kali cung cấp cho cây trồng nguyên tố kali dưới dạng ion K+, thúc đẩy nhanh quá trình tạo ra các chất đường, bột, chất xơ, chất dầu, tăng cường sức chống rét, chống sâu bệnh và chịu hạn của cây.

- Độ dinh dưỡng của phân kali được đánh giá theo tỉ lệ phần trăm khối lượng K2O tương ứng với lượng K có trong thành phần của nó.

- Hai muối kali clorua và kali sunfat được sử dụng nhiều nhất để làm phân kali. Tro thực vật chứa K2CO3 cũng là một loại phân kali.

-------------------------------

Ngoài Độ dinh dưỡng của phân đạm được đánh giá bằng hàm lượng phần trăm đã được VnDoc giới thiệu, mời các bạn cùng tham khảo thêm Chuyên đề Hóa học lớp 9, Trắc nghiệm Hóa học 9, Lý thuyết môn Hóa học lớp 9 để hoàn thành tốt chương trình học THCS.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 9. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Hai lúa
    Hai lúa

    🥰🥰🥰🥰🥰

    Thích Phản hồi 07/09/22
    • Khang Anh
      Khang Anh

      ✌✌✌✌✌

      Thích Phản hồi 07/09/22
      • Ba Lắp
        Ba Lắp

        😊😊😊😊😊😊

        Thích Phản hồi 07/09/22
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Ôn tập Hóa 9

        Xem thêm