Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Tính chất hóa học của bazơ, một số bazơ quan trọng

Chúng tôi xin giới thiệu bài Tính chất hóa học của bazơ, một số bazơ quan trọng được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Hóa học lớp 9. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

Tính chất hóa học của bazơ

I. Phân loại bazơ

Dựa vào tính tan của bazơ trong nước, người ta chia tính bazơ thành 2 loại:

– Bazơ tan được trong nước tạo thành dung dịch bazơ (gọi là kiềm):

NaOH, KOH, Ba(OH)2, Ca(OH)2, LiOH, RbOH, CsOH, Sr(OH)2.

– Những bazơ không tan:

Cu(OH)2, Mg(OH)2, Fe(OH)3, Al(OH)3

II. Tính chất hóa học của bazơ

1) Tác dụng với chất chỉ thị màu.

– Dung dịch bazơ làm quỳ tím đổi thành màu xanh.

– Dung dịch bazơ làm phenolphthalein không màu đổi sang màu đỏ.

2) Dung dịch bazơ tác dụng với oxit axit tạo thành muối và nước.

Thí dụ: 2NaOH + SO2 → Na2SO3 + H2O

3Ca(OH)2 + P2O5 → Ca3(PO4)2↓ + 3H2O

3) Bazơ (tan và không tan) tác dụng với axit tạo thành muối và nước.

Thí dụ: KOH + HCl → KCl + H2O

Cu(OH)2 + 2HNO3 → Cu(NO3)2 + H2O

4) Dung dịch bazơ tác dụng với nhiều dung dịch muối tạo thành muối mới và bazơ mới.

Thí dụ: 2NaOH + CuSO4 → Na2SO4 + Cu(OH)2

5) Bazơ không tan bị nhiệt phân hủy thành oxit và nước.

Một số bazơ quan trọng

A. Natri Hidroxit (NaOH)

1. Tính chất vật lí

Natri hiđroxit là chất rắn không màu, hút ẩm mạnh, tan nhiều trong nước và tỏa nhiệt.

Dung dịch NaOH có tính nhờn, làm bục vải giấy và ăn mòn da. Khi sử dụng NaOH phải hết sức cẩn thận.

2. Tính chất hóa học

Natri hiđroxit có đầy đủ tính chất của một bazơ tan (kiềm).

Làm đổi màu chất chỉ thị.

Dung dịch NaOH làm đổi màu quỳ tím thành xanh, dung dịch phenolphatalein không màu thành màu đỏ.

Tác dụng với axit tạo thành muối và nước (phản ứng trung hòa)

Thí dụ: NaOH + HCl → NaCl + H2O

2NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + H2O

Tác dụng với oxit axit tạo thành muối và nước

Thí dụ: 2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O

2NaOH + SO2 → Na2SO3 + H2O

(khi NaOH tác dụng với CO2,SO2CO2,SO2 còn có thể tạo ra muối axit NaHCO3, NaHSO3)

Tác dụng với dung dịch muối.

Thí dụ: 2 NaOH + CuSO4 → Na2SO4 + Cu(OH)2

3. Ứng dụng

Natri hiđroxit có nhiều ứng dụng trong đời sống và trong sản xuất. Nó được dùng trong:

-Sản xuất xà phòng, chất tẩy rửa, bột giặt.

- Sản xuất giấy, tơ nhân tạo, trong chế biến dầu mỏ.

- Sản xuất nhôm (làm sạch quặng nhôm trước khi sản xuất).

4. Sản xuất Natri hiđroxit

Trong công nghiệp, NaOH được sản xuất bằng phương pháp điện phân dung dịch NaCl bão hòa. Thùng điện phân có màng ngăn giữa cực âm và cực dương.

