Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Tính chất hóa học của oxit axit

Chúng tôi xin giới thiệu bài Tính chất hóa học của oxit axit được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Hóa học lớp 9. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Tính chất hóa học của oxit axit?

Trả lời:

Tính chất hóa học của oxit axit:

Tính tan

Trừ SiO2 thì hầu hết các oxit axit đều tan trong nước để tạo thành dung dịch axit.

Ví dụ:

SO3 + H2O → H2SO4

P2O5 + 3H2O → 2H3PO4

N2O5 + H2O → 2HNO3

SO2 + H2O→ H2SO3

Tác dụng với oxit bazơ tan để tạo ra muối

Thông thường đó là các oxit tác dụng được với nước (Na2O, CaO, K2O, BaO)

SO3 + CaO -> CaSO4

P2O5 + 3Na2O -> 2Na3PO4

Tác dụng với bazơ tan

Bazơ tan là bazơ của kim loại kiềm và kiềm thổ mới. Cụ thể, có 4 bazơ tan như sau: NaOH, Ca(OH)2, KOH, Ba(OH)2.

P2O5 + 6KOH → 2K3PO4 + 3H2O

Tuỳ vào tỉ lệ mol giữa oxit axit và bazơ tham gia phản ứng mà sản phẩm tạo ra sẽ khác nhau, có thể là nước + muối trung hòa, muối axit hoặc hỗn hợp 2 muối.

Gốc axit tương ứng có hóa trị II

Đối với kim loại trong bazơ có hóa trị I:

Tỉ lệ mol bazơ và oxit axit là 1: Phản ứng tạo muối axit

NaOH + SO2→ NaHSO3

Tỉ lệ mol bazơ và oxit axit là 2: Phản ứng tạo muối trung hòa

2KOH + SO3 → K2SO3 +H2O

Đối với kim loại trong bazơ có hoá trị II

Tỉ lệ mol bazơ và oxit axit là 1: Phản ứng tạo muối trung hòa

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3

Tỉ lệ mol bazơ và oxit axit là 2: Phản ứng tạo muối axit

SiO2 + Ba(OH)2 → BaSiO3

Đối với axit có gốc axit hóa trị III

Đối với kim loại có hóa trị I:

Tỉ lệ mol bazơ và oxit axit là 6:

P2O5 + 6NaOH → 2Na2HPO4 +H2O

Tỉ lệ mol bazơ và oxit axit là 4:

P2O5 + 4NaOH → 2NaH2PO4 +H2O

Tỉ lệ mol bazơ và oxit axit là 2:

P2O5 + 2NaOH +H2O → 2NaH2PO4

1. Oxit axit là gì?

Oxit axit hay anhydrid axit, là các oxit khi tác dụng với nước sẽ tạo thành axit hoặc tác dụng với bazơ tạo ra muối hóa học. Nó thường là oxit của phi kim, khi cho tác dụng với nước cho ra sản phẩm axit tương ứng.

Ví dụ: CO2 có axit tương ứng là axit cacbonic H2CO3, SO2 có axit tương ứng là H2SO4, P2O5 axit tương ứng là H3PO4.

2. Cách gọi tên oxit axit

Để gọi tên oxit axit, người ta sẽ gọi theo công thức như sau:

Tên oxit axit: (tên tiền tố chỉ số nguyên tử của phi kim) + tên phi kim + (tên tiền tố của chỉ số nguyên tử oxi) + “Oxit”

3. Tính chất hóa học của oxit axit

3.1. Tính tan

Trừ SiO2 thì hầu hết các oxit axit đều tan trong nước để tạo thành dung dịch axit.

Ví dụ:

SO3 + H2O → H2SO4

P2O5 + 3H2O → 2H3PO4

N2O5 + H2O → 2HNO3

SO2 + H2O→ H2SO3

3.2. Tác dụng với oxit baz ơ tan để tạo ra muối

Thông thường đó là các oxit tác dụng được với nước (Na2O, CaO, K2O, BaO)

SO3 + CaO -> CaSO4

P2O5 + 3Na2O -> 2Na3PO4

3.3. Tác dụng với bazơ tan

Bazơ tan là bazơ của kim loại kiềm và kiềm thổ mới. Cụ thể, có 4 bazơ tan như sau: NaOH, Ca(OH)2, KOH, Ba(OH)2.

P2O5 + 6KOH → 2K3PO4 + 3H2O

Tuỳ vào tỉ lệ mol giữa oxit axit và bazơ tham gia phản ứng mà sản phẩm tạo ra sẽ khác nhau, có thể là nước + muối trung hòa, muối axit hoặc hỗn hợp 2 muối.

