Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lưu huỳnh đioxit có những ứng dụng gì?

Chúng tôi xin giới thiệu bài Lưu huỳnh đioxit có những ứng dụng gì? được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Hóa học lớp 9. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Lưu huỳnh đioxit có những ứng dụng gì?

Trả lời:

- Dùng trong sản xuất hợp chất Axit Sunfuric, đây là ứng dụng quan trọng nhất

- Sử dụng làm chất tẩy trắng bột giấy và dung dịch đường:

+ Trong quá trình tiếp xúc với lignin và một số hợp chất khác trong bột giấy hay giấy, SO2 sẽ làm mất màu của một số hợp chất tạo ra hợp chất hữu cơ màu trắng sáng.

+ Khi sản xuất đường tinh luyện từ mía, một chút nước vôi trong sẽ được cho vào nước mía và sục khí SO2 vào. Lưu huỳnh đioxit sẽ làm trong nước mía bằng cách kết tủa nước vôi trong và khi cô đặc thu được đường tinh luyện màu trắng.

- Ứng dụng trong làm chất bảo quản cho các loại thực phẩm sấy khô:

+ Làm chất bảo quản cho các loại hoa quả sấy khô như vải, mơ, nho,.. với khả năng giúp ngăn cản sự phát triển của một số loại vi khuẩn và nấm gây hư hại cho thực phẩm.

+ Giúp thực phẩm không bị hư hỏng, thối rữa, giữ màu sắc tươi ngon trong một thời gian dài.

- Trong ngành sản xuất rượu:

+ Sử dụng lưu huỳnh đioxit trong sản xuất rượu với tỷ lệ rất nhỏ

+ Nồng độ SO2 dưới 50 ppm, rượu vẫn giữ được vị thơm ngon đặc trưng của mình

+ Ứng dụng trong làm sạch các thiết bị trong nhà máy sản xuất rượu

- Trong phòng thí nghiệm:

+ Sử dụng làm thuốc thử để nhận biết các chất khác và được dùng như một dung môi trơ.

+ SO2 lỏng dùng để chạy một số máy làm lạnh và làm dung môi để chiết một số dầu thảo.

I. Lưu huỳnh đioxit là gì?

- Lưu huỳnh đioxit hay anhiđrit sunfurơ là một hợp chất hóa học có công thức SO2.

- Đây là một khí vô cơ không màu, nặng hơn không khí và là sản phẩm chính của sự đốt cháy hợp chất lưu huỳnh.

- Các tên gọi khác: sulfur dioxit, lưu huỳnh oxit, khí SO2.

II. Cấu tạo của lưu huỳnh đioxit

- Nguyên tử S ở trạng thái kích thích có 4 e ở các phân lớp 3s23p33d1

- Những e độc thân này của nguyên tử S liên kết với 4e độc thân của 2 nguyên tử oxi tạo thành 4 liên kết cộng hoá trị có cực. Độ dài liên kết S-O là 1,35 Å.

- Các obitan của nguyên tử trung tâm S lai hóa kiểu sp2, như vậy phân tử SO2 phân cực

- Công thức phân tử: SO2

III. Tính chất vật lý của SO2

1. Khí SO2 có mùi gì?

- Do SO2 là sản phẩm chính dưới sự đốt cháy hợp chất lưu huỳnh nên khí SO2 được mô tả là có mùi rất hôi khi bị đốt cháy.

2. Tính chất khác

- Là chất khí không màu

- Mùi hắc, độc, nặng hơn không khí

- Tan trong nước

IV. Tính chất hóa học của SO2

1. SO2 là oxit axit

- Tác dụng với nước:

SO2 + H2O → H2SO3

- Tác dụng với dung dịch bazơ (có thể tạo thành 2 loại muối sunfit và hiđrosunfit):

SO2 + NaOH → NaHSO3

SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O

* Lưu ý: Tùy theo tỉ lệ phản ứng có thể tạo thành các muối khác nhau:

Gọi nOH/ nSO2 = T thì:

+ T < hoặc = 1 → muối HSO3

+ T > hoặc = 2 → SO32–

+ 1 < T < 2 → 2 muối: HSO3 và SO32–

- Tác dụng với oxit bazơ → muối:

SO2 + CaO → CaSO3

2. SO2 vừa là chất khử, vừa là chất oxi hóa

- Số oxi hóa của lưu huỳnh: -2 ; 0 ; +4 ; +6

* Nhận xét: S trong SO2 có mức oxi hóa +4 ở mức trung gian của -2 và +6. Vì vậy, SO2 vừa có tính oxi hóa và tính khử.

SO2 là chất oxi hóa: (S+4→ S0)

SO2 + 2H2S → 3S + 2H2O

SO2là chất khử: (S+4→ S+6)

2SO2 + O2 → 2SO3 (V2O5, 450oC)

Cl2 + SO2 + 2H2O → H2SO4 + 2HCl

5SO2 + 2KMnO4 + 2H2O → 2MnSO4 + K2SO4 + 2H2SO4

SO2 + Br2 + 2H2O → H2SO4 + 2HBr

V. Điều chế, nhận biết SO2

1. Điều chế:

- Đốt cháy lưu huỳnh: S + O2 → SO2

- Đốt cháy H2S trong oxi dư: 2H2S + 3O2 → 2H2O + 2SO2

- Cho kim loại tác dụng với H2SO4 đặc nóng: Cu + 2H2SO4 đặc, nóng → CuSO4 + SO2 + 2H2O

- Đốt quặng: 4FeS2 + 11O2 → 2Fe2O3 + 8SO2

- Trong phòng thí nghiệm dùng phản ứng của Na2SO3 với dung dịch H2SO4:

Na2SO3 + H2SO4 → Na2SO4 + SO2 + H2O

2. Nhận biết:

- Làm quỳ tím ẩm chuyển thành màu đỏ.

- Làm mất màu dung dịch nước brom, dung dịch thuốc tím,...

SO2 + 2H2O + Br2 → 2HBr + H2SO4

-------------------------------

Ngoài Lưu huỳnh đioxit có những ứng dụng gì? đã được VnDoc giới thiệu, mời các bạn cùng tham khảo thêm Chuyên đề Hóa học lớp 9, Trắc nghiệm Hóa học 9, Lý thuyết môn Hóa học lớp 9 để hoàn thành tốt chương trình học THCS.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 9. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Bắp
    Bắp

    🤟🤟🤟🤟🤟🤟

    Thích Phản hồi 10/09/22
    • Kẹo Ngọt
      Kẹo Ngọt

      👍👍👍👍👍

      Thích Phản hồi 10/09/22
      • Su kem
        Su kem

        😘😘😘😘😘😘😘

        Thích Phản hồi 10/09/22
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Ôn tập Hóa 9

        Xem thêm