Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Phèn sắt amoni là gì?

Phèn sắt amoni là gì? được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Hóa học lớp 9. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Phèn sắt amoni là gì?

Trả lời:

Phèn sắt là muối kép của sắt III sunfat với muối sunfat của kim loại kiềm hay amoni. Công thức hóa học Fe2(SO4)3.nH2O. Ở dạng tinh khiết, đây là tinh thể không có màu, nhưng khi hòa tan trong nước chúng thường có màu tím và vết mangan. Phèn sắt được điều chế từ sự kết tinh hỗn hợp sắt III sunfat với muối sunfat của các kim loại kiềm hoặc với amoni.

1. Phèn sắt là gì?

Phèn sắt là hỗn hợp muối kép của sắt (III) sunfat với muối sunfat của kim loại kiềm hay amoni. Ở dạng tinh khiết, phèn sắt là tinh thể không màu. Tuy nhiên, khi hòa tan trong nước hóa chất này sẽ có màu tím và vết mangan. Sản phẩm được điều chế từ sự tinh kết tinh của hợp chất sắt III sunfat với muối sunfat của các kim loại kiềm hoặc amoni.

Công thức của phèn sắt là: Fe2(SO4)3.nH2O (Phèn sắt III). FeSO4.7H2O (Phèn sắt II), FeCl3.nH2O (Sắt III Clorua)

2. Tính chất vật lý

Muối sắt có thể dễ dàng nhận biết bằng mắt, và qua thính giác, vị giác qua một số hiện tượng như sau:

+ Nước khi nếm có vị chua.

+ Nếu sử dụng nước để giặt quần áo sẽ bị ố vàng.

+ Nếu nước bị nhiễm phèn sắt nặng sẽ ngửi thấy mùi tanh.

+ Nước có mùi tanh khó chịu.

3. Tính chất hóa học

+ Phèn sắt cho tính chất hóa học tương tự như phèn nhôm trong phản ứng thủy phân sẽ tạo ra axit. Vậy nên cần đủ độ kiềm để giữ cho pH không đổi.

Fe 3+ + 3H 2 O = Fe(OH) 3 + 3H +

+ Khi hòa tan trong nước sẽ chậm hơn so với phèn nhôm.

+ Tỷ trọng của Fe(OH)3 =1,5 Al(OH)3 do vậy keo sắt tạo ra vẫn lắng được khi trong nước và có ít chất huyền phù.

4. So sánh ưu, nhược điểm của phèn sắt so với phèn nhôm

+ Mức độ kết tủa của phèn sắt chỉ bằng khoảng ⅓ -½ liều lượng của phèn nhôm. Nó có ưu điểm ít bị ảnh hưởng của nhiệt độ và giới hạn khoảng pH rộng hơn.

+ Nhược điểm là ăn mòn đường ống mạnh hơn so với phèn nhôm.

Qua những ưu nhược điểm của hai loại hợp chất này thì hiện nay người ta thường dùng phèn nhôm nhiều hơn so với phèn sắt. Để khắc phục nhược điểm của mỗi loại có thể dùng kết hợp phèn nhôm/ phèn sắt với tỉ lệ 1:1 hoặc 2:1 để kết tủa hỗn hợp thích hợp nhất.

5. Ứng dụng của phèn sắt trong thực tế

Phèn sắt được ứng dụng phổ biến trong cuộc sống với nhiều lĩnh vực khác nhau, cụ thể như sau:

– Dùng để xử lý nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, nước thải xi mạ, nước thải sơn tĩnh điện,… nó được xem như là chất keo tụ.

– Nguyên liệu sản xuất phân bón và thức ăn cho gia súc.

– Ngoài ra, một ứng dụng quan trọng khác của clorua sắt (III) được sử dụng là chất xúc tác cho phản ứng của ethylene với clo, tạo thành ethylene dichloride. Đây là một hóa chất quan trọng được sử dụng chủ yếu cho sản xuất công nghiệp của vinyl clorua monomer để làm cho PVC.

Bảo quản và sử dụng:

– Bảo quản trong điều kiện khô ráo, thoáng mát tránh độ ẩm thấp

– Sử dụng đồ bảo hộ lao động khi tiếp xúc trực tiếp phèn sắt

-------------------------------

Ngoài Phèn sắt amoni là gì? đã được VnDoc giới thiệu, mời các bạn cùng tham khảo thêm Chuyên đề Hóa học lớp 9, Trắc nghiệm Hóa học 9, Lý thuyết môn Hóa học lớp 9 để hoàn thành tốt chương trình học THCS.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 9. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Bé Bông
    Bé Bông

    🤨🤨🤨🤨

    Thích Phản hồi 19/09/22
    • Đinh Đinh
      Đinh Đinh

      😏😏😏😏😏

      Thích Phản hồi 19/09/22
      • Bạch Dương
        Bạch Dương

        💯💯💯💯💯

        Thích Phản hồi 19/09/22
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Ôn tập Hóa 9

        Xem thêm