Gốc axit tương ứng có hóa trị II

Đối với kim loại trong bazơ có hóa trị I:

Tỉ lệ mol bazơ và oxit axit là 1: Phản ứng tạo muối axit

NaOH + SO2→ NaHSO3

Tỉ lệ mol bazơ và oxit axit là 2: Phản ứng tạo muối trung hòa

2KOH + SO3 → K2SO3 +H2O

Đối với kim loại trong bazơ có hoá trị II

Tỉ lệ mol bazơ và oxit axit là 1: Phản ứng tạo muối trung hòa

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3

Tỉ lệ mol bazơ và oxit axit là 2: Phản ứng tạo muối axit

SiO2 + Ba(OH)2 → BaSiO3

Đối với axit có gốc axit hóa trị III

Đối với kim loại có hóa trị I:

Tỉ lệ mol bazơ và oxit axit là 6:

P2O5 + 6NaOH → 2Na2HPO4 +H2O

Tỉ lệ mol bazơ và oxit axit là 4:

P2O5 + 4NaOH → 2NaH2PO4 +H2O

Tỉ lệ mol bazơ và oxit axit là 2:

P2O5 + 2NaOH +H2O → 2NaH2PO4

Một số dạng bài tập về Oxit axit

Các bước giải cơ bản

Dạng các bài toán về các oxit axit cho tác dụng với dung dịch kiềm (NaOH, KOH,…)

Phương trình phản ứng:

CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O (1)

CO2 + NaOH → NaHCO3 (2)

Bước 1: Xét tỉ lệ mol bazơ với oxit axit (ký hiệu T)

  • Nếu T ≥ 2: thu được sản phẩm là muối trung hòa, xảy ra phản ứng (1)
  • Nếu 1<T<2: thu được sản phẩm là muối axit và muối trung hòa, xảy ra đồng thời 2 phản ứng là (1) và (2)
  • Nếu T ≤ 1: thu được sản phẩm là muối axit và chỉ xảy ra phản ứng (2)

Bước 2: Viết PTHH

Bước 3: Từ phương trình hóa học kết hợp áp dụng các định luật như định luật bảo toàn khối lượng, bảo toàn nguyên tố để giải đáp các yêu cầu đề bài đưa ra

Dạng bài tập oxit axit tác dụng với dung dịch kiềm thổ (Ca(OH)2, Ba(OH)2,…)

Phương trình:

2CO2 + Ca(OH)2 → Ca(HCO3)2 (1)

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O (2)

Các bước giải tương tự cách giải khi oxit axit tác dụng với dung dịch kiềm

Bài tập cụ thể

Bài tập 1: Khi cho 1,68 lít CO2 (đktc) sục vào trong bình đựng 250ml dung dịch KOH dư. Biết thể tích của dung dịch trước và sau phản ứng là không thay đổi. Hãy tính nồng độ mol/lit của muối thu được sau phản ứng.

Lời giải:

Theo bài ra, ta có được: nCO2 = V/22,4 = 1,68/22,4 = 0,075 (mol)

Do KOH dư nên phản ứng tạo ra sản phẩm là muối trung hòa

CO2 + 2KOH → K2CO3 + H2O

1mol 1mol

0,075 x?mol

Từ Phương trình phản ứng ta có: nK2CO3 = nCO2 = 0,075 (mol)

Vì thể tích của dung dịch trước và sau phản ứng không thay đổi nên Vdd = 250 ml = 0,25 lít

Nồng độ muối thu được sau phản ứng sẽ bằng: CM(K2CO3) = n/V = 0,0075 / 0,25 = 0,3 (mol/l)

Bài tập 2: Sử dụng dung dịch Ba(OH)2 0,1M 400ml để hấp thụ hết hoàn toàn V lít khí SO2 (ở đktc). Sau phản ứng chúng ta thu được sản phẩm là muối BaSO3 không tan. Hãy tính giá trị bằng số của V.

Lời giải

Theo bài ra, ta có: VBa(OH)2 = 0,4 (l)

nBa(OH)2 = V.CM = 0,4. 0,1= 0,04 (mol)

Phương trình phản ứng:

Ba(OH)2 + SO2 → BaSO3 + H2O

1 mol 1 mol

X?mol 0,04 mol

Theo phương trình phản ứng ta có: nSO2 = nBa(OH)2 = 0,04 (mol)

VSO2 = 22,4. nCO2= 22,4 . 0,04 = 0,896 (lít)

Dạng bài tập nhận biết Oxit axit

Câu 1: Oxit nào dưới đây là oxit axit?

  1. Fe2O3
  2. Cr2O3
  3. CrO3
  4. FeO

Lời giải:

– Ta có thể nhận biết được Fe2O3 và FeO là các oxit bazơ

– Còn Cr2O3 là oxit lưỡng tính

=> Đáp án đúng là C – CrO3

Câu 2: Oxit nào là oxit axit?

  1. P2O5
  2. CaO
  3. CO
  4. MgO

Lời giải:

– Oxit bazơ là loại oxit của kim loại và nó tương ứng với 1 bazơ. Ví dụ: Fe2O3, CaO…

– Oxit axit là loại oxit của phi kim và nó tương ứng với 1 axit. Ví dụ: P2O5, N2O5

=> Đáp án đúng là A – P2O5

-------------------------------

Ngoài Tính chất hóa học của oxit axit đã được VnDoc giới thiệu, mời các bạn cùng tham khảo thêm Chuyên đề Hóa học lớp 9, Trắc nghiệm Hóa học 9, Lý thuyết môn Hóa học lớp 9 để hoàn thành tốt chương trình học THCS.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 9. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Bé Cún
    Bé Cún

    😉😉😉😉😉

    Thích Phản hồi 19/09/22
    • Quỳnh Trâm
      Quỳnh Trâm

      💯💯💯💯💯

      Thích Phản hồi 19/09/22
      • Vi Emm ✔️
        Vi Emm ✔️

        🤝🤝🤝🤝🤝

        Thích Phản hồi 19/09/22
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Ôn tập Hóa 9

        Xem thêm