Nhúng dây nhôm vào dung dịch nào sau đây thì có chất rắn màu đỏ bám trên dây nhôm

VnDoc xin giới thiệu bài Nhúng dây nhôm vào dung dịch nào sau đây thì có chất rắn màu đỏ bám trên dây nhôm? được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Hóa học lớp 9. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Nhúng dây nhôm vào dung dịch nào sau đây thì có chất rắn màu đỏ bám trên dây nhôm?

  1. AgNO3
  2. CuCl2
  3. Axit HCl
  4. Fe2(SO4)3

Trả lời:

Đáp án: B. CuCl2

1. Đồng(II) chloride là gì?

Đồng(II) chloride là một hợp chất vô cơ với công thức hóa học CuCl2. Đây là một chất rắn màu nâu, từ từ hấp thụ hơi nước để tạo thành hợp chất ngậm 2 nước màu lục lam. Đồng(II) chloride là một trong những hợp chất đồng(II) phổ biến nhất, chỉ sau hợp chất đồng(II) sunfat.

Cả hai dạng khan và đihydrat đều tồn tại trong tự nhiên ở các khoáng chất rất hiếm tolbachit và eriochalcit.

2. Tính chất vật lí và nhận biết

- Tính chất vật lí: Là chất rắn, màu nâu nhạt, tan tốt trong nước. Hút ẩm tốt, khi có mặt nước chuyển sang màu xanh nhạt.

- Nhận biết: Dùng dung dịch AgNO3, sau phản ứng thu được dung dịch có màu xanh và xuất hiện kết tủa trắng.

AgNO3 + CuCl2 → Cu(NO3)2 + 2AgCl

3. Tính chất hóa học

- Có tính chất hóa học của muối.

Tác dụng với dung dịch bazơ:

CuCl2 + 2NaOH → Cu(OH)4 + 2NaCl

CuCl2 + Ba(OH)2 → Cu(OH)4 + BaCl4

Tác dụng với muối:

AgNO3 + CuCl2 → Cu(NO3)2 + 2AgCl

4. Điều chế

Đồng(II) chloride được sản xuất thương mại bằng phản ứng clo hóa đồng:

Cu + Cl2 + 2H2O → CuCl2(H2O)2

Bản thân kim loại đồng không thể bị oxy hóa bởi axit clohydric, nhưng các chất có chứa đồng như đồng(II) hydroxide, đồng(II) oxit, hoặc đồng(II) cacbonat có thể phản ứng với axit clohydric.

Một khi đã điều chế xong, dung dịch CuCl2 có thể được tinh chế bằng cách kết tinh. Một phương pháp tiêu chuẩn đưa dung dịch này trộn với axit clohydric nóng loãng, và làm kết tinh bằng cách làm lạnh trong một bồn CaCl2 đông lạnh.

5. Nguồn gốc tự nhiên

Đồng(II) chloride xuất hiện trong tự nhiên như là khoáng chất rất hiếm tolbachit và đihydrat là eriochalcit. Cả hai đều được tìm thấy gần các đỉnh núi lửa. Phổ biến hơn là muối kiềm oxyhydroxide-chloride như atacamit Cu2(OH)3Cl2, phát sinh trong các khu vực oxy hóa của các mỏ đồng trong khí hậu khô cằn (cũng được biết đến từ một số loại đá trôi nổi khác).

6. Bài tập vận dụng

Câu 1: Nhỏ từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch CuCl2 đến khi kết tủa không tạo thêm nữa thì dừng lại. Lọc kết tủa rồi đem nung đến khối lượng không đổi. Thu được chất rắn nào sau đây:

  1. CuO
  2. Cu2O
  3. Cu
  4. Cu(OH)2

Đáp án A

Hướng dẫn giải:

Phương trình hóa học:

CuCl2 + 2NaOH → Cu(OH)2 + 2NaCl

Cu(OH)2 → CuO + H2O

Câu 2: Chất tác dụng được với dung dịch CuCl2

  1. NaOH
  2. NaCl
  3. Na2SO4
  4. NaNO3

Đáp án A

Hướng dẫn giải:

CuCl2 + 2NaOH → Cu(OH)2 + 2NaCl

Câu 3: Trường hợp nào sau đây có phản ứng tạo sản phẩm là chất kết tủa màu xanh?

  1. Cho Al vào dung dịch HCl.
  2. Cho Zn vào dung dịch AgNO3.
  3. Cho dung dịch KOH vào dung dịch FeCl3.
  4. Cho dung dịch NaOH vào dung dịch CuCl2.

Đáp án D

Hướng dẫn giải:

Cho NaOH vào CuCl2 tạo kết tủa Cu(OH)2 màu xanh.

-------------------------------

Ngoài Nhúng dây nhôm vào dung dịch nào sau đây thì có chất rắn màu đỏ bám trên dây nhôm? đã được VnDoc giới thiệu, mời các bạn cùng tham khảo thêm Chuyên đề Hóa học lớp 9, Trắc nghiệm Hóa học 9, Lý thuyết môn Hóa học lớp 9 để hoàn thành tốt chương trình học THCS.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 9. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Đánh giá bài viết
1 104
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Đinh Đinh
    Đinh Đinh

    🤩🤩🤩🤩🤩🤩🤩🤩

    Thích Phản hồi 10/09/22
    • Hươu Con
      Hươu Con

      😗😗😗😗😗😗😗

      Thích Phản hồi 10/09/22
      • Cự Giải
        Cự Giải

        🤲🤲🤲🤲🤲🤲

        Thích Phản hồi 10/09/22

        Ôn tập Hóa 9

        Xem thêm