Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Axit có những tính chất hóa học nào?

VnDoc xin giới thiệu bài Axit có những tính chất hóa học nào? được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Hóa học lớp 9. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Axit có những tính chất hóa học nào?

Trả lời:

Axit làm đổi màu chất chỉ thị: Dung dịch axit làm đổi màu quỳ tím thành đỏ.

Axit tác dụng với kim loại

Khi cho dung dịch Axit tác dụng với các kim loại đứng trước nguyên tử H trong dãy hoạt động hóa học ta sẽ nhận được một muối và giải phóng khí hidro. Trong trường hợp axit đậm đặc kết hợp với kim loại sẽ không giải phóng H2 mà tạo thành nước và một số loại khí khác như SO2, NO2, NO… Ví dụ:

2Na + 2HCl → 2NaCl + H2

Mg + H2SO4(loãng) → MgSO4 + H2

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

Cu + 2H2SO4đ → CuSO4 + SO2↑ + H2O

Cu + 4HNO3đ → Cu(NO3)2 + 2NO2↑ + 2H2O

3Cu + 8HNO3 (loãng) → 3Cu(NO3)2 + 2NO↑ + 4H2O

Axit tác dụng với bazơ

- Nguyên tắc khi kết hợp axit và bazơ như sau:

Axit + Bazơ → muối + Nước

- Tất cả các axit đều sẽ tác dụng với bazơ. Các phản ứng này sẽ xảy ra mãnh liệt và chúng được gọi là phản ứng trung hòa.

- Ví dụ cho phản ứng này như sau:

NaOH + HCl → NaCl + H2O

Mg(OH)2 + 2HCl → MgCl2 + 2H2O

Axit tác dụng với oxit bazơ tạo thành muối và nước.

Fe2O3 + 6HCl → FeCl3 + 3H2O

- Ngoài ra, axit còn tác dụng với muối.

I. Khái niệm Axit là gì?

- Axit là hợp chất hóa học có công thức HxA. Đặc điểm của axit là chúng sẽ có vị chua. Hầu hết đều sẽ tan được trong nước và tạo ra dung dịch có nồng độ pH < 7. Độ pH càng lớn thì tính axit của chất đó càng yếu và ngược lại.

- Bên cạnh đó, chúng ta cũng có thêm một cách định nghĩa axit khác là: Axit là các phân tử hay ion có khả năng nhường proton H+ cho bazo hoặc nhận các cặp electron không chia từ bazo.

II. Tính chất vật lí của axit

- Axit có khả năng tan trong nước, có vị chua.

- Có thể dẫn điện tốt do bản chất nó là chất điện ly.

- Axit càng mạnh càng nguy hiểm đối với con người khi tiếp xúc.

III. Axit có những loại nào và phân loại axit?

Axit được chia thành những loại nào và dựa vào những tiêu chí nào để có thể phân loại như vậy. Sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cách phân loại các axit.

Dựa vào tính chất hóa học của các axit

- Axit mạnh: Axit clohydric HCl, axit sunfuric H2SO4, axit nitric HNO3,…

- Axit yếu: Hydro sunfua H2S, axit cacbonic H2CO3,…

Dựa vào nguồn gốc

- Axit vô cơ: Axit có trong các hợp chất vô cơ.

Ví dụ: HCl, HBr,…

- Axit hữu cơ: Axit có trong các hợp chất hữu cơ (còn được gọi là axit cacboxylic)

Ví dụ: HCOOH axit fomic, CH3COOH axit axetic,…

Dựa vào gốc axit

- Axit có oxy: HNO3, H2SO4, H3PO4,…

- Axit không có oxy: HCl, H2S, HF,…

Dựa vào khả năng tạo muối của các axit

- Axit: chỉ tạo ra một muối duy nhất. Ví dụ HCl, HNO3,…

- Axit đa axit: Có khả năng tạo ra nhiều muối khác nhau.

IV. Bài tập vận dụng

Bài 1: Hòa tan hết 25,2g kim loại R (hoá trị II) trong dung dịch axit HCl, sau phản ứng thu được 10,08 lit H 2 (đktc). Xác định kim loại R.

Lời giải:

ôn tập hóa học 9

Bài 2: Cho 10g một hỗn hợp gồm Fe và Cu tác dụng với dung dịch HCl, thì thu được 3,36 lít khí H2 (đktc). Xác định thành phần % về khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu.

Lời giải:

ôn tập hóa học 9

Bài 3: Có những chất sau: CuO, Mg, Al2O3, Fe(OH)3, Fe2O3. Hãy chọn một trong những chất đã cho tác dụng với dung dịch HCl sinh ra:

a) Khí nhẹ hơn không khí và cháy được trong không khí.

b) Dung dịch có màu xanh lam

c) Dung dịch có màu vàng nâu

d) Dung dịch không có màu.

Viết các phương trình hóa học.

Lời giải:

a) Khí nhẹ hơn không khí và cháy được trong không khí là khí H2;

Mg + 2HCl → MgCl2 + H2

b) Dung dịch có màu xanh lam là dung dịch muối đồng (II).

CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O

c) Dung dịch có màu vàng nâu là dung dịch muối sắt (III)

Fe(OH)3 + 3HCl → FeCl3 + 3H2O

Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O

d) Dung dịch không có màu là dung dịch muối nhôm.

Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O.

-------------------------------

Ngoài Axit có những tính chất hóa học nào? đã được VnDoc giới thiệu, mời các bạn cùng tham khảo thêm Chuyên đề Hóa học lớp 9, Trắc nghiệm Hóa học 9, Lý thuyết môn Hóa học lớp 9 để hoàn thành tốt chương trình học THCS.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 9. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Phô Mai
    Phô Mai

    😍😍😍😍😍😍

    Thích Phản hồi 05/09/22
    • Mít
      Mít

      🤣🤣🤣🤣🤣

      Thích Phản hồi 05/09/22
      • Sói
        Sói

        😅😅😅😅😅😅😅

        Thích Phản hồi 05/09/22
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Ôn tập Hóa 9

        Xem thêm