2NaCl + 2H2O → 2NaOH + H2 + Cl2

B. Canxi Hidroxit Ca(OH)2

1. Tính chất hóa học Ca(OH)2

Ca(OH)2 có tính chất hóa học của một bazơ tan.

a) Làm đổi màu quỳtím thành xanh, dung dịch phenolphatalein không màu thành màu đỏ.

b) Ca(OH)2 tác dụng với axit, sản phẩm là muối và nước (phản ứng trung hòa)

Phương trình hóa học:

Ca(OH)2 + 2HCl → CaCl2 + 2H2O

Ca(OH)2 + H2SO4 → CaSO4 + H2O

c) Dung dịch Ca(OH)2 tác dụng với oxit axit sản phẩm là muối và nước

Phương trình hóa học

Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3↓ + H2O

Ca(OH)2 + SO2 → CaSO3 + H2O

2. Ứng dụng

- Làm vật liệu trong xây dựng.

- Khử chua đất trồng trọt.

- Khử độc các chất thải công nghiệp, diệt trùng chất thải sinh hoạt và xác chết động vật…

3. Thang pH

pH = 7: Dung dịch là trung tính Thí dụ: nước cất có pH = 7

pH < 7: Dung dịch có tính axit, pH càng nhỏ độ axit càng lớn.

pH > 7: Dung dịch có tính bazơ, pH càng lớn độ bazơ càng lớn.

C. Bài tập về bazơ

Câu 1: Thuốc thử để nhận biết dung dịch Ca(OH)2

A. Na2CO3

B. KCl

C. NaOH

D. NaNO3

Đáp án: A.

Ca(OH)2 + Na2CO3 → CaCO3 ↓ + 2NaOH

Câu 2: Nhóm các dung dịch có pH > 7 là:

A. HCl, NaOH

B. H2SO4, HNO3

C. NaOH, Ca(OH)2

D. BaCl2, NaNO3

Đáp án: C.

Các dung dịch bazơ (NaOH; Ca(OH)2…) có pH > 7.

Câu 3: Nếu rót 200 ml dung dịch NaOH 1M vào ống nghiệm đựng 100 ml dung dịch H2SO4 1M thì dung dịch tạo thành sau phản ứng sẽ:

A. Làm quỳ tím chuyển đỏ

B. Làm quỳ tím chuyển xanh

C. Làm dung dịch phenolphtalein không màu chuyển đỏ.

D. Không làm thay đổi màu quỳ tím.

Đáp án: D

nNaOH = 0,2.1 = 0,2 mol; số mol H2SO4 = 0,1.1 = 0,1 mol

Theo PTHH, sau phản ứng NaOH và H2SO4 đều hết, dung dịch thu được Na2SO4 không làm đổi màu quỳ tím.

Câu 4: Dung dịch NaOH phản ứng với tất cả các chất trong dãy:

A. Fe(OH)3, BaCl2, CuO, HNO3.

B. H2SO4, SO2, CO2, FeCl2

C. HNO3, HCl, CuSO4, KNO3

D. Al, MgO, H3PO4, BaCl2

Đáp án: B

Câu 5: Dung dịch Ca(OH)2 phản ứng với tất cả các chất trong dãy chất nào sau đây?

A. NaCl, HCl, Na2CO3, KOH

B. H2SO4, NaCl, KNO3, CO2

C. KNO3, HCl, KOH, H2SO4

D. HCl, CO2, Na2CO3, H2SO4

Đáp án: D

-------------------------------

Ngoài Tính chất hóa học của bazơ, một số bazơ quan trọng đã được VnDoc giới thiệu, mời các bạn cùng tham khảo thêm Chuyên đề Hóa học lớp 9, Trắc nghiệm Hóa học 9, Lý thuyết môn Hóa học lớp 9 để hoàn thành tốt chương trình học THCS.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 9. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Bé Gạo
    Bé Gạo

    🤗🤗🤗🤗🤗🤗

    Thích Phản hồi 19/09/22
    • Mèo Ú
      Mèo Ú

      💯💯💯💯💯💯

      Thích Phản hồi 19/09/22
      • Xucxich14
        Xucxich14

        ☝☝☝☝☝☝

        Thích Phản hồi 19/09/22
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Ôn tập Hóa 9

        Xem thêm