Nhiên liệu được phân loại như thế nào?
Nhiên liệu được phân loại như thế nào? được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Hóa học lớp 9. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Nhiên liệu được phân loại như thế nào?
Câu hỏi: Nhiên liệu được phân loại như thế nào?
Trả lời:
Dựa vào trạng thái, người ta chia nhiên liệu thành 3 loại: rắn, lỏng, khí.
- Nhiên liệu rắn: gồm than mỏ, gỗ …
+ Than mỏ gồm các loại: than gầy, than mỡ, than non và than bùn.
+ Gỗ là loại nhiên liệu được sử dụng từ thời xưa. Song việc sử dụng gỗ làm nhiên liệu gây lãng phí nên hiện nay gỗ chủ yếu được sử dụng làm vật liệu xây dựng và nguyên liệu cho công nghiệp giấy.
- Nhiên liệu lỏng: xăng, dầu hỏa, cồn...
Nhiên liệu lỏng được dùng chủ yếu cho các động cơ đốt trong, một phần nhỏ dùng để đun nấu và thắp sáng.
- Nhiên liệu khí
+ Nhiên liệu khí gồm: khí thiên nhiên, khí mỏ dầu, khí than...
+ Nhiên liệu khí có năng suất tỏa nhiệt cao, dễ cháy hoàn toàn, ít gây độc hại cho môi trường.
+ Nhiên liệu khí được sử dụng trong đời sống và trong công nghiệp
1. Những loại nhiên liệu phổ biến hiện nay
Những loại nhiên liệu phổ biến
Nhận thấy sự nguy hiểm của việc nhiên liệu ngày một hao mòn và mất dần, các nhà khoa học luôn ngày một nỗ lực để tìm ra những nguồn nhiên liệu mới. Và đến thời điểm hiện tại, có 6 nguồn nhiên liệu phổ biến và được sử dụng nhiều nhất trong đó có 3 nguồn nhiên liệu là nhiên liệu hóa thạch, 1 nhiên liệu hạt nhân và 1 nguồn nhiên liệu tái tạo, cụ thể như sau:
Nhiên liệu tái tạo
Gỗ và các chế phẩm từ gỗ: Gỗ đã được sử dụng làm nhiên liệu từ thời xa xưa, tuy nhiên, khi các nhiên liệu khác được ra đời với nhiệt trị cao hơn, loại nhiên liệu này ngày càng ít được sử dụng. Tuy nhiên, hiện nay, khi các công nghệ hiện đại được ra đời, các chế phẩm từ gỗ cũng xuất hiện ngày càng nhiều với khả năng cháy sinh ra nguồn năng lượng lớn mà không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Một số nhiên liệu được sản xuất từ gỗ như: Mùn cưa, viên nén gỗ, viên nén mùn cưa,...
Nhiên liệu hóa thạch
Than đá: Than đá là một dạng nhiên liệu hóa thạch được hình thành từ thực vật bị chôn vùi trải qua các giai đoạn từ than bùn đến than nâu, than bán bitum, than bitum hoàn chỉnh và cuối cùng là than đá. Than đá được sử dụng trong rất nhiều ngành công nghiệp hiện nay từ các ngành công nghiệp năng lượng đến công nghiệp sản xuất. Giải phóng một lượng năng lượng lớn khi cháy tuy nhiên song hành với đó, việc đốt than đá cũng mang lại nhiều tác hại lớn đối với môi trường cũng như sức khỏe của con người, nó có thể gây ung thư và dẫn con người đến cái chết.
Dầu mỏ: Dầu mỏ hay dầu thô là một chất lỏng sánh đặc màu nâu hoặc ngả lục, dầu mỏ chỉ tồn tại trong các lớp đất đá tại một số nơi trong vỏ Trái Đất. Dầu mỏ sau khi được thu hồi bằng khoan dầu sẽ được tinh chiết và tách biệt thành nhiều sản phẩm như xăng, dầu hỏa đến nhựa đường và các hóa chất thuốc thử để sản xuất plastic và dược phẩm. Việc sử dụng dầu mỏ có nhiều tác động tiêu cực đến nền sinh quyển của Trái đất, làm tổn hại hệ sinh thái nói chung và sức khỏe của con người nói riêng.
Khí tự nhiên: Khí tự nhiên hay khí thiên nhiên là hỗn hợp các loại khí cháy được, giống than đá và dầu mỏ, khí tự nhiên là một loại nhiên liệu hóa thạch thường được tìm thấy cùng với các mỏ dầu ở lớp vỏ trái đất. Khí thiên nhiên với thành phần chủ yếu là meetan, có chu kỳ bán rã khoảng 7 năm, ngắn hơn khá nhiều so với carbondioxit, vì thế nó thường được mô tả là loại nhiên liệu hóa thạch sạch nhất, tuy nhiên về mặt tuyệt đối, lượng khí CO2 do khí tự nhiên gây ra vẫn ở một con số khổng lồ.
Nhiên liệu hạt nhân
Uranium hay urani là một nguyên tố hóa học kim loại màu trắng thuộc nhóm Actini. Loại nhiên liệu này chủ yếu được sử dụng làm nhiên liệu cho các nhà máy điện hạt nhân. Theo nhiều nghiên cứu đã chứng minh, các chức năng thông thường của thận, não, gan, tim và các hệ cơ quan khác trong cơ thể sẽ bị ảnh hưởng khi tiếp xúc với urani, đặc biệt chúng có thể gây ra những dị tật bẩm sinh và phá hủy hệ miễn dịch của các đối tượng bị nhiễm chúng.
2. Sử dụng nhiên liệu hiệu quả
Muốn sử dụng nhiên liệu hiệu quả, chúng ta cần làm cho nhiên liệu cháy hết hoàn toàn, đồng thời tận dụng được tối đa lượng nhiệt tỏa ra. Để làm được điều này, chúng ta cần:
Cung cấp đủ không khí và oxi cho quá trình cháy như: thổi không khí vào lò, xây ống khói cao để hút gió.
Tăng diện tích tiếp xúc của nhiên liệu với không khí hoặc oxi bằng cách: trộn đều nhiên liệu khí, lỏng với không khí, chẻ nhỏ củi, đập nhỏ than khi đốt cháy.
Điều chỉnh lượng nhiên liệu để duy trì sự cháy ở mức độ cần thiết phù hợp với như cầu nhằm tận dụng hết nhiệt lượng do sự cháy tạo ra.
-------------------------------
Ngoài Nhiên liệu được phân loại như thế nào? đã được VnDoc giới thiệu, mời các bạn cùng tham khảo thêm Chuyên đề Hóa học lớp 9, Trắc nghiệm Hóa học 9, Lý thuyết môn Hóa học lớp 9 để hoàn thành tốt chương trình học THCS.
Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 9. